TIN LIÊN QUAN | |
Đẩy nhanh tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư | |
Ba thập kỷ thu hút FDI của Việt Nam |
Theo đánh giá của các chuyên gia tại Hội thảo về đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật đầu tư, kinh doanh do Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Phòng Thương mại & Công nghiệp (VCCI) và tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) vừa phối hợp tổ chức tại Hà Nội, Luật Đầu tư 2014 có nhiều nội dung trùng lắp với các đạo luật khác như: Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ… Một số thủ tục của Luật Đầu tư đã không chỉ gây ra sự chồng chéo với hệ thống luật về môi trường kinh doanh, đầu tư mà còn tạo rào cản cho nhà đầu tư và không đảm bảo được mục tiêu quản lý Nhà nước.
“Luật Đầu tư đang khiến hệ thống pháp luật về kinh doanh tại Việt Nam trở nên phức tạp hơn nhiều”, luật sư Ngô Việt Hòa (Công ty luật General Motors) nhận xét. Luật sư Hòa chỉ rõ rằng, Luật Đầu tư lẽ ra chỉ nên quy định về hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài, nhưng hiện đang điều chỉnh cả hoạt động của doanh nghiệp trong nước. Nội dung về ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh và kinh doanh có điều kiện thì lẽ ra phải đưa vào Luật Doanh nghiệp, như vậy, nội hàm của Luật Đầu tư không còn nhiều. Việc Luật Đầu tư quy định ưu đãi cho nhà đầu tư cũng không đúng, bởi trên thực tế không có ưu đãi cho nhà đầu tư, chỉ ưu đãi doanh nghiệp do nhà đầu tư thành lập. Vấn đề quan trọng nhất là Luật Đầu tư đã tạo ra một hệ thống chồng lấn trong cấp phép, như giấy đăng ký doanh nghiệp và giấy chứng nhận đầu tư, trong khi về mặt kỹ thuật hoàn toàn có thể gộp làm một.
Trên thực tế, nội dung quan trọng nhất mang tính đột phá cải cách của Luật Đầu tư là quy định về các ngành nghề cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, từng được đặt tại dự thảo Luật Doanh nghiệp, nhưng sau đã được chuyển sang Luật Đầu tư.
Từ đó, quan điểm đề nghị bỏ hẳn Luật Đầu tư của Luật sư Hòa đã nhận được không ít ý kiến ủng hộ tại Hội thảo. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà cho rằng, một đạo luật khi bị phát hiện có quá nhiều điểm trùng lặp, thừa và bất cập thì cần tính đến sự cần thiết hay không của luật đó.
Về phía cơ quan chủ trì soạn thảo luật, từ thực tiễn hoạt động của các nhà đầu tư và doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Đặng Huy Đông cho biết, còn nhiều phản ánh cho rằng việc tuân theo Luật Đầu tư 2014 có quá nhiều thủ tục mới đủ điều kiện đầu tư. Bộ Kế hoạch & Đầu tư sẽ ghi nhận ý kiến, nghiên cứu và tham mưu cho các cấp có thẩm quyền.
Nhìn nhận sự việc dưới góc độ doanh nghiệp, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng, trong bối cảnh mới, một số nội dung của Luật Đầu tư có thể đưa vào Luật Doanh nghiệp, cho nên ngay cả hệ thống pháp luật về kinh doanh cũng cần phải được xem xét lại.
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 Ngày 1/6, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 5/2016 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. |
Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư vừa được Chính phủ ban hành, ... |
Bảo vệ doanh nghiệp nội hay ngăn cản dòng vốn ngoại? Kể từ khi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp ra đời năm 2005, khái niệm "nhà đầu tư nước ngoài" và "doanh nghiệp có ... |