📞

Có những 'lo ngại rõ ràng' với Trung Quốc, Ấn Độ tăng tốc hành động

Bảo Minh 10:01 | 09/02/2023
Ấn Độ đang đẩy nhanh các dự án kết nối của nước này với Bhutan, Bangladesh, Nepal và Myanmar do những lo ngại “rõ ràng” của nước này về biên giới với Trung Quốc.
Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishanka. (Nguồn: Hindustan Times)

Phát biểu trước báo giới hôm 7/2, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar nêu rõ: “Chúng tôi đã tập trung phát triển nhanh chóng cơ sở hạ tầng dọc biên giới phía Bắc với Trung Quốc vì những lý do chiến lược rõ ràng".

Theo nhà ngoại giao, Ấn Độ đã tập trung phát triển nhanh chóng kết nối biên giới với các nước láng giềng thân thiện để tăng cường thương mại, năng lượng và giao lưu nhân dân.

Ông trích dẫn một số dự án cơ sở hạ tầng dọc theo Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC) và các nỗ lực kết nối biên giới với những quốc gia có chung biên giới đất liền với Ấn Độ, ngoại trừ Pakistan.

Tuyên bố của Ngoại trưởng Jaishankar là một trong những lần hiếm hoi chính phủ Ấn Độ nêu rõ thách thức của Trung Quốc tại LAC kể từ sau xung đột ở biên giới giữa hai nước năm 2020.

hóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20)

Theo một tài liệu do chính phủ lưu hành, chiều dài đường bộ được xây dựng ở “khu vực giáp giới với Trung Quốc” trong 8 năm qua (6.806 km trong giai đoạn 2014-2022) gần gấp đôi chiều dài đường bộ được xây dựng trong 6 năm trước đó (3.610 km giai đoạn 2008-2014).

Tài liệu trên cũng liệt kê các dự án kết nối đường bộ, đường sắt, cầu và cảng trong khu vực lân cận, bao gồm việc phát triển và hiện đại hóa các điểm kiểm tra tích hợp để tạo thuận lợi cho hoạt động giao thương với Nepal, Bangladesh và Bhutan.

New Delhi cam kết tài trợ Nepal 5 tỷ Rupee (61 triệu USD) để xây dựng 10 con đường với tổng chiều dài 306 km ở vùng Terai và đang nỗ lực xây dựng các tuyến đường sắt với tất cả các nước láng giềng ở phía Bắc và phía Đông của Ấn Độ.

Chính phủ Ấn Độ cũng phê duyệt tài trợ cho các đường dây truyền tải điện xuyên biên giới với Bangladesh và Nepal, cũng như “đường ống dẫn các sản phẩm dầu mỏ xuyên biên giới đầu tiên của Nam Á” giữa Motihari ở Ấn Độ và Amlekhgunj ở Nepal.

Một đường ống dẫn dầu diesel tốc độ cao khác với Bangladesh cũng được phê duyệt, qua đó sẽ giúp giảm giá xăng dầu và tắc nghẽn đường bộ.

(theo The Hindu)