TIN LIÊN QUAN | |
Bà Aung San Suu Kyi được bổ nhiệm làm Chủ tịch NRPC | |
Myanmar ấn định tổ chức hội nghị các nhóm vũ trang sắc tộc |
Đây là nỗ lực nhằm tổ chức thành công hội nghị hòa bình liên bang và đạt được một thỏa thuận ngừng bắn với các nhóm sắc tộc thiểu số vốn đã chiến đấu chống lại quân đội quốc gia suốt nhiều thập kỷ qua.
Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi. (Nguồn: AP) |
Trước cuộc gặp, ông Zaw Htay, Phó Chánh Văn phòng Phủ Tổng thống thông báo với giới truyền thông rằng bà Suu Kyi và các quan chức thân cận sẽ có cuộc thảo luận với 5 nhà lãnh đạo của Hội đồng Sắc tộc Liên bang, để tiếp nhận quan điểm của các nhóm này về tiến trình hòa bình ở Myanmar.
Đây là tổ chức đại diện cho cả các nhóm đã ký và chưa ký Thỏa thuận ngừng bắn toàn quốc (NCA). Đặc biệt, trong số các đại biểu dự họp có Tướng N’Ban La của Tổ chức Kachin Độc lập, cánh chính trị của nhóm sắc tộc vũ trang Kachin hùng mạnh nhất và chưa ký NCA.
Kể từ khi lên nắm quyền, Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi đã coi việc tạo dựng hòa bình, chấm dứt xung đột là ưu tiên hàng đầu của chính phủ mới.
Theo giới phân tích, đây là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn cho chính phủ mới của Myanmar do sự nghi kỵ giữa các nhóm sắc tộc thiểu số và giữa các nhóm này với quân đội chính phủ đã hằn sâu sau mấy mươi năm xung đột.
Kể từ khi giành độc lập năm 1948, Myanmar luôn bị xáo động bởi các cuộc xung đột vũ trang đẫm máu do các nhóm sắc tộc thiểu số muốn giành quyền tự trị lớn hơn với chính phủ liên bang do người tộc Bamar chiếm đa số kiểm soát.
Chính phủ của bà Suu Kyi đã thông báo sẽ tổ chức một hội nghị hòa bình liên bang, được gọi là “Hội nghị Panglong của thế kỷ 21” với sự tham gia của hầu hết các nhóm sắc tộc vũ trang.
Tại phiên họp ngày 5/7 của Ủy ban trù bị Hội nghị Hòa bình Liên bang tại thủ đô Nay Pyi Taw, bà Suu Kyi đã nhấn mạnh rằng công cuộc hòa giải sẽ không chỉ được tiến hành giữa chính phủ và các nhóm vũ trang, mà còn giữa chính phủ và các cộng đồng sắc tộc.
Myanmar từ chối mở lại cửa khẩu biên giới với Thái Lan Các hoạt động giao thương và di chuyển qua biên giới chỉ có thể được tiến hành sau khi hai nước hoàn thành công tác ... |
Myanmar bỏ dự án đê chắn sóng tại Yangon Ngày 9/6, nguồn tin từ Quốc hội Myanmar cho biết, dự án nói trên bị Hạ viện bác bỏ do có những tác động tiêu cực ... |
Myanmar và Singapore ký thỏa thuận miễn thị thực Thỏa thuận cho phép người mang hộ chiếu phổ thông của hai nước được lưu trú ở nước còn lại trong thời gian 30 ngày ... |