Con nhà võ… làm báo ở châu Âu

Nhìn dáng người mảnh khảnh của nhà báo, nhà văn Nguyễn Thị Bích Yến, chẳng ai có thể ngờ rằng chị còn là một huấn luyện viên, trọng tài Taekwondo. Chính võ thuật đã mang đến cho chị sức khỏe, nhân cách và bản lĩnh để tác nghiệp tốt tại các sự kiện quốc tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Nhà báo Bích Yến hiện đảm nhiệm vị trí Đại diện Thường trú của báo Văn Nghệ tại CH Áo, châu Âu, Liên hợp quốc (tại Vienna). Là một trong 15 kiều bào tiêu biểu dự Đại hội Thi đua yêu nước Toàn quốc lần thứ chín vừa qua, chị về Việt Nam lần này cùng một bộ phim tài liệu và hoài bão kêu gọi tổ chức sự kiện “Ngày Việt Nam” với Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đồng loạt trên toàn cầu.

con nha vo lam bao o chau au

Nhà báo Nguyễn Thị Bích Yến phỏng vấn Tổng thống Áo Heinz Fischer.

Mối duyên văn - võ

Đi tập Taekwondo chỉ với mục đích rèn luyện sức khỏe nhưng chị lại bị môn võ này “hút hồn” lúc nào không hay. Sau khi giành nhiều huy chương trong màu áo đội tuyển CLB Quân đội, chị được các thầy động viên học và thi lên làm huấn luyện viên rồi trọng tài. Trong sự nghiệp “cầm cân nảy mực”, những quyết định của chị Bích Yến luôn được mọi người tâm phục khẩu phục. Thậm chí, một nhà báo thể thao từng nói với chị: “Bao nhiêu năm theo dõi, tôi ít thấy trọng tài nào có phong cách, điều khiển trận đấu tốt như cô”.

Bích Yến chia sẻ, chính võ thuật đã rèn luyện bản lĩnh và nhân cách của chị. Hơn nữa, tận cùng của võ chính là văn. Vì thế, tập võ và cầm bút không phải là hai việc đối lập mà trái lại còn bổ trợ cho nhau để giúp mình mạnh mẽ hơn.

Năm 2011, chị Bích Yến được báo Wiener Zeitung (thành lập năm 1703 – tờ báo lâu đời nhất thế giới còn hoạt động) của Áo tiếp nhận làm nghiên cứu chương trình thạc sỹ về đề tài “Công chúng thị trường báo chí” và đạt kết quả xuất sắc. Đề tài nghiên cứu của chị đã được các nhà khoa học Áo và Việt Nam đánh giá cao. Đại sứ CH Áo tại Việt Nam khi đó là ông Georg Heindl nhận xét: “Công trình nghiên cứu của chị Yến đã đóng vai trò nền tảng – là nhịp cầu mở đầu, kết nối cho việc hợp tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực báo chí, truyền thông giữa Việt Nam và Áo”. Hiện tại, chị đang tiếp tục nghiên cứu đề tài này ở cấp Tiến sĩ.

Khi đến nước bạn, chị Bích Yến đã có một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp. Lúc còn ở Việt Nam, chị là phóng viên thuộc mảng văn hóa, nghệ thuật của báo Văn Nghệ. Nhưng khi đến Áo, chả hiểu duyên cớ nào lại khiến chị “lạc” vào mảng chính trị. Chị được Chính phủ Áo, Hiệp hội báo chí nước ngoài tại Vienna, Liên hợp quốc tại Vienna, cấp thẻ tác nghiệp báo chí tại đây.

Lâu dần cũng quen, cùng với sự hỗ trợ của chồng (nhà nghiên cứu về lịch sử, chính trị), chị Bích Yến đã bị cuốn vào lĩnh vực này. Quá trình tác nghiệp với công chúng, đồng nghiệp, bạn bè quốc tế, các vị nguyên thủ quốc gia… đã đem lại cho nữ nhà báo nhiều tư liệu “sống”, phục vụ cho công việc và niềm đam mê sáng tác văn chương.

Đắm đuối với “Ngày Việt Nam”

Năm 2015, chị đã cùng bốn người bạn là trí thức, doanh nhân, nhà thiết kế thời trang, phối hợp với các bộ, ban, ngành (Việt Nam và Áo), các hội, đoàn, doanh nghiệp kiều bào… tổ chức “Ngày Việt Nam” lần đầu tiên tại Áo. Với việc kết hợp tổ chức tại quảng trường nhà máy bia Ottakringer ở Wien, các vị khách đã có dịp được thưởng thức hương vị bia lừng danh của Áo cùng các món ăn Việt Nam. Không những vậy, Ban tổ chức còn mời các hoa hậu, người mẫu, ca sĩ của Áo, châu Âu để quảng bá cho sản phẩm lụa Hà Đông, áo dài Việt Nam… và tổ chức bán đấu giá một số vật phẩm để ủng hộ đồng bào Quảng Ninh khắc phục hậu quả của trận lũ lịch sử.

Bất chấp thời tiết mưa lạnh, “Ngày Việt Nam” đầu tiên tại Áo, vẫn thu hút gần 3.000 lượt người tham gia. Nói về kinh nghiệm tổ chức, chị Yến cho biết, nếu chỉ giới thiệu đơn thuần văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế, sự kiện sẽ không thể đạt được hiệu quả cao. Ban tổ chức nên kết hợp giới thiệu cả văn hóa ẩm thực, nghệ thuật của nước sở tại, mời những người nổi tiếng cùng tham dự. Chỉ khi được giao thoa với văn hóa nước bạn, văn hóa Việt Nam mới được công chúng biết đến, trân trọng và mong muốn tìm hiểu.

Trở về Việt Nam lần này, chị Bích Yến dự định sẽ trao đổi với các bộ, ban, ngành, để chuẩn bị tiếp tục tổ chức “Ngày Việt Nam” tại Áo vào những năm tiếp theo. Tuy nhiên, khi gặp 14 kiều bào tiêu biểu tại Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc, chị đã nảy ra ý định tổ chức sự kiện này trên phạm vi toàn cầu trong một ngày thống nhất (dự kiến vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương).

Theo chị, cách tổ chức như vậy sẽ giúp cho việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh, đất nước, con người, văn hóa Việt Nam... một cách hệ thống, toàn diện và thường niên trên thế giới. Thêm vào đó, sự kiện còn là chất xúc tác để gắn kết tinh thần đại đoàn kết dân tộc và quảng bá Di sản văn hóa phi vật thể “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” ở nước ngoài...

Ý tưởng của chị Bích Yến đã nhận được sự ủng hộ của một số kiều bào và lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam... và nhận được sự nhất trí cao. “Chỉ cần bốn, năm quốc gia khởi động đồng loạt sự kiện này trong một vài năm đầu, Hội người Việt tại các quốc gia khác sẽ nhìn thấy kết quả và sẽ cùng tham gia”, nhà báo chia sẻ.

“Cảm ơn nước Áo”

con nha vo lam bao o chau au

Nhà báo Nguyễn Thị Bích Yến phỏng vấn Người phát ngôn của Đại diện Cấp cao EU kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Michael Mann về sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc vi phạm vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Trong năm 2015, nhà báo Nguyễn Thị Bích Yến đã thực hiện một bộ phim tài liệu về vấn đề di cư tại châu Âu. Trong quá trình quay phim, nữ nhà báo có những cuộc phỏng vấn sống động với các nhân vật đã phải lênh đênh trên biển để chạy trốn chiến tranh, chạy trốn đói nghèo; với những tình nguyện viên, nhân dân Áo, châu Âu hay các chính khách...

Trong quá trình thực hiện tác phẩm, có người đã nói với chị rằng: “Cảm ơn các bạn Việt Nam, cảm ơn nhà báo Việt Nam đã có mặt cùng chúng tôi trong thời điểm này”.

Hiện tại, chị Bích Yến đang phối hợp với các đồng nghiệp Việt Nam và Áo để hoàn thành bộ phim tài liệu với tiêu đề Cảm ơn nước Áo. Chị dự định sẽ phối hợp phát bộ phim này trên sóng truyền hình của Việt Nam và Áo, với mong muốn các đồng nghiệp, chính khách và công chúng nhân dân hai nước sẽ cùng đồng cảm, chia sẻ với nhau trong cách nhìn nhận, thấu hiểu và giúp đỡ những người tị nạn Trung Đông.

Nguyễn Hoàng

Xem nhiều

Đọc thêm

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính ...
Độc đạo tập 35: Diễm bất ngờ thổ lộ tình cảm với Hồng, ông trùm 'ra đòn'

Độc đạo tập 35: Diễm bất ngờ thổ lộ tình cảm với Hồng, ông trùm 'ra đòn'

Độc đạo tập 35, Diễm thổ lộ tình cảm với Hồng, ông trùm ép Hồng chuyển hàng lần cuối để cứu em trai...
Tuyên bố chung Hội nghị thượng đỉnh G20: Nêu bật nỗi đau do xung đột, nỗ lực vì thế giới không có vũ khí hạt nhân, nói gì về tình hình Ukraine?

Tuyên bố chung Hội nghị thượng đỉnh G20: Nêu bật nỗi đau do xung đột, nỗ lực vì thế giới không có vũ khí hạt nhân, nói gì về tình hình Ukraine?

Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 đã tái khẳng định cam kết xây dựng một thế giới công bằng, bền vững.
Đưa hàng Việt chinh phục mọi thị trường

Đưa hàng Việt chinh phục mọi thị trường

Hàng triệu người tiêu dùng cả nước sắp chứng kiến một không gian độc đáo hoành tráng, trưng bày sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, lan tỏa niềm tự ...
Người mẫu xinh đẹp và chú mèo cưng cùng có vết bớt trên mặt thu hút cộng đồng mạng

Người mẫu xinh đẹp và chú mèo cưng cùng có vết bớt trên mặt thu hút cộng đồng mạng

Blogger người Trung Quốc Hal Mire có 341.000 người theo dõi, gây chú ý khi kể câu chuyện của mình và chú mèo cùng có vết bớt trên mặt.
Top 10 nhà sản xuất ô tô có doanh số cao nhất trên thế giới

Top 10 nhà sản xuất ô tô có doanh số cao nhất trên thế giới

Trong quý III, doanh số ô tô toàn cầu đạt khoảng 22 triệu chiếc, giảm 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng thị ...
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil Pedro Oliveira đánh giá vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế...
Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Truyền thông Thụy Điển đăng các bài viết đề cao kết quả chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, đặc biệt là thúc đẩy tương lai bền vững
Phiên bản di động