TIN LIÊN QUAN | |
Việt Nam mong tăng hợp tác đầu tư, thương mại với Philippines | |
Tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Timor-Leste |
Cùng dự có ông Saber Chowdhury, Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới; ông Martin Chungong, Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện thế giới; ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Trưởng Đại diện UNDP tại Việt Nam; các Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội, các đại biểu đến từ Quốc hội các nước châu Á-Thái Bình Dương; các đại sứ, đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch IPU Saber Chowdhudy, Tổng Thư ký IPU Martin Chungong và tiến sĩ Kamal Malhotra, điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam đã thực hiện Lễ công bố. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN) |
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá Bộ tiêu chí này là công cụ quan trọng cung cấp cho các Nghị viện, với vai trò là cơ quan đại diện cho ý chí và quyền lực của người dân thông qua hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng để đánh giá và sẵn sàng tham gia vào các Mục tiêu phát triển bền vững.
Các Mục tiêu này vừa là mục tiêu hướng tới vừa là cơ hội để các nhà lập pháp thể hiện cam kết của mình trong việc cải thiện cuộc sống của người dân và bảo vệ hành tinh mà chúng ta đang sinh sống.
Đánh giá cao việc công bố Bộ tiêu chí, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, đây là khuôn khổ vững chắc để Quốc hội có thể tăng cường giám sát việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Chính phủ, thông qua việc xem xét các báo cáo về triển khai Kế hoạch quốc gia thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững.
Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Nghị viện các nước nói chung và các Nghị sỹ Quốc hội nói riêng sẽ đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện đầy đủ các Mục tiêu này.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tin tưởng, Bộ tiêu chí tự đánh giá việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững dành cho các Nghị viện do IPU và UNDP xây dựng tuy không mang tính chất bắt buộc, nhưng sẽ là công cụ hiệu quả, là cơ sở khoa học giúp cho các Cơ quan lập pháp đánh giá kết quả thực hiện Chương trình nghị sự 2030.
Bộ tiêu chí tự đánh giá việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững dành cho các Nghị viện là bộ công cụ được thiết kế, nhằm giúp các nghị sỹ xác định các thực tiễn tốt, khoảng cách, cơ hội và bài học kinh nghiệm. Việc này sẽ giúp cho các nghị sỹ thể chế hóa hiệu quả chương trình nghị sự mới và lồng ghép các mục tiêu vào quy trình lập pháp. Bộ công cụ này không mang tính luật định và được thiết kế phù hợp với tất cả các Nghị viện, không phân biệt hệ thống chính trị và mức độ phát triển.
Theo ông Martin Chungong, Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện thế giới, Bộ tiêu chí được xuất bản bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và Tây Ban Nha, xoay quanh các nội dung về 17 Mục tiêu phát triển bền vững của Chương trình nghị sự 2030.
Cấu trúc của Bộ tiêu chí gồm hai phần chính: Phần một là giới thiệu chung về các mục đích sẽ đạt đến, sự cam kết thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của các Nghị viện; Phần hai là các bộ câu hỏi về các Mục tiêu phát triển bền vững đang thực hiện như thế nào và tác động ra sao, kết quả thực hiện.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Liên minh nghị viện thế giới Chiều 11/5, tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp Chủ tịch Liên ... |
Khai mạc Hội nghị IPU khu vực châu Á-Thái Bình Dương về ứng phó BĐKH Sáng 11/5, tại TPHCM, Quốc hội Việt Nam phối hợp với Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) tổ chức khai mạc Hội nghị chuyên ... |
Chủ tịch Quốc hội đón, hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Chiều 4/5, Lễ đón chính thức Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Oshima Tadamori được tổ chức trọng thể tại Nhà Quốc hội, dưới sự ... |