Công nghệ ngụy trang ảnh ảo 3 chiều bằng plasma của Hải quân Mỹ

Trường Phan
Nhằm nâng cao cơ hội sống sót và đánh lạc hướng kẻ địch, Hải quân Mỹ sử dụng tia laser để tạo ra ảnh ảo đánh lừa tên lửa của đối phương.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Công nghệ ngụy trang ảnh ảo 3 chiều bằng plasma của Hải quân Mỹ
Mô phỏng hình ảnh ba chiều được tạo ra bằng công nghiệ laser-plasma. (Nguồn: Top War)

Công nghệ mồi nhử kiểu mới

Theo nguyên lí hoạt động, khi phát hiện một tên lửa đang đến gần, hệ thống laser lắp đặt trên đuôi máy bay sẽ phát ra các tín hiệu hồng ngoại và quang học mang những đặc điểm về ngoại hình và các thông số mô phỏng một máy bay chiến đấu thật đang di chuyển.

Hệ thống có thể phóng ra nhiều ảo ảnh máy bay để đánh lạc hướng tên lửa đang lao tới. Những mồi nhử này có thể đánh lừa tên lửa tầm nhiệt của đối phương các vụ nổ plasma. Công nghệ ngụy trang sẽ “vẽ” các vật thể trên bầu trời theo nghĩa đen, hay nói cách khác, chúng có thể tạo ra các vật thể bay không xác định (UFO) trên bầu trời gây bối rối cho kẻ địch.

Máy bay chiến đấu phản lực của không quân có thể sử dụng công nghệ phòng thủ này để tạo ra hình ảnh ảo trên bầu trời bắt chước các tín hiệu tầm nhiệt từ hệ thống khí thải máy bay. Các nhà nghiên cứu gọi chúng là "các sợi plasma laser cảm ứng", có thể được chiếu trong khoảng cách lên đến hàng trăm mét, tùy thuộc vào bước sóng ánh sáng mà hệ thống laser sử dụng.

Bên cạnh đó, tùy điều kiện không khí, uy lực và thông số của tia laser, một mục tiêu giả như vậy cũng có thể sẽ tạo ra phản xạ radar giả.

Hệ thống này có thể được triển khai nhanh chóng, có thể tái sử dụng trong suốt quá trình làm nhiệm vụ và duy trì ở độ cao theo mong muốn. Phương pháp này đang được nghiên cứu để mở rộng phạm vi sử dụng cho nhiều mục đích phòng thủ khác ngoài việc nguy trang máy bay.

Công nghệ ngụy trang bằng plasma tạo ra nguồn nhiệt làm chệch hướng tên lửa tầm nhiệt của đối phương, cho phép tạo ra các “bóng ma” trên bầu trời với các đặc điểm hình ảnh, nhiệt và hiển thị radar của các mục tiêu thực. Điều đó cho thấy chúng có thể đánh lừa không chỉ vũ khí tên lửa mà còn cả hệ thống quan sát, trinh thám của đối phương.

Bên cạnh đó, tia laser cũng có thể nhanh chóng điều chỉnh plasma để phù hợp với bức xạ hồng ngoại do máy bay mục tiêu phát ra, khiến kẻ thù càng thêm bối rối.

Khả năng ứng dụng cao

Quân đội Mỹ dự định sử dụng loại công nghệ này để đối phó với các cuộc không kích bằng máy bay tàng hình hoặc tên lửa từ phía kẻ thù. Công nghệ mồi nhử plasma của lực lượng hải quân Mỹ là kết quả của nhiều năm nghiên cứu trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa, và hiện đang ở giai đoạn thử nghiệm và triển khai.

Ngoài ra, các kĩ sư đang nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ này cho các tàu sân bay và nhiều loại hệ thống vũ khí khác nhau, bao gồm cả tàu chiến. Trong tương lai, chiến thuật ngụy trang này có nhiều tiềm năng trở thành một phần của hệ thống phòng thủ chống tên lửa, các phi đội bay của lực lượng hải quân và các nhóm tàu tấn công hộ tống tàu sân bay.

Hải quân Mỹ đã phát triển, cấp bằng sáng chế và là đồng chủ sở hữu bản quyền của công nghệ với chính phủ Mỹ.

Một luồng laser cường độ đủ mạnh có thể tạo ra một chùm plasma phát sáng, hay còn gọi là vụ nổ plasma đồng loạt để tạo ra hiệu ứng gây lóa mắt như lựu đạn gây choáng. Năm 2011, công ty Burton Inc của Nhật đã trình diễn bản mô tả sơ bộ bằng hình ảnh 3D chuyển động giữa không trung với một loạt các chấm plasma phát nổ một cách bất ngờ.

Một cách tiếp cận phức tạp hơn là sử dụng xung laser cường độ cao và cực ngắn để tạo ra một đường dẫn kích hoạt vụ nổ plasma. Hiệu ứng được phát hiện vào những năm 1990 với tên gọi là các sợi plasma cảm ứng bằng laser (LIPF). Chúng có thể hình thành ở một khoảng cách hệ thống bắn lazer hàng chục hoặc hàng trăm mét.

Bởi vì LIPF dẫn điện, chúng đang được nghiên cứu như một phương tiện kích hoạt tia sét hoặc tạo ra súng bắn sét.

Hệ thống mồi nhử bằng laser của Hải quân Mỹ được xây dựng dựa trên nhiều năm nghiên cứu lĩnh vực laser-plasma nhằm tiến đến một chiến thuật phòng thủ và ngụy trang mang tính đột phá trong việc bảo vệ máy bay khỏi các tên lửa tầm nhiệt.

Tàu Hải quân Việt Nam tham dự lễ duyệt binh kỷ niệm Ngày Hải quân Nga

Tàu Hải quân Việt Nam tham dự lễ duyệt binh kỷ niệm Ngày Hải quân Nga

Đây là lần thứ hai, Hải quân Việt Nam cử tàu tham dự lễ duyệt binh nhân Ngày Hải quân LB Nga.

Máy bay Su-75 của Nga sẽ gây tác hại cho F-35 của Mỹ?

Máy bay Su-75 của Nga sẽ gây tác hại cho F-35 của Mỹ?

Tạp chí Popular Mechanics của Mỹ đánh giá cao máy bay chiến thuật hạng nhẹ của Nga, có tên là Su-75 (Checkmate).

(theo Top War)

Đọc thêm

Ukraine cay đắng thừa nhận tình hình đang xấu đi, Nga đạt được một số thắng lợi trên chiến trường

Ukraine cay đắng thừa nhận tình hình đang xấu đi, Nga đạt được một số thắng lợi trên chiến trường

Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang Ukraine thừa nhận tình thế của Kiev trên tiền tuyến đã xấu đi và Nga đã đạt được một số thắng lợi ...
XSCM 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Cà Mau hôm nay 29/4/2024. KQXSCM thứ 2

XSCM 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Cà Mau hôm nay 29/4/2024. KQXSCM thứ 2

XSCM 29/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Cà Mau hôm nay - XSCM 29/4/2024. Ket qua xo so Ca Mau. KQXSCM thứ 2. kết quả xổ số Cà ...
Nhiều khả năng bổ nhiệm HLV trưởng Đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam trong tháng 5

Nhiều khả năng bổ nhiệm HLV trưởng Đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam trong tháng 5

Chia tay HLV Hoàng Anh Tuấn, Liên đoàn Bóng đã Việt Nam (VFF) nhiều khả năng bổ nhiệm HLV trưởng Đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam trong tháng ...
Tái hiện đường lên Điện Biên qua các tác phẩm mỹ thuật

Tái hiện đường lên Điện Biên qua các tác phẩm mỹ thuật

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm 'Đường lên Điện Biên', thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã làm nên Chiến ...
Tăng cường sự gắn kết ASEAN bắt đầu từ người dân

Tăng cường sự gắn kết ASEAN bắt đầu từ người dân

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 thể hiện tầm quan trọng của việc gắn kết và hợp tác trong cộng đồng ASEAN.
Vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga sẽ được xét xử vào ngày 7/5

Vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga sẽ được xét xử vào ngày 7/5

Tòa án phúc thẩm Paris sẽ mở phiên điều trần liên quan đến vụ kiện dân sự giữa bà Trần Tố Nga, công dân Pháp gốc Việt, và các tập ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động