Nhóm công dân được thuê làm việc mùa vụ này gồm 13 người đàn ông, sinh ra và lớn lên ở bang Jharkhand thuộc phía Đông Ấn Độ, một vùng thấp vốn thời tiết không quá lạnh. Vì cuộc sống mưu sinh, họ nhận công việc bảo trì, sửa chữa tuyến đường nằm gần đèo Chang La, có độ cao 5.360 mét so với mực nước biển, là một trong những tuyến đường cao nhất thế giới và thường xuyên lạnh giá.
|
Tại quận Tangtse của Ladakh, nơi được gọi là “tiểu Tây Tạng”, bão tuyết hoành hành cả năm. Nhóm công nhân này đã được thuê trong bốn tháng để đảm bảo rằng tuyến đường du lịch chính đến thung lũng Nubra và hồ Pangong đẹp như tranh luôn trong tình trạng tốt. (Nguồn: AFP) |
|
Họ được trả 40.000 Rupees (tương đương 561 USD) mỗi người/tháng cho công việc sửa chữa, đảm bảo tuyến đường hoạt động tốt. Khoản lương này tuy không lớn, nhưng cũng là một khoản đáng kể ở một quốc gia có hơn 21% trong số 1,3 tỷ dân có mức thu nhập dưới 70 USD mỗi tháng (theo thống kê đánh giá năm 2011). Anh Sunil Tutu, 30 tuổi thuộc nhóm công nhân này cho biết “Không có nhiều công việc ở quê nhà. Với tôi thì không công việc nào khó khăn cả". (Nguồn: AFP) |
|
Họ làm việc sáu ngày một tuần, chỉ sử dụng tay trần, xẻng và bao tải cũ để di chuyển đá và cát. Nếu có việc gì cần, họ cũng có thể nhờ sự giúp đỡ của những nữ công nhân ở địa phương. Chủ nhật là những ngày duy nhất trong tuần họ có thể giặt giũ cũng như tắm rửa và cạo râu. (Nguồn: AFP) |
|
Hằng ngày, sau bữa sáng với trà và bánh mì, nhóm công nhân lại lên một chiếc xe tải để đến địa điểm làm việc. Họ chỉ trở về căn nhà tạm khi mặt trời đã lặn. Thức ăn chủ yếu cho bữa tối của họ là đậu lăng. (Nguồn: AFP) |
|
Ngôi nhà tạm không có điện. Nhóm công nhân dùng đèn dầu và bếp dầu để nấu và đun nóng nước đóng băng. Trong ảnh là Chota Montu (25 tuổi), Raj Kumar (19 tuổi) và Raju Dheri (19 tuổi) thuộc nhóm công nhân đang sưởi ấm bên đống lửa tại khu nhà tạm gần làng Tangtse ở Ladakh. (Nguồn: AFP) |
|
Nhưng họ không nản lòng. Sushil Tutu, 35 tuổi nói: "Nếu có cơ hội, tôi cũng sẽ quay lại đây một lần nữa", "Tôi thích công việc bảo trì đường xá. Tôi có thể làm ở bất cứ đâu". Còn Anh Rajshekhar, 33 tuổi, cho biết: “Các điều kiện khắc nghiệt đã giúp tôi tiết kiệm được nhiều tiền hơn cho tương lai của mình... Công việc ở đây rất tốt, tôi thích tuyết và núi. Mặc dù vậy tôi không thích lạnh". (Nguồn: AFP) |
|
Với tỷ lệ thất nghiệp ngày một tăng, việc phải đi làm ăn xa nhà khá phổ biến ở nông thôn Ấn Độ. Giai đoạn 2017-2018, tỷ lệ thất nghiệp tại quốc gia này là 6,1%, mức tồi tệ nhất kể từ năm 1970. (Nguồn: AFP) |
| Nhọc nhằn nghề shipper tại Trung Quốc (TGVN).Thương mại điện tử bùng nổ tại Trung Quốc đã mở ra thời hoàng kim cho nghề giao hàng (shipper). Tuy nhiên, những mặt trái ... |
| Bệnh thành tích - "nhân tố bí ẩn" phá hoại cuộc sống tinh thần con người Sau nhiều câu chuyện buồn trong giáo dục thời gian qua, Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh cho rằng, khi không còn chạy theo những giá ... |
| Cuộc sống hai miền Nam - Bắc Triều Tiên có gì khác nhau? Nhân dịp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in có chuyến thăm chính thức tới Bình Nhưỡng để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Liên Triều ... |