Bảo vệ sức khoẻ người lao động: Hướng tới nền sản xuất an toàn

HỒNG KIỀU
Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, chăm lo cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khoẻ người lao động là chính sách kinh tế-xã hội lớn của Đảng và Nhà nước, là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Mới đây, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới, tiếp tục phát huy thành tựu sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 29-CT/TW về đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Bảo vệ sức khoẻ người lao động: Hướng tới nền sản xuất an toàn
Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024 sẽ tập trung vào nhiều hoạt động đa dạng. (Nguồn: VGP)

Những kết quả đạt được

Một trong những thành tựu nổi bật sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW - Chỉ thị đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động, là kim chỉ nam xuyên suốt định hướng cho công tác an toàn, vệ sinh lao động ở các cấp, đó là sự chuyển biến căn bản trong nhận thức, tư duy, trách nhiệm của các ban, bộ, ngành trung ương và địa phương, các doanh nghiệp, người lao động về công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, hệ thống pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động đã từng bước được hoàn thiện, phù hợp với các quy định, công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Quốc hội đã thông qua hai bộ luật, hai luật liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động, trong đó năm 2015, Quốc hội thông qua Luật an toàn, vệ sinh lao động. Luật an toàn, vệ sinh lao động thay đổi cơ bản về cách tiếp cận, lấy phòng ngừa làm nguyên tắc cơ bản, đồng thời mở rộng sang cả khu vực đối với người không có quan hệ lao động.

Từ năm 2013-2023, Chính phủ đã ban hành 17 Nghị định (trong đó có 8 Nghị định liên quan đến an toàn lao động trong các lĩnh vực đặc thù), các Bộ ban hành 135 Thông tư (trong đó có 30 Thông tư liên quan đến an toàn lao động trong lĩnh vực đặc thù).

Các địa phương đã ban hành Nghị quyết và các quyết định và nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Theo báo cáo của các bộ, ngành trung ương, trong 10 năm, đã có khoảng 50.000 số lượng tin, bài, cuộc phổ biến, tuyên truyền pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đã in ấn, phát hành 51.438.143 tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu, áp phích, tranh, áp phích tuyên truyền; 33.500 cuốn sổ tay An toàn vệ sinh tới người lao động; 59.826 bản tin, phóng sự, tọa đàm, hội thảo, phỏng vấn, tin bài về an toàn, vệ sinh lao động.

Trung bình mỗi năm, các bộ, ngành trung ương tổ chức đào tạo, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khoảng trên 10.000 lớp, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố đã tổ chức trên 46.000 lớp đào tạo, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho hàng triệu người lao động không có quan hệ lao động.

Trong 10 năm qua, các cấp công đoàn đã tổ chức 191.481 lớp tập huấn cho 12.977.110 lượt người lao động. Từ năm 2013 đến nay ở cấp trung ương đã tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho khoảng 20.000 người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn.

Giai đoạn 2013-2023, đã có hơn 2.000 đề tài nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động được triển khai tại các Bộ ngành trung ương; hơn 266.000 đề tại triển khai trong hệ thống Tổng liên đoàn lao động Việt Nam; gần 3.000 đề tài triển khai tại các địa phương. Có những đề tài có hướng tiếp cận hiện đại, phù hợp với triết lý quản lý an toàn, vệ sinh lao động mới.

Công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động được quan tâm từ Trung ương đến các cấp chính quyền địa phương. Qua 10 năm, đã có hơn 51.000 cuộc thanh tra, kiểm tra cùng hơn 313.000 kiến nghị về an toàn, vệ sinh lao động.

Công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động đã có sự chuyển biến rõ rệt. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên có sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương. Công tác đào tạo, nâng cao hiểu biết, kỹ năng phòng tránh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động đã được quan tâm, chú trọng. Các cơ quan trung ương, địa phương đã chủ động, tăng cường hợp tác, trao đổi chuyên gia, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động với nhiều nước, các tổ chức quốc tế.

An toàn lao động là lĩnh vực rất rộng, không chỉ là điều kiện làm việc của người lao động mà còn là vấn đề tiết kiệm trong sử dụng nguyên liệu; vấn đề khám sức khỏe định kỳ, phòng ngừa các nguy cơ rủi ro liên quan đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; bảo đảm quản lý hồ sơ của người lao động ngay từ đầu vào…

So với năm 2022, tình hình tai nạn lao động năm 2023 giảm ở một số chỉ số chính, cụ thể: tai nạn lao động chết người giảm 8,06% số vụ (662 vụ, giảm 58 vụ), giảm 7,29% số người chết (699 người, giảm 50 người); giảm 4,2% số vụ tai nạn (324 vụ); giảm 4,7% số người bị tai nạn lao động (giảm 370 người).

Năm 2023, bảo hiểm giải quyết mới cho 7.326 trường hợp người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tai nạn giao thông được hưởng chế độ tai nạn lao động. Trong đó, có 2.190 trường hợp hàng tháng và 5.136 trường hợp một lần. Số lượt người được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khoảng trên 5 triệu người và trên 3,5 triệu thiết bị được kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

Các hoạt động thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động được tăng cường. Tổ chức tư vấn cải thiện điều kiện an toàn, vệ sinh lao động cho doanh nghiệp, các hộ gia đình được đẩy mạnh... đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của người lao động.

Nghị quyết Đại hội XIII của Công đoàn Việt Nam xác định 1 trong 3 khâu đột phá là đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động.

Tăng cường bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

Bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: Một số cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền địa phương và doanh nghiệp chưa coi công tác an toàn, vệ sinh lao động là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; nguồn lực đầu tư cho công tác an toàn, vệ sinh lao động chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế; ý thức chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động của nhiều người lao động còn chủ quan, lơ là…

Bà Chu Thị Hạnh, Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chỉ ra một số tồn tại như số vụ tai nạn lao động, số người mắc bệnh nghề nghiệp, số sự cố nghiêm trọng vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại.

Năm 2023, trên toàn quốc đã xảy ra 7.394 vụ tai nạn lao động làm 7.553 người bị nạn, trong đó có 1.720 người bị thương nặng; 662 vụ tai nạn chết người, làm 699 người chết. Tổng chi phí cho tai nạn lao động và thiệt hại tài sản gần 16.357 tỷ đồng và hơn 149.770 ngày công, chỉ tính riêng trong khu vực có quan hệ lao động.

Bảo vệ sức khoẻ người lao động: Hướng tới nền sản xuất an toàn
Ảnh minh họa. (Nguồn: daidoanket.vn)

Bên cạnh đó, nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển khoa học công nghệ, xu hướng phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn và tăng trưởng xanh, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,… công tác an toàn, vệ sinh lao động đòi hỏi nắm bắt được cơ hội thay đổi công nghệ nhưng cũng phải chủ động hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, cập nhật phù hợp với các công ước, điều ước, tiêu chuẩn quốc tế; tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng người lao động có kỹ năng lao động, tác phong làm việc công nghiệp, ý thức kỷ luật lao động theo xu hướng công nghiệp hiện đại, đồng thời chú trọng chăm sóc sức khỏe cho người lao động để thích ứng với những thay đổi trong tình hình mới.

Trước yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; với quyết tâm cải thiện điều kiện lao động, kiểm soát tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bảo vệ nguồn nhân lực hướng tới một nền sản xuất an toàn, có năng suất cao trong toàn bộ chuỗi cung ứng, góp phần triển khai thắng lợi các nghị quyết của Đảng, Chỉ thị số 31 ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới đặt ra mục tiêu: tỷ lệ tai nạn lao động chết người giảm ít nhất 4%; số người làm việc trong môi trường tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ được khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp tăng ít nhất 5%; số cơ sở phát hiện yếu tố có hại được quan trắc môi trường lao động tăng ít nhất 5%.

Chỉ thị số 31 ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới đặt ra mục tiêu: tỉ lệ tai nạn lao động chết người giảm ít nhất 4%; số người làm việc trong môi trường tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ được khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp tăng ít nhất 5%; số cơ sở phát hiện yếu tố có hại được quan trắc môi trường lao động tăng ít nhất 5%.

Để đạt được mục tiêu đề ra cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng; tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với sức khỏe, tính mạng của người lao động và phát triển kinh tế, ổn định an sinh xã hội và hội nhập quốc tế; hoàn thiện hệ thống pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động; nâng cao chất lượng đơn vị tham mưu về công tác an toàn, vệ sinh lao động ở các cấp, các ngành; kết hợp chủ động phòng ngừa với phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giam sát; trách nhiệm người đứng đầu, là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh con người.

Đồng thời, cần tiến hành tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, pháp luật, đổi mới, đa dạng hoá thông tin tuyên truyền, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp, người lao động trong Tháng Hành động an toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân hằng năm; tạo điều kiện cho người lao động trong khu vực không có quan hệ lao động được tiếp cận thông tin để nâng cao nhận thức, trách nhiệm, chủ động phòng ngừa.

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, cơ quan báo chí vận động xây dựng văn hoá an toàn lao động trong hội viên, đoàn viên.

Đẩy mạnh hoạt động đối thoại, thương lượng về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và điều kiện làm việc, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, tiến bộ. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật, chú trọng chính sách phòng ngừa, khắc phục rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn…

Tạo sự đồng thuận, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp góp phần thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.

Năm 2024, Tháng Hành động an toàn, vệ sinh lao động (1/5-31/5) chính thức được phát động vào ngày 26/4 cùng với Tháng Công nhân, với chủ đề “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”.

Trong Tháng Hành động an toàn, vệ sinh lao động diễn ra nhiều hoạt động ở trung ương, địa phương như: triển khai Chỉ thị 31-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động, đối thoại của hội đồng quốc gia và cấp tỉnh về an toàn, vệ sinh lao động, thăm nạn nhân tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tổ chức các hoạt động thanh kiểm tra, tự kiểm tra tại doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động...

‘Lười lao động’ - căn bệnh cần ‘phương thuốc đặc trị’

‘Lười lao động’ - căn bệnh cần ‘phương thuốc đặc trị’

Trước thực trạng "lười lao động" trong đội ngũ cán bộ ở mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương, cần tìm hiểu kỹ ...

Tiền lương là động lực quan trọng thúc đẩy nâng cao năng suất lao động

Tiền lương là động lực quan trọng thúc đẩy nâng cao năng suất lao động

TS. Phạm Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân-Công đoàn (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) cho biết, chế độ tiền lương, tiền ...

Già hóa dân số - vấn đề của thời đại

Già hóa dân số - vấn đề của thời đại

Già hóa dân số là vấn đề mang tính toàn cầu, đang trở thành bài toán khó, có tác động lớn đến tình hình phát ...

Ngày Sức khoẻ Thế giới năm 2024: Sức khỏe của tôi, quyền của tôi

Ngày Sức khoẻ Thế giới năm 2024: Sức khỏe của tôi, quyền của tôi

Chủ đề của Ngày Sức khỏe Thế giới năm 2024 là “Sức khỏe của tôi, quyền của tôi”, với ý nghĩa bảo vệ quyền của ...

Cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao sức khỏe người Việt

Cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao sức khỏe người Việt

Ngày 17/5, tại TP. Hồ Chí Minh, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh ký kết với Unilever Việt Nam Bản ghi nhớ hợp tác chiến ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Việt Nam và Australia ra mắt Liên minh Đổi mới sáng tạo trong chăn nuôi lợn nhằm cải thiện sinh kế nông dân

Việt Nam và Australia ra mắt Liên minh Đổi mới sáng tạo trong chăn nuôi lợn nhằm cải thiện sinh kế nông dân

Với sự hỗ trợ của Australia, Liên minh Đổi mới sáng tạo trong chăn nuôi lợn là bước tiến cho ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam.
Thái Lan: Gần 3.000 ứng cử viên tiến hành vòng bỏ phiếu cuối cùng bầu Thượng viện khóa mới

Thái Lan: Gần 3.000 ứng cử viên tiến hành vòng bỏ phiếu cuối cùng bầu Thượng viện khóa mới

Gần 3.000 ứng cử viên thượng nghị sĩ từ 20 nhóm ngành nghề đã tiến hành bỏ phiếu để bầu ra 200 thành viên Thượng viện nhiệm kỳ 2024-2029.
Cung thủ Đỗ Thị Ánh Nguyệt giành vé dự Olympic Paris 2024

Cung thủ Đỗ Thị Ánh Nguyệt giành vé dự Olympic Paris 2024

Cung thủ Đỗ Thị Ánh Nguyệt được Liên đoàn bắn cung thế giới xác nhận là 1 trong 5 vận động viên cuối cùng đến với Olympic Paris 2024.
Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 27/6/2024

Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 27/6/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Đồng Nai theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 27/6/2024.
Argentina giành chiến thắng, thủ môn Emiliano Martinez ăn mừng khiến fan Chile tức giận

Argentina giành chiến thắng, thủ môn Emiliano Martinez ăn mừng khiến fan Chile tức giận

Thủ môn Emiliano Martinez khiến CĐV Chile tức giận trên khán đài ở trận Argentina thắng đối thủ này tại bảng A Copa America 2024.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/6 và sáng 28/6: Lịch thi đấu Copa America vòng bảng - Panama vs Mỹ, Uruguay vs Bolivia

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/6 và sáng 28/6: Lịch thi đấu Copa America vòng bảng - Panama vs Mỹ, Uruguay vs Bolivia

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/6 và sáng 28/6: Lịch thi đấu Copa America - Panama vs Mỹ, Uruguay vs Bolivia; giải VĐQG Brazil vòng 12...
Tạo môi trường di cư an toàn, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân Việt Nam

Tạo môi trường di cư an toàn, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân Việt Nam

Ngày 25-26/6, Cục Lãnh sự phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế tổ chức buổi Tập huấn về Di cư an toàn và Bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài.
Việt Nam-Trung Quốc tăng cường chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chính sách dân tộc

Việt Nam-Trung Quốc tăng cường chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chính sách dân tộc

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị Ủy ban Dân tộc Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy giao lưu đồng bào dân tộc ở khu vực biên giới hai nước.
Giải mã các bất bình đẳng giới trong gia đình và nơi làm việc

Giải mã các bất bình đẳng giới trong gia đình và nơi làm việc

ECUE với sự hỗ trợ của UN Women sẽ tổ chức tọa đàm 'Không gian định giới và giải mã các bất bình đẳng giới trong gia đình và nơi làm việc' tại Hà Nội.
Chuyên gia Canada: Việt Nam có những bước tiến đáng kể trong nỗ lực chống tham nhũng

Chuyên gia Canada: Việt Nam có những bước tiến đáng kể trong nỗ lực chống tham nhũng

Nỗ lực chống tham nhũng của Việt Nam đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tăng cường hành động chống biến đổi khí hậu

Tăng cường hành động chống biến đổi khí hậu

Cuộc khảo sát toàn cầu của Liên hợp quốc cho thấy, cứ 5 người thì có 4 người muốn đất nước của họ tăng cường các cam kết giải quyết vấn đề biến đổi khí ...
Hải Dương xác định công tác bảo đảm, đấu tranh về nhân quyền là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và lâu dài

Hải Dương xác định công tác bảo đảm, đấu tranh về nhân quyền là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và lâu dài

Ngày 21/6, VPTT Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban Chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Trưởng Phái đoàn IOM: Việt Nam rất tích cực thúc đẩy di cư an toàn và nghiêm túc chống mua bán người

Trưởng Phái đoàn IOM: Việt Nam rất tích cực thúc đẩy di cư an toàn và nghiêm túc chống mua bán người

Theo bà Park Mihyung, Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), Việt Nam rất tích cực thúc đẩy di cư an toàn và nghiêm túc chống mua bán người
Quyền được phát triển của trẻ em

Quyền được phát triển của trẻ em

Bảo vệ sự phát triển của trẻ em là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế về quyền trẻ em.
VNeID - Cách mạng về thủ tục hành chính: Mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

VNeID - Cách mạng về thủ tục hành chính: Mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

VNeID không chỉ mang lại lợi ích trong việc tích hợp dữ liệu dân cư mà còn góp phần đơn giản hóa và tăng cường hiệu quả của các thủ tục hành chính...
Sửa đổi Bộ luật Hình sự: Bảo đảm quyền con người

Sửa đổi Bộ luật Hình sự: Bảo đảm quyền con người

Sau gần 10 năm triển khai, quá trình áp dụng Bộ luật Hình sự cũng phát sinh một số khó khăn, bất cập đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...
Để di cư không còn là những hành trình dài nguy hiểm

Để di cư không còn là những hành trình dài nguy hiểm

Di cư đang trở thành một trong những xu hướng nổi bật của thế kỷ 21 và cần nhiều hành động hơn nữa để đảm bảo các hành trình di cư an toàn, trật tự.
Điều phối viên thường trú của LHQ Pauline Tamesis: Việt Nam cởi mở trong đối thoại UPR, sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm quốc tế

Điều phối viên thường trú của LHQ Pauline Tamesis: Việt Nam cởi mở trong đối thoại UPR, sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm quốc tế

Việt Nam đã thể hiện sự chuẩn bị nghiêm túc và cởi mở với đối thoại quốc tế khi tham gia phiên đối thoại UPR.
Royal Ascot 2024: Những chiếc mũ có một không hai tại lễ đua ngựa thường niên của Hoàng gia Anh

Royal Ascot 2024: Những chiếc mũ có một không hai tại lễ đua ngựa thường niên của Hoàng gia Anh

Royal Ascot - Lễ hội đua ngựa hàng năm do hoàng gia Anh tổ chức trở nên rực rỡ và đặc sắc hơn nhờ những chiếc mũ siêu độc.
Xung đột, những nỗi đau và cái giá đắt

Xung đột, những nỗi đau và cái giá đắt

Các cuộc xung đột trên thế giới trong năm 2023 khiến số trẻ em thiệt mạng tăng gấp 3 lần và số phụ nữ thiệt mạng tăng gấp 2 lần so với năm trước đó.
10 điều cần biết về con đường di cư nguy hiểm nhất thế giới

10 điều cần biết về con đường di cư nguy hiểm nhất thế giới

Tuyến đường Trung Địa Trung Hải từ lâu đã được biết đến là tuyến đường di cư nguy hiểm nhất thế giới. Dưới đây là 10 điều cần biết về con đường này.
Lý do Australia cử nữ Bộ trưởng Bộ thanh thiếu niên dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Gaza

Lý do Australia cử nữ Bộ trưởng Bộ thanh thiếu niên dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Gaza

Chính phủ Australia xác nhận sẽ tham dự một hội nghị quốc tế về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza.
Phụ nữ chiếm hơn 40% đại biểu Quốc hội Nam Phi

Phụ nữ chiếm hơn 40% đại biểu Quốc hội Nam Phi

Ủy ban bầu cử độc lập (IEC) của Nam Phi cho biết hôm 6/6, hơn 43% đại diện mới được bầu vào Quốc hội nước này là phụ nữ.
Hải Phòng phát huy hiệu quả các mô hình điểm ứng dụng dữ liệu dân cư

Hải Phòng phát huy hiệu quả các mô hình điểm ứng dụng dữ liệu dân cư

Hải Phòng trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước đăng ký triển khai đủ 43/43 mô hình điểm của Đề án 06/CP và đã đạt được những kết quả nổi bật.
Phiên bản di động