Công tác ngoại giao văn hóa: Kinh nghiệm quý ở địa bàn

AN BÌNH
Nhận thức công tác ngoại giao văn hoá (NGVH) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã có nhiều sáng kiến trong các hoạt động, góp phần tạo nên khởi sắc chung cho NGVH.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Công tác ngoại giao văn hóa: Kinh nghiệm quý ở địa bàn
Đại sứ Phạm Quang Hiệu (thứ hai từ phải) cùng các đại biểu Nhật Bản tại Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản 2024. (Nguồn: TTXVN)

Chia sẻ về những kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả công tác NGVH, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng tin rằng bất cứ Đại sứ nào cũng mong muốn có được những hoạt động văn hóa ấn tượng ở địa bàn, nhưng còn phải đối mặt nhiều thách thức…

Đòn bẩy từ sản phẩm văn hóa

Theo Đại sứ Đinh Toàn Thắng, câu chuyện văn hóa, nhân văn chính là sợi dây gắn kết hai quốc gia Việt - Pháp, nhân dân hai nước từ cả thế kỷ nay.

Bởi vậy, để làm chính trị, làm kinh tế vẫn cần dựa nhiều vào các mối quan hệ nhân văn rộng khắp đó để lan tỏa, bám rễ và thấu hiểu các thông điệp phát triển, đối ngoại, chính trị, kinh tế, thương mại.

Trong thời gian qua, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã thực hiện nhiều hoạt động nổi bật trong khuôn khổ kỷ niệm hàng loạt sự kiện lớn, từ 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 50 Hiệp định Paris, 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Geneva, đến các hoạt động tôn vinh, theo dấu chân Bác Hồ và chiến dịch mang ấn vàng Hoàng đế Chi bảo về Việt Nam…

Mặt khác, Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Pháp sau nhiều năm tu bổ ròng rã đã được đôn đốc để cơ bản hoàn tất, phát huy điểm mạnh của địa bàn.

Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi Hoàng Sỹ Cường cho biết Nam Phi là địa bàn xa xôi và hạn hẹp về nguồn lực, Đại sứ quán xác định, trước mắt, cần tập trung nhiều hơn cho việc kết hợp, lồng ghép các hoạt động NGVH trong các sự kiện, hoạt động đối ngoại và triển khai trong các hoạt động thường xuyên của cơ quan đại diện.

Theo Đại sứ, năm 2023, khi hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, việc lần đầu tiên tổ chức Ngày Việt Nam tại Nam Phi đạt kết quả rất tốt và để lại nhiều ấn tượng, gợi mở nhiều ý tưởng về cách làm NGVH.

Đề cập việc lựa chọn các sản phẩm văn hóa, Đại sứ phân loại ra hai nhóm nổi bật: Nhóm sản phẩm văn hóa mang tính chính trị cao, tính hàn lâm như các giá trị về bản sắc văn hóa, những giá trị tốt đẹp của dân tộc và tư tưởng Hồ Chí Minh, các danh nhân lớn của Việt Nam... và nhóm sản phẩm văn hóa mang tính đại chúng như ẩm thực, du lịch, âm nhạc.

Phát huy vai trò cộng đồng

Xác định cộng đồng là trung tâm để triển khai các hoạt động NGVH, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản luôn coi cộng đồng và người dân Nhật Bản vừa là chủ thể, vừa là đối tác tham gia việc triển khai, tổ chức các hoạt động NGVH; coi mỗi cá nhân người Việt là những “sứ giả văn hoá” trong việc quảng bá Việt Nam ở sở tại, làm cầu nối hữu nghị.

Thời gian qua, công tác NGVH tại Nhật Bản được thực hiện bài bản, hình thức đa dạng nhờ các kinh nghiệm: Đầu tư, tổ chức hoạt động NGVH có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng tính đa dạng, hài hòa, thích ứng phù hợp với vùng miền và mở rộng độ phủ sóng trên toàn nước Nhật; lồng ghép hiệu quả NGVH với các hoạt động ngoại giao kinh tế, hoạt động nhân đạo, thúc đẩy giao thương kết nối; thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của lãnh đạo, các giới, các ngành, địa phương và người dân.

Đại sứ Phạm Quang Hiệu chia sẻ: “Trong suốt quá trình đó, Đại sứ quán luôn đồng hành, định hướng, hỗ trợ tích cực cộng đồng trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa. Chúng tôi luôn khuyến khích động viên các cá nhân, tập thể tiêu biểu, xuất sắc đóng góp tích cực cho công tác NGVH; phát huy tính chủ động sáng tạo và khai thác hiệu quả tiềm năng của cộng đồng”.

Công tác ngoại giao văn hóa: Kinh nghiệm quý ở địa bàn
Bạn bè quốc tế giao lưu tại Ngày Việt Nam tại Nam Phi 2023. (Nguồn: Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi)

Huy động mọi nguồn lực

Với nhận thức văn hóa là sợi dây kết nối các dân tộc, văn hóa là hồn cốt, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đặc biệt coi trọng triển khai NGVH để củng cố, tăng cường và thắt chặt quan hệ mọi mặt giữa hai nước.

Qua thực tiễn tại địa bàn, Đại sứ Dương Hải Hưng cho biết: “Chúng tôi đã tìm tòi, khơi dậy những giá trị tinh thần, tình cảm sâu sắc kết nối hai dân tộc, làm nhân dân hai nước xích lại gần nhau, như tổ chức hai hội thảo và xuất bản sách về thời gian lưu lại của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Italy, triển lãm ảnh tỏ lòng biết ơn nhân dịp kỷ niệm 50 năm tàu Australe mang 3.000 tấn nhu yếu phẩm, thuốc men do người Italy giúp đỡ nhân dân Việt Nam trong chiến tranh…”.

Ngoài các hoạt động hướng tới các cấp, các kênh trung ương, Đại sứ quán đã triển khai NGVH như một cấu phần chính trong thúc đẩy quan hệ toàn diện với các địa phương Italy trong khuôn khổ Năm Việt Nam - Italy 2023 thông qua hoạt động đa dạng như giới thiệu điện ảnh Việt Nam, triển lãm ảnh đất nước con người, giới thiệu nhạc cổ truyền Việt Nam…

Bên cạnh đó, Đại sứ quán chủ động, linh hoạt, sáng tạo huy động mọi nguồn lực cùng triển khai NGVH như vận động chính quyền hỗ trợ địa điểm tổ chức miễn phí; mời các nhà thiết kế, nghệ sĩ trong nước tự túc kinh phí sang biểu diễn thời trang, triển lãm hội họa, kết hợp sáng tác tranh tặng Tổng thống Italy.

Bài học từ nước bạn

Khẳng định thành tố văn hóa ngày càng có vai trò quan trọng đối với công tác đối ngoại của Trung Quốc, Đại sứ Phạm Sao Mai đưa ra một số gợi ý chính sách đối với Việt Nam như: Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong công tác NGVH; coi văn hóa là thành tố xuyên suốt trong công tác đối ngoại; tích cực lồng ghép các giá trị văn hóa đặc trưng, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, giá trị tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh như hòa hiếu, yêu chuộng hòa bình, hữu nghị, nhân văn, công lý tại các diễn đàn...

Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng cho biết, ở Mỹ các cơ quan đại diện nước ngoài đều chú trọng hoạt động NGVH; giới chức chính quyền, nghị sĩ, nghệ sĩ, báo chí và người dân nói chung đều rất quan tâm, hưởng ứng các hoạt động này.

Những năm qua, các hoạt động tổ chức kỷ niệm Quốc khánh và Tết cổ truyền Việt Nam luôn có sự sự tham dự đông đảo của các quan chức chính quyền, các nghị sĩ, các đối tác bạn bè Mỹ và bà con người Việt.

Đại sứ quán tích cực tham gia, tổ chức góc trưng bày hay gian hàng Việt Nam tại các lễ hội do chính quyền hoặc các tổ chức xã hội, doanh nghiệp tổ chức... Hội phu nhân/phu quân Đại sứ quán chủ động tổ chức nhiều hoạt động như: Quảng bá áo dài, ẩm thực, biểu diễn quan họ, thi hướng dẫn gói bánh chưng, làm nem, thi làm bánh...

Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng chia sẻ: “Thông qua các hoạt động này, chúng ta giành được thiện cảm và có thêm nhiều bạn bè. Tuy nhiên, để thực hiện NGVH hiệu quả hơn nữa, cần có kế hoạch và sự chuẩn bị kỹ lưỡng, có sự phối hợp chặt chẽ trong, ngoài nước và các cơ quan, tổ chức sở tại, quan trọng là có nguồn lực và các sản phẩm đặc sắc”.

Chúng tôi rất vui mừng vì kể từ năm 2021 đến nay, trong gần ba năm qua, công tác NGVH thực sự trở thành nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị, triển khai bài bản, rộng khắp, đạt kết quả ý nghĩa.

NGVH trở thành bộ phận quan trọng của ngoại giao toàn diện, hiện đại, vũ khí tâm công sắc bén, góp phần lan tỏa các giá trị, vẻ đẹp văn hóa, con người Việt Nam; thiết thực phát huy vai trò của văn hóa là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh và động lực đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và hội nhập quốc tế.

Đóng góp vào nỗ lực chung đó phải kể đến sự chung sức, đồng lòng, vào cuộc quyết liệt của 94 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các đơn vị trong Bộ Ngoại giao với các sáng kiến thiết thực, triển khai hiệu quả chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, trực tiếp là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Hà Kim Ngọc, với sự đồng hành, phối hợp hiệu quả của các bộ, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp.

Lê Thị Hồng Vân Quyền Vụ trưởng Vụ NGVH và UNESCO, Bộ Ngoại giao

Đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay: Tạo đột phá để hoàn thành mục tiêu

Đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay: Tạo đột phá để hoàn thành mục tiêu

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, thế giới đã trải qua nhiều biến động lớn, phức tạp, ngoài dự báo, đặt ra ...

Ngoại giao văn hóa - nền tảng tinh thần tạo nên bản sắc của ngoại giao Việt Nam, phục vụ phát triển bền vững đất nước

Ngoại giao văn hóa - nền tảng tinh thần tạo nên bản sắc của ngoại giao Việt Nam, phục vụ phát triển bền vững đất nước

Ngoại giao văn hóa là bộ phận cấu thành quan trọng của nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, trong đó ngoại giao ...

Ngoại giao Việt Nam: Giữ thế chủ động trong thế giới đầy biến động

Ngoại giao Việt Nam: Giữ thế chủ động trong thế giới đầy biến động

Một năm qua, thế giới tiếp tục chứng kiến nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; nhiều điều cấm kỵ trong quan hệ quốc tế, ...

Công tác ngoại giao kinh tế: Đặt mình vào dòng chảy thời đại!

Công tác ngoại giao kinh tế: Đặt mình vào dòng chảy thời đại!

Trong bối cảnh kinh tế thế giới có những chuyển biến phức tạp và sâu rộng, đòi hỏi đất nước có sự đổi mới, hoàn ...

Nâng tầm ngoại giao văn hóa

Nâng tầm ngoại giao văn hóa

Với thế và lực ngày càng tăng cùng những đòi hỏi của đất nước trong bối cảnh mới, ngoại giao văn hóa phải thực sự ...

Bài viết cùng chủ đề

79 năm Ngoại giao Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Đối thoại biển Việt Nam-Pháp lần thứ nhất

Đối thoại biển Việt Nam-Pháp lần thứ nhất

Ngày 18/12 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Pháp phối hợp tổ chức Đối thoại Biển lần thứ nhất.
Ấn Độ-Sri Lanka: Láng giềng cần nhau

Ấn Độ-Sri Lanka: Láng giềng cần nhau

Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake khẳng định Colombo sẽ không để lãnh thổ được sử dụng 'theo cách gây bất lợi cho lợi ích của Ấn Độ'.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Tổng Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp về dự thảo Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp về dự thảo Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ

Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất cơ cấu tổ chức, bộ máy tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Chính phủ bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu lực, ...
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc

Tổng Bí thư đề nghị Bộ Quốc phòng và Quân đội hai nước triển khai hiệu quả các cơ chế đã có, nghiên cứu, thúc đẩy hợp tác trên các ...
Đối thoại biển Việt Nam-Pháp lần thứ nhất

Đối thoại biển Việt Nam-Pháp lần thứ nhất

Ngày 18/12 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Pháp phối hợp tổ chức Đối thoại Biển lần thứ nhất.
Dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Venezuela

Dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Venezuela

Đại sứ Vũ Trung Mỹ trân trọng cảm ơn những tình cảm, tình đoàn kết mà các nhà lãnh đạo, nhân dân Venezuela dành cho Việt Nam.
Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Áo

Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Áo

Tổng thống Áo chúc mừng Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng nhận nhiệm vụ và mong muốn phát triển hơn nữa tình hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Khai mạc Hội thảo ‘Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’

Khai mạc Hội thảo ‘Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’

Sáng 19/12, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã dự, phát biểu khai mạc Hội thảo ‘Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’.
Việt Nam luôn sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Brazil

Việt Nam luôn sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Brazil

Đại sứ Bùi Văn Nghị khẳng định, năm 2025, Đại sứ quán Việt Nam sẽ tập trung thúc đẩy thương mại song phương, tổ chức kết nối doanh nghiệp tại Brazil...
Hợp tác ASEAN năm 2024: Viết tiếp câu chuyện thành công về một ASEAN tự cường và kết nối

Hợp tác ASEAN năm 2024: Viết tiếp câu chuyện thành công về một ASEAN tự cường và kết nối

Chiều 18/12, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì cuộc họp tổng kết liên bộ, ngành về hợp tác ASEAN và sự tham gia của Việt Nam năm 2024...
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động