Công tác nhân quyền 2022: Bước chuyển mình mạnh mẽ

NGUYỄN VĂN KỶ
Phó Chánh Văn phòng Thường trực về Nhân quyền
Năm 2022 là một năm chứng kiến sự nỗ lực vượt khó của Việt Nam nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bảo đảm tốt hơn các quyền con người.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việt Nam trúng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025
Việt Nam được các nước tín nhiệm bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, tại phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77 tại New York, Hoa Kỳ, ngày 11/10/2022. Trong ảnh: Đoàn Việt Nam tham dự phiên họp. (Nguồn: Vụ các tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao)

Tình hình thế giới và khu vực năm 2022 chuyển động nhanh, phức tạp dưới tác động của nhiều nhân tố, nhất là xung đột Nga-Ukraine. Các vấn đề toàn cầu như đói nghèo, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh thông tin, đứt gãy chuỗi cung hàng hóa toàn cầu... là những thách thức đòi hỏi các quốc gia, dân tộc phải chung tay giải quyết. Năm 2022 là một năm chứng kiến sự nỗ lực vượt khó của Việt Nam nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bảo đảm tốt hơn các quyền con người.

Những nỗ lực vượt khó

Trong bối cảnh nhiều thách thức hậu đại dịch Covid-19, dưới sự chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt của Ban Chỉ đạo về Nhân quyền Chính phủ, các bộ, ngành thành viên và Ban Chỉ đạo Nhân quyền các tỉnh, thành phố đã tập trung triển khai cá nhiệm vụ trong năm 2022.

Việc Việt Nam lần thứ hai được tín nhiệm bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với thành tựu nhân quyền trong nước cũng như vai trò, sự đóng góp của Việt Nam trong thúc đẩy quyền con người trên bình diện quốc tế.

Môi trường chính trị tiếp tục được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Chúng ta đã kiên quyết đấu tranh, xử lý các hành vi lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để vi phạm pháp luật; phản bác các luận điệu, thông tin xuyên tạc về tình hình Việt Nam.

Đây là tiền để vững chắc, thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quyền con người như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Chúng ta đã thực hiện thắng lợi, khá toàn diện mục tiêu, nhiệm vụ vừa tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và hiệu quả”.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2022 ước tăng 8,02%, cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 ước đạt 4,6 triệu đồng/người/tháng, tăng 9,5% so với năm 2021. Tỷ lệ nghèo tiếp cận đa chiều ước khoảng 3,6%, giảm 0,8 điểm phần trăm so với năm 2021.

Tính đến hết tháng 11/2022, gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 đã giải ngân khoảng 3,74 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ cho gần 123 nghìn lượt doanh nghiệp với gần 5,3 triệu lượt lao động. Các địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, chăm lo cho hộ nghèo. Trong năm 2022, tổng trị giá tiền và quà hỗ trợ cho các đối tượng là hơn 14,3 nghìn tỷ đồng.

Tiếp tục triển khai hiệu quả việc xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật về bảo đảm, thúc đẩy quyền con người trên các lĩnh vực dân tộc, tôn giáo, lao động, việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, quyền của các nhóm dễ bị tổn thương.

Trong năm 2022, Quốc hội đã thông qua 12 luật, 21 Nghị quyết; cho ý kiến về 13 dự án luật và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân. Trong đó có một số văn bản quan trọng như Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi),...

Nhiều văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng, ban hành nhằm cụ thể hóa, hướng dẫn thực thi các luật, bảo tốt hơn quyền con người, quyền công dân: dự thảo Nghị định qui định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (thay thế Nghị định số 162/2017/NĐ-CP); Nghị định qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; ban hành 3 Nghị định, 5 Thông tư thúc đẩy quyền tiếp cận thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí, internet…

Đã tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi cho học sinh, sinh viên, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19… Các chính sách dân tộc, tôn giáo, chăm sóc người cao tuổi, bảo vệ trẻ em, vì sự tiến bộ của phụ nữ, bình đẳng giới được quan tâm chỉ đạo sát sao.

Các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các nghĩa vụ theo các cam kết, công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.

Trong đó, đã hoàn thành Báo cáo tự nguyện giữa kỳ thực hiện các khuyến nghị theo cơ chế rà soát định kỳ phổ phát; hoàn thành Báo các thực thi Công ước chống phân biệt chủng tộc (CERD), xây dựng Báo cáo thực thi Côn gước quyền dân sự, chính trị (ICCPR), Công ước chống tra tấn (CAT); trả lời đầy đủ, kịp thời 12 kháng thư của các cơ chế nhân quyền LHQ về vấn đề nhân quyền.

Thông qua Đối thoại nhân quyền Việt Nam-EU (5/2022), Việt Nam-Mỹ (11/2022) và các buổi làm việc với các nước, chúng ta đã cung cấp cấp thông tin chính thống, phản bác các nhận định sai lệch, thiếu khách quan về tình hình nhân quyền Việt Nam.

Công tác thông tin, tuyên truyền về thành tựu bảo đảm quyền con người trong năm 2022 được quan tâm đẩy mạnh với sự tham gia mạnh mẽ và vai trò tích cực của các cơ quan báo chí trung ương và địa phương, tập trung vào thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam, nhất là nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội trong bối cảnh bị tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19 và tình hình thế giới. Hội nghị cung cấp thông tin nhân quyền cho báo chí được duy trì định kỳ hằng tháng giúp định hướng cho các cơ quan báo chí tuyên truyền về nhân quyền.

Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm  ngày Nhân quyền quốc tế và khởi động tiến trình UPR chu kỳ IV
Bộ Ngoại giao phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Nhân quyền quốc tế và khởi động tiến trình Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV, tại Hà Nội ngày 12/12/2022. (Ảnh: Anh Sơn)

Tiếp tục nỗ lực vì quyền con người

Năm 2023, tình hình thế giới và khu vực dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức tác động đến bảo đảm, thúc đẩy quyền con người. Là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng XIII và năm đầu tiên Việt Nam đảm nhận vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền, các thế lực phản động, cực đoan lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền sẽ gia tăng hoạt động chống Đảng, Nhà nước ta. Trong bối cảnh đó, công tác nhân quyền năm 2023 cần tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm sau:

Thứ nhất, cần tăng cường hiệu quả xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật về bảo đảm, thúc đẩy quyền con người. Tập trung kiểm tra, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những sơ hở, thiếu sót trong thực thi chính sách, pháp luật về bảo đảm, thúc đẩy quyền con người.

Triển khai có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo, bảo đảm đời sống nhân dân trong bối cảnh kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, trong đó tập trung vào nhóm đối tượng dễ bị tổn thương: trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người dân tộc thiểu số và người lao động bị mất việc làm; chương trình mục tiêu quốc gia cho người dân tộc thiểu số và địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi, trọng tâm là Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Thứ hai, tiếp tục thực thi nghiêm túc các cam kết quốc tế về nhân quyền, các nghĩa vụ theo các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam là thành viên, nhất là các công ước đến hạn báo cáo (ICCPR, CERD, CAT); đẩy nhanh tiến độ thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III.

Phát huy vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền, tham gia tích cực, có trách nhiệm, hiệu quả vào các diễn đàn nhân quyền quốc tế, đặc biệt là Hội đồng Nhân quyền LHQ. Chủ động, tích cực cung cấp thông tin cho các cơ chế nhân quyền LHQ; trả lời kịp thời, đầy đủ các kháng thư của các thủ tục đặc biệt của LHQ, phản bác kịp thời các nguồn thông tin sai lệch của các cá nhân, tổ chức phản động người Việt lưu vong.

Thứ ba, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, nhất là tuyên truyền đối ngoại với nhiều ngôn ngữ về thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam, phản bác các thông tin xuyên tạc. Duy trì hiệu quả các blog/fanpage, kênh Youtube, các chuyên mục về quyền con người trên các báo, đài, phương tiện truyền thông đại chúng để tạo dòng thông tin chủ lưu, tích cực, lan tỏa rộng rãi.

Nghiên cứu kênh trao đổi, chia sẻ thông tin về tình hình dân chủ, nhân quyền với các tổ chức phi chính phủ, phóng viên báo chí nước ngoài; tăng cường bài viết, tiếng nói của người nước ngoài, cộng đồng nguời Việt Nam ở nước ngoài để tạo sự khách quan, minh bạch và tăng cường sự đồng thuận, ủng hộ ta.

Thứ tư, chủ động tổ chức các buổi làm việc với đại diện ngoại giao các nước để thông tin về tình hình nhân quyền Việt Nam, giải tỏa kịp thời những vấn đề, đối tượng họ quan tâm, đồng thời phản bác định kiến, đánh giá sai lệch.

Tranh thủ kênh đối ngoại nhân dân để tăng cường thu hút nguồn lực việc từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cho phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội. Thông qua kênh đối ngoại nhân dân tăng cường vận động, đối thoại với các tổ chức, cá nhân ở Mỹ, EU để giảm thiểu sức ép về vấn đề nhân quyền.

Đoàn phóng viên nước ngoài thăm nơi giáo dân Đắk Lắk sinh hoạt tôn giáo
Các phóng viên phỏng vấn giáo dân tại điểm nhóm sinh hoạt truyền giáo Cơ đốc ở nhà ông Ai Kiên tại buôn Mò Ó, xã Ea Hiu, huyện Krông Pắc. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Thứ năm, nắm chắc tình hình liên quan đến vấn đề tôn giáo, dân tộc - lĩnh vực mà các thế lực thiếu thiện chí, cực đoan thường tập trung xuyên tạc, chống phá để kịp thời xử lý những vấn đề phức tạp.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số về chính sách, pháp luật, đồng thời nâng cao sức đề kháng, cảnh giác trước âm mưu, hoạt động chống phá của số đối tượng phản động, cực đoan. Kịp thời xử lý những vấn đề nhạy cảm, phức tạp phát sinh trong tôn giáo, dân tộc; giải quyết thỏa đáng nhu cầu, nguyện vọng của người dân, không để tạo thành điểm nóng.

Đấu tranh, xử lý kiên quyết các hoạt động lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để kích động các hoạt động chống phá, nhất là số đối tượng núp bóng cái gọi là “nhà bảo vệ nhân quyền”, “nhà hoạt động môi trường” được bên ngoài tung hô, cổ xúy. Tăng cường xử lý các hành vi lợi dụng không gian mạng để tuyên truyền, xuyên tạc vấn đề nhân quyền.

Thứ sáu, tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao kiến thức, nhận thức về công tác nhân quyền cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Mở rộng đối tượng tập huấn, nhất là các chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số để phát huy nguồn lực tham gia công tác bảo đảm, thúc đẩy quyền con người.

Tập trung thực hiện Chỉ thị 34/CT-TTg ngày 21/12/2021 về việc tăng cường thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về vấn đề nhân quyền.

Thứ bảy, kiện toàn bộ máy, tăng cường hiệu lực hiệu quả và sự chỉ đạo, phối hợp xuyên suốt giữa Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ và Ban Chỉ đạo Nhân quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Công tác nhân quyền cần được các địa phương xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, lâu dài cần có sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy đảng, chính quyền và có sự đầu tư đúng mức về nguồn lực.

Có thể khẳng định, những kết quả năm 2022 sẽ là nền tảng, là động lực để công tác nhân quyền tiếp tục những thành công trong năm 2023 khi Việt Nam trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ sẽ có cơ hội tham gia, đóng góp nhiều hơn trong thúc đẩy đối thoại, hợp tác quốc tế về vấn đề nhân quyền, đồng thời tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hướng đến mục tiêu vì con người, cho con người.

Tập huấn công tác bảo đảm và đấu tranh về nhân quyền năm 2022 tại Hà Nam

Tập huấn công tác bảo đảm và đấu tranh về nhân quyền năm 2022 tại Hà Nam

Ngày 29/9, Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị tập huấn công tác bảo đảm và đấu tranh về ...

Bình Phước: Nâng cao kiến thức, nhận thức về công tác nhân quyền cho lãnh đạo, cán bộ tỉnh

Bình Phước: Nâng cao kiến thức, nhận thức về công tác nhân quyền cho lãnh đạo, cán bộ tỉnh

Ngày 27/10, tại thành phố Đồng Xoài, Bình Phước, Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Bình Phước phối hợp với Văn phòng Thường trực ...

Nhiều bước tiến trong công tác đại đoàn kết đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Nhiều bước tiến trong công tác đại đoàn kết đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phục vụ tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Ban Chấp hành TW Đảng khóa IX về phát huy sức mạnh ...

Văn hóa cần phải chuyển động mạnh mẽ để hoàn thành sứ mệnh 'soi đường cho quốc dân đi'

Văn hóa cần phải chuyển động mạnh mẽ để hoàn thành sứ mệnh 'soi đường cho quốc dân đi'

Đó là khẳng định của Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trong phát biểu tham luận về ...

Hội nghị tổng kết và tập huấn công tác nhân quyền năm 2022 tại Đắk Lắk

Hội nghị tổng kết và tập huấn công tác nhân quyền năm 2022 tại Đắk Lắk

Ngày 22/12, Ban Chỉ đạo về nhân quyền tỉnh Đắk Lắk phối hợp Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền của Chính ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Khoảng 286,3 triệu USD được ký kết thông qua Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam

Khoảng 286,3 triệu USD được ký kết thông qua Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã diễn ra thành công rất tốt đẹp, đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối về mọi mặt.
Ấn tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế

Ấn tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế

Với nhà báo Gaston Fiorda, Quân đội nhân dân Việt Nam 'chính là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, cũng như biểu tượng của sự hy sinh anh ...
Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

EU đã mua dầu Nga với tổng trị giá 687,5 triệu EUR trong tháng 10/2024. Đây là mức tối đa kể từ tháng 2 năm nay.
Hàn Quốc thẩm vấn Bộ trưởng Thống nhất và Giám đốc Cơ quan tình báo liên quan đến thiết quân luật

Hàn Quốc thẩm vấn Bộ trưởng Thống nhất và Giám đốc Cơ quan tình báo liên quan đến thiết quân luật

Giới chức Hàn Quốc thông báo Bộ trưởng Thống nhất Kim Yung Ho và Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) Cho Tae Yong đã bị các nhà ...
Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Những câu chuyện truyền cảm hứng của các thành phố đoạt giải thưởng ở Hội nghị quốc tế Thành phố Học tập toàn cầu có thể trở thành bài học ...
UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), tình trạng thiếu kinh phí đang ảnh hưởng đến các nỗ lực ứng phó khẩn cấp người tị nạn ở Nam Sudan.
Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Ngày 20/12, Văn phòng Thường trực nhân quyền Chính phủ và Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền 2024
Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức tọa đàm 'Hành trình di cư: Những bước chân cảm hứng' nhân Ngày quốc tế Người di cư 2024
Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ gửi trao những món quà như là những niềm hy vọng tới cho gia đình các nạn nhân nhiễm chất độc da cam.
Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, thúc đẩy bình đẳng giới trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế.
Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, Bộ Ngoại giao và IOM tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền phối hợp Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới'.
Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Công tác thông tin đối ngoại về đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Việt Nam xây dựng được hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó chú trọng xây dựng pháp luật về quyền con người tương đối toàn diện.
Chuyên gia LHQ: Hoan nghênh sự sẵn sàng của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền

Chuyên gia LHQ: Hoan nghênh sự sẵn sàng của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền

Vai trò của Việt Nam với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ (2023–2025) là minh chứng cho cam kết của Việt Nam trong hợp tác quốc tế.
Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, con người luôn được đặt ở trung tâm của mọi chiến lược, chính sách.
Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Trong kỷ nguyên mới, quyền con người là trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển đất nước.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút có một phụ nữ hoặc trẻ em ...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Phiên bản di động