Đại sứ Nguyễn Thiệp và Phó chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi trao tiền tài trợ cho ông Nguyên Tiến Đông. |
Trường Lũy là công trình kiến trúc lũy dài 127,4km (trên đất Quảng Ngãi 113km), chạy theo hướng Bắc - Nam từ huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) đến huyện An Lão (Bình Định) được xây dựng để phục vụ công cuộc khai khẩn, lập ấp của người dân xứ Quảng những năm đầu tiên của thời nhà Nguyễn (băt đầu từ 1819 dưới thời vua Gia Long). Kể từ năm 2005 các nhà nghiên cứu Viện Khảo cổ học (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) và Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp đã phát hiện di tích này, phối hợp nghiên cứu và lần lượt công bố những kết quả nghiên cứu di tích Trường Lũy. Năm 2011, công trình nói trên đã được Bộ Văn hoá công nhận là Di sản văn hoá Quốc gia. Tuy nhiên so với quy mô lớn, kéo dài của di tích, các cuộc nghiên cứu, khai quật vừa qua mới chỉ là những bước đi đầu tiên. Việc tiếp tục khai quật và nghiên cứu xây dựng tài liệu cho di tích đòi hỏi các chi phí rất lớn.
Nhân dịp về dự Hội nghi NG 28, Đại sứ nước ta tại Áo Nguyễn Thiệp đã trao dổi với Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Đinh Thị Loan và thoả thuận trao số tiền tài trợ cho Viện khảo cổ học VN ( Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN). Cuộc khai quật khảo cổ sẽ do Viện Khảo cổ học (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) và Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch tỉnh Quảng ngãi thực hiện. Địa điểm dự kiến khai quật là di tích đồn Tân Long Hạ (trên hệ thống Trường Luỹ) thuộc thôn Tân Long Hạ, xã Ba Động, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Thời gian dự định tiến hành mùa khô năm 2014 (tháng 3, 4 năm 2014). Sau khi hoàn tất công trình sẽ được gắn biển Kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Áo (1972-2012).
Năm 2011 di tích này đã được công nhận là Di sản Văn hoá Quốc gia. Để đưa Trường Luỹ lên một tầm cao mới xứng đáng với tính chất và quy mô cũng như vị trí quan trọng của nó trong lịch sử dân tộc cũng như phát huy giá trị di tích trong du lịch để di tích mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương cần đầu tư nhiều công sức hơn nữa.
P.V