COP28: Kỳ vọng tăng gấp 3 sản lượng năng lượng tái tạo; 450 triệu USD dành cho hỗ trợ cắt giảm khí methane

Các báo cáo cho thấy thế giới đã đạt tiến bộ trong việc sử dụng năng lượng tái tạo. Từ năm 2015-2022, sản lượng năng lượng tái tạo toàn cầu tăng trung bình 11%/ năm.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
COP28: Hơn 110 quốc gia tán thành kế hoạch tăng gấp 3 sản lượng năng lượng tái tạo vào năm 2030
COP28: Thông qua mục tiêu tăng gấp 3 sản lượng năng lượng tái tạo và tăng gấp đôi hiệu quả sử dụng năng lượng trên toàn thế giới vào năm 2030. (Nguồn: Bloomberg)

Ngày 1/12, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết hơn 110 quốc gia đã bày tỏ kỳ vọng Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28) đang diễn ra tại Dubai (Các tiểu vương quốc Arab thống nhất - UAE) sẽ là dịp để thông qua mục tiêu tăng gấp 3 sản lượng năng lượng tái tạo và tăng gấp đôi hiệu quả sử dụng năng lượng trên toàn thế giới vào năm 2030.

Liên minh châu Âu (EU) lần đầu tiên kêu gọi cộng đồng quốc tế thực hiện mục tiêu mới này hồi đầu năm nay. Điều này sau đó đã lần lượt được chủ nhà COP28 là UAE, Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và đang nổi hàng đầu thế giới (G20) đề cập. Các báo cáo hiện nay cho thấy chỉ riêng các quốc gia G20 đã "đóng góp" gần 80% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu.

Phát biểu với các nhà lãnh đạo tại COP28, bà Von der Leyen nhấn mạnh "thật tuyệt vời" khi hơn 110 quốc gia đã tán thành mục tiêu nêu trên. Theo bà, giờ đã tới lúc "đưa những mục tiêu này vào tuyên bố chung của COP, bởi điều này sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ tới các nhà đầu tư, cũng như người tiêu dùng” trên toàn thế giới.

Các cuộc thảo luận về mục tiêu năng lượng tái tạo được tiến hành riêng biệt tại COP28, nhưng có liên quan đến việc liệu tuyên bố chung của COP28 có đạt được cam kết rằng các quốc gia sẽ giảm dần - hoặc loại bỏ dần - tất cả nhiên liệu hóa thạch hay không.

Hồi tháng 9 vừa qua, các quốc gia G20 cam kết “khuyến khích nỗ lực” hướng tới tăng gấp 3 lần năng lực sản xuất năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, tuyên bố kết thúc hội nghị của họ vẫn "lặng thinh" về tương lai của nhiên liệu hóa thạch - nguyên nhân gây ra phần lớn lượng khí thải nhà kính.

Hiện tất cả các giải pháp đáng tin cậy để đạt được mục tiêu trung hòa carbon toàn cầu vào giữa thế kỷ này đều phụ thuộc vào việc tăng quy mô lớn năng lượng gió, Mặt Trời, thủy điện và các năng lượng tái tạo khác như sinh khối, để thay thế nhu cầu về dầu, khí đốt và than đang "nung nóng" Trái Đất. Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đánh giá đây là "đòn bẩy quan trọng nhất" để giảm ô nhiễm carbon do đốt nhiên liệu hóa thạch và hạn chế mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở ngưỡng đầy tham vọng của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu là 1,5 độ C so với thời kỳ tiền Cách mạng Công nghiệp.

Các báo cáo mới nhất cho thấy thế giới đã đạt tiến bộ trong việc sử dụng năng lượng tái tạo. Trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2022, sản lượng năng lượng tái tạo của toàn cầu tăng trung bình 11% mỗi năm.

Trong bối cảnh giá dầu tăng vọt và tình trạng mất an ninh năng lượng liên quan tình hình xung đột tại Ukraine, IEA dự báo mức tăng trưởng chưa từng có khoảng 30% vào năm 2023.

Không phải tất cả các quốc gia sẽ phải thực hiện những nỗ lực giống nhau để cắt giảm lượng khí thải. Trong 57 quốc gia mà tổ chức tư vấn chiến lược Ember tiến hành phân tích, có hơn 50% đang trên đà đạt hoặc vượt mục tiêu năm 2030. Tuy nhiên, các nước phát thải lớn như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và UAE vẫn còn nhiều điều cần cải thiện.

Tiếp theo đó ngày 2/12, cũng tại COP 28, các quỹ từ thiện cũng có kế hoạch dành 450 triệu USD hỗ trợ các nỗ lực cắt giảm khí methane - loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn thứ 2 hiện nay và theo đó đã trở thành một trọng tâm mới trong đàm phán về khí hậu toàn cầu.

Các tổ chức từ thiện, trong đó có Quỹ Trái Đất Bezos, Quỹ từ thiện Bloomberg và Quỹ vì khí hậu Sequoia, bày tỏ kỳ vọng rằng sự hỗ trợ này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình giảm phát thải khí methane và các khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác.

Thông báo của nhóm các tổ chức từ thiện trên được đưa ra trong bối cảnh Mỹ, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Trung Quốc đang chuẩn bị đưa ra một số thông báo tại COP28 về việc huy động thêm nguồn lực tài chính để giải quyết vấn đề khí methane, trong khi các quốc gia tiến tới các mục tiêu mới nhằm hạn chế khí thải.

Theo giới chuyên gia về khí hậu, việc đưa các nỗ lực cắt giảm khí methane vào một thỏa thuận cấp cao có tính ràng buộc về mặt pháp lý là ưu tiên hàng đầu. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng khí methane có thể gây gia tăng nhiệt độ Trái Đất mạnh hơn so với CO2. Ngoài ra, methane cũng tan biến trong khí quyển chỉ sau vài năm, trong khi CO2 có thể tồn tại nhiều thập kỷ. Do đó, việc hạn chế lượng khí thải methane có thể tác động ngay lập tức đối với việc hạn chế biến đổi khí hậu. Loại khí này được sinh ra từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có hoạt động khai thác dầu mỏ và sản xuất khí đốt, nông nghiệp, bãi chôn lấp và chất thải thực phẩm.

Thủ tướng Barbados Mia Amor Mottley cho biết: “Với thời gian ngắn ngủi, chúng ta phải khôn khéo và quyết đoán trong giải pháp kiềm chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất ở ngưỡng 1,5 độ C. Biện pháp khôn khéo nhất cho tất cả các bên là cam kết chấm dứt tình trạng phát thải khí methane ngay bây giờ và khẩn trương kiểm soát phát thải của tất cả các chất siêu ô nhiễm khác”.

Theo Cam kết cắt giảm khí methane toàn cầu do Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) dẫn đầu năm 2021, hơn 150 quốc gia đã nhất trí tới năm 2023 sẽ cắt giảm lượng khí thải methane 30% so với mức ghi nhận trong năm 2020. Tuy nhiên, chỉ có một số ít thông báo chi tiết cách thức thực hiện mục tiêu này.

Công ty nghiên cứu Kayrros - đơn vị chuyên theo dõi lượng khí thải methane - ngày 1/12 cho biết bất chấp các cam kết nêu trên, lượng khí thải methane hiện chưa được cải thiện. Tại một số khu vực, nồng độ khí methane thậm chí còn tăng lên. Giám đốc điều hành của Kayrros - ông Antoine Rostand cho biết: “Chúng tôi đã kêu gọi cấm hoàn toàn các nguồn siêu phát thải khí methane. Việc cắt giảm nhanh chóng lượng khí thải methane từ nhiên liệu hóa thạch có thể giúp giảm 0,1 độ C trong mức tăng nhiệt độ toàn cầu vào giữa thế kỷ này".

Xung đột Israel-Hamas: Kế hoạch tấn công Dải Gaza có khả năng ‘quay xe’, Nhà nước Do Thái tuyên bố không muốn đối đầu với lực lượng này

Xung đột Israel-Hamas: Kế hoạch tấn công Dải Gaza có khả năng ‘quay xe’, Nhà nước Do Thái tuyên bố không muốn đối đầu với lực lượng này

Ngày 24/10, theo một số nguồn tin, giới lãnh đạo chính trị Israel có thể sẽ quyết định không tấn công trên bộ vào Dải ...

Bất chấp các nghĩa vụ và thỏa thuận chưa ngã ngũ, nước châu Âu này vẫn lên kế hoạch tăng khối lượng nhập khẩu khí đốt của Nga vào năm tới

Bất chấp các nghĩa vụ và thỏa thuận chưa ngã ngũ, nước châu Âu này vẫn lên kế hoạch tăng khối lượng nhập khẩu khí đốt của Nga vào năm tới

Bộ trưởng Môi trường và Năng lượng Hy Lạp Theodoros Skilakakis ngày 4/11 cho biết, công ty khí đốt nước này đang đàm phán với ...

Nga nói hỗ trợ Ukraine là gánh nặng, Mỹ hết giấy để 'in tiền'; Moscow sẽ tăng sản lượng LNG, 'bơ' trừng phạt

Nga nói hỗ trợ Ukraine là gánh nặng, Mỹ hết giấy để 'in tiền'; Moscow sẽ tăng sản lượng LNG, 'bơ' trừng phạt

Ngày 9/11, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, việc hỗ trợ cho Ukraine sẽ trở thành một gánh nặng quá mức và ...

Tăng cường vai trò của khu vực tư nhân, khai thác tối đa tiềm năng về năng lượng tái tạo của Việt Nam

Tăng cường vai trò của khu vực tư nhân, khai thác tối đa tiềm năng về năng lượng tái tạo của Việt Nam

Ngày 21/11, tại Hà Nội, Diễn đàn Năng lượng sản xuất tại Việt Nam sự kiện của Nhóm công tác về điện và năng lượng, ...

Hai nước thành viên COP28 đóng góp 200 triệu USD chống biến đổi khí hậu

Hai nước thành viên COP28 đóng góp 200 triệu USD chống biến đổi khí hậu

Ngày 30/11, Đức và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cam kết cung cấp 200 triệu USD để bồi thường thiệt hại ở ...

Minh Hòa (tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động