Covid-19: Điều thế giới vẫn đang đau đáu về vaccine công nghệ mRNA

Trọng Huy
TGVN. Công nghệ vaccine mRNA được đánh giá mang lại nhiều lợi ích, giúp quá trình sản xuất và phân bổ khắp thế giới một cách nhanh chóng. Đặc biệt, có thể dựa trên nền tảng cũ để tiếp tục điều chế chủng vaccine mới nhằm khống chế virus hoặc các biến thể khác. Việc sản xuất vaccine theo công nghệ này là hoàn toàn tổng hợp, không dựa vào các tế bào sống hoặc các dòng tế bào nuôi cấy.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Những vaccine phát triển dựa trên công nghệ mRNA tạo ra phân tử protein đột biến được phủ bởi một lớp nano lipid (chất béo) của tế bào. Khi tiêm vào cơ thể sẽ xảy ra những phản ứng theo những điều kiện của mRNA để tạo ra các protein đột biến SARS-CoV-2. Phản ứng miễn dịch đó sẽ tạo ra các kháng nguyên để bảo vệ cơ thể khi các virus thực sự xâm nhập.

Vaccine mRNA đầu tiên được chấp thuận sử dụng cho người là vaccine Pfizer/ BioNTech và Moderna Covid-19 đang được triển khai trên khắp thế giới.

Hình ảnh dưới kính hiển vi cho thấy virus Corona giữa các tế hồng cầu. (Nguồn: AFP)
Hình ảnh dưới kính hiển vi cho thấy virus Corona giữa các tế hồng cầu. (Nguồn: AFP)

Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề mà các nhà khoa học cần cải thiện để vaccine mRNA trở nên thực tế hơn và có giá cả phải chăng hơn cho nhân loại. Dưới đây là những vấn đề mà các nhà nghiên cứu vaccine mRNA vẫn đang nỗ lực từng ngày để cải tiến một cách tốt nhất.

Tìm cách kéo dài thời gian bảo quản

Chúng ta đã biết, mRNA và lớp vỏ lipid của nó tương đối không ổn định khi bảo quản trong tủ lạnh hoặc ở nhiệt độ phòng. Bởi vì RNA nhạy cảm hơn DNA, các enzym trong môi trường có nhiệt độ cao có thể khiến nó bị phân hủy.

Để khắc phục vấn đề này, các nhà nghiên cứu đang cố gắng tìm cách giảm bớt sự ảnh hưởng của nhiệt độ lên vaccine mRNA để tăng thời hạn sử dụng. Một phương pháp khác cũng đang được cân nhắc là sản xuất vaccine mRNA dưới dạng bột để tiện cho công việc bảo quản. Khi cần sử dụng, người ta chỉ dùng nước để pha loãng bột vaccine trước khi tiêm. Công ty Arcturus có trụ sở tại California (Mỹ) đang theo đuổi ý tưởng này và sản phẩm vaccine dạng bột đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III.

CureVac, công ty phát triển vaccine mRNA Covid-19 cũng đang tham gia kế hoạch sản xuất vaccine khô và đã đạt thời gian bảo quản kéo dài tới ba tháng ở nhiệt độ tủ lạnh.

Giảm lượng vaccine mỗi lần tiêm

Liều lượng vaccine mRNA hiện tại nằm trong khoảng từ 30 microgam (của hãng Pfizer/BioNTech) đến 100 microgam (của Moderna). Trong các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I, liều lượng thấp hơn của vaccine Pfizer/ BioNTech được ghi nhận cũng có tác dụng nhất định.

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn khao khát duy trì liều lượng ở mức thấp hơn hiện tại. Công ty CureVac đã phát triển vaccine Covid-19 mRNA với liều lượng 12 microgam bằng cách kết hợp những đổi mới trong trình tự mRNA và công thức nano lipid. Tuy nhiên, các chi tiết của công nghệ này hiện được CureVac bảo mật.

Ứng dụng công nghệ mRNA tự khuếch đại là một cách tiếp cận khác để giảm liều vaccine. Kĩ thuật mRNA tự khuếch đại nhằm tạo ra nhiều bản sao của chính nó sau khi được tiêm. Điều này có nghĩa là, về lý thuyết, chỉ cần tiêm một liều thấp hơn liều lượng hiện tại thì mRNA tự khuếch đại và tạo ra cùng mức kháng nguyên tương đương với hai mũi tiêm.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Imperial College London và công ty Dược phẩm Arcturus đang sử dụng phương pháp này để phát triển vaccine Covid-19. Mặc dù các thử nghiệm mới chỉ vừa hoàn thành giai đoạn I, tuy nhiên đây được coi là phương pháp lý tưởng, bởi khả năng giảm chi phí và tốn ít vật liệu hơn.

Tiêm một mũi duy nhất

Các loại vaccine mRNA Covid-19 hiện tại tiêm theo cơ chế tăng cường. Tức là buộc phải tiêm mũi đầu tiên để khởi động hệ thống miễn dịch, sau đó tiêm tiếp mũi thứ hai để tăng cường phản ứng miễn dịch, cách mũi đầu từ 3-4 tuần.

Sẽ tuyệt vời hơn nhiều nếu một lần tiêm duy nhất có thể mang lại hiệu quả tương tự như hai mũi tiêm. Và nếu Covid-19 tồn tại trong cuộc sống khi đại dịch qua đi, chúng ta sẽ vẫn cần phải tăng cường phản ứng miễn dịch thường xuyên, có thể tiêm chủng phòng ngừa như với vaccine cúm mùa khác trong tương lai. Trong trường hợp này, một mũi tiêm duy nhất hàng năm sẽ trở thành lựa chọn khả thi và đầy đủ nhất, thay vì hai mũi như hiện tại.

Một lần nữa, vaccine mRNA tự khuếch đại sẽ trở nên hữu ích trong trường hợp này. Arcturus đã công bố trực tuyến kết quả đáng khích lệ khi thử nghiệm trên chuột bạch, cho thấy một mũi tiêm vaccine mRNA tự khuếch đại duy nhất đã ghi nhận những phản ứng miễn dịch mạnh mẽ.

Một cách tiếp cận khác được phát triển bởi các nhà nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Massachusetts tiêm các vi cầu polymer có thể giải phóng vaccine vào cơ thể sau khi tiêm ngày đầu tiên và 21 ngày sau đó. Trình tự này có thể coi là hình thức “tăng cường liều lượng” nhưng chỉ gói gọn trong một lần tiêm.

"Đón đầu” các biến thể của virus

Theo các chuyên gia y tế, công nghệ vaccine mRNA rất thích hợp để phản ứng nhanh chóng với các biến thể virus mới. Đó là vì các đặc tính hóa học và vật lý của mRNA vẫn giữ nguyên, ngay cả với những thay đổi trình tự nhỏ cần thiết để phù hợp với các đột biến của virus. Cơ sở này khiến việc phát triển các vaccine mRNA mới, đối phó tốt với các virus đột biến trở nên nhanh chóng và đơn giản hơn nhiều.

Vaccine mRNA được sản xuất để đối phó với các biến thể khác nhau những vẫn có quy trình sản xuất và đóng gói tương tự nhau. Điều này giúp giảm thiểu phản ứng đối với các biến chủng virus mới xuất hiện, chẳng hạn như các biến thể ở Anh và Nam Phi.

Rào cản chính trong vấn đề này chính là những quy định nghiêm ngặt của ngành y tế trong lĩnh vực sản xuất vaccine. Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ gợi ý, nếu vaccine mRNA có khả năng chống lại các biến thể virus thì nó có thể được "đặc cách" bỏ qua các thử nghiệm lâm sàng nhỏ, hoặc không cần thử nghiệm cho các virus đột biến trong tương lai.

TIN LIÊN QUAN
Ấn Độ đang phát triển thêm 7 loại vaccine Covid-19
IFRC cảnh báo về 'hậu quả nghiêm trọng' do phân phối bất bình đẳng vaccine ngừa Covid-19
Covid-19: Toàn cầu có 4.000 biến thể virus SARS-CoV-2, thêm 3 biến thể mới ở châu Mỹ
Vaccine Covid-19 Việt Nam sẽ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 ngay sau Tết Nguyên đán
Ngày tàn của Covid-19 đã chớm cận kề?
(theo The Conversation)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Cách tắt thanh tìm kiếm trên Windows 10 đơn giản và nhanh chóng

Cách tắt thanh tìm kiếm trên Windows 10 đơn giản và nhanh chóng

Cách tắt thanh tìm kiếm trên Windows 10 giúp tối ưu không gian làm việc. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách tắt thanh tìm kiếm để có trải ...
Khí đốt Nga sắp được chuyển thẳng đến các hộ gia đình Trung Quốc

Khí đốt Nga sắp được chuyển thẳng đến các hộ gia đình Trung Quốc

Tuyến phía Đông của đường ống dẫn khí Nga-Trung Quốc đã hoàn thành xây dựng và bước vào giai đoạn vận hành thử nghiệm cuối cùng.
Lập poker, Viktor Gyokeres vượt Erling Haaland tại UEFA Nations League 2024/25

Lập poker, Viktor Gyokeres vượt Erling Haaland tại UEFA Nations League 2024/25

Với cú poker ở trận thắng Azerbaijan, tiền đạo Viktor Gyokeres vượt qua Erling Haaland, vươn lên dẫn đầu danh sách ghi bàn tại UEFA Nations League 2024/25.
Atletico Madrid muốn bổ nhiệm HLV Jurgen Klopp thay Diego Simeone

Atletico Madrid muốn bổ nhiệm HLV Jurgen Klopp thay Diego Simeone

Cựu HLV Liverpool Jurgen Klopp bất ngờ lọt tầm ngắm của Atletico Madrid dù vừa được bổ nhiệm làm Giám đốc bóng đá toàn cầu tập đoàn Red Bull.
Cách kết nối Android Auto đơn giản và nhanh chóng

Cách kết nối Android Auto đơn giản và nhanh chóng

Kết nối Android Auto, cả có dây và không dây giúp người lái xe sử dụng các tính năng hiện đại. Xem cách kết nối điện thoại với màn hình ...
Quay màn hình trên điện thoại Android nhanh chóng và đơn giản

Quay màn hình trên điện thoại Android nhanh chóng và đơn giản

Bạn đang muốn quay màn hình trên Android để lưu lại những khoảnh khắc quan trọng? Dưới đây là cách quay video màn hình điện thoại Android đơn giản nhất!
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động