Covid-19 hạ nhiệt, những quốc gia châu Âu nào từ từ nới lỏng phong tỏa và giãn cách xã hội?

Quang Đào
TGVN. Do tình hình dịch Covid-19 tại một số nơi có phần ổn định, một số quốc gia châu Âu đã nghĩ đến việc gỡ bỏ một phần lệnh phong tỏa và giãn cách xã hội. Tuy nhiên, đây có phải là bước đi đúng đắn?
Theo dõi Baoquocte.vn trên

TIN LIÊN QUAN
covid 19 ha nhiet chau au tu tu noi long phong toa va gian cach xa hoi EU nhất trí tung gói cứu trợ 500 tỷ Euro để đối phó với khủng hoảng Covid-19
covid 19 ha nhiet chau au tu tu noi long phong toa va gian cach xa hoi Thủ tướng Merkel kêu gọi châu Âu phải 'tự chủ' trong sản xuất khẩu trang
covid 19 ha nhiet chau au tu tu noi long phong toa va gian cach xa hoi
Một số quốc gia châu Âu như Đan Mạch chuẩn bị nới lỏng lệnh phong tỏa do dịch Covid-19 hạ nhiệt. (Nguồn: Global News)

Theo CNN, một số quốc gia châu Âu không phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19 đang nghĩ tới việc nới lỏng các lệnh phong tỏa và giãn cách xã hội ngay trong tuần tới.

Kể từ ngày 7/3, người dân ở Cộng hòa Czech đã có thể đi mua sắm tại các cửa hàng bán vật dụng và xe đạp, chơi tennis và đi bơi nhưng vẫn phải tuân thủ quy định người dân phải cách xa nhau tối thiểu 2m. Czech cũng là quốc gia đi ngược lại xu thế chung của châu Âu khi bắt toàn bộ 10,7 triệu dân phải đeo khẩu trang hoặc che mặt khi ra đường. Theo thông cáo của chính phủ, kể từ ngày 14/4, người dân Czech sẽ được ra nước ngoài trong trường hợp thiết yếu.

Áo có kế hoạch mở cửa các cửa hàng nhỏ sau lễ Phục sinh (12/4). Từ ngày 1/5, Áo sẽ mở cửa lại các khu mua sắm và tiệm làm tóc, còn nhà hàng và khách sạn sẽ mở cửa trở lại vào giữa tháng 5. Thủ tướng Áo Sebastian Kurz cho biết, mọi thứ sẽ được thực hiện "trong điều kiện an ninh nghiêm ngặt".

Theo Thủ tướng Mette Frederiksen, Đan Mạch sẽ mở cửa lại các trường học từ ngày 15/4 nếu tình hình dịch bệnh "hạ nhiệt" nhưng vẫn sẽ cấm tổ chức các lễ hội và các buổi tụ họp lớn tới tháng 8 và tiếp tục đóng cửa biên giới.

Còn tại Na Uy, Thủ tướng Erna Solberg thông báo sẽ mở cửa các trường mẫu giáo từ 20/4 và tuần sau đó, trẻ em từ lớp 1 đến lớp 4 sẽ được đi học bình thường. Chính phủ tin rằng các số liệu mới nhất cho thấy Na Uy có thể thực hiện từ từ thực hiện các biện pháp nới lỏng lệnh phong tỏa với "sự lạc quan nhưng thận trọng".

Những quốc gia khác thì tạm thời chưa đưa ra quyết định gì, nhằm học hỏi kinh nghiệm của những người tiên phong bởi họ cũng đang tìm đường thoát khỏi việc ở nhà quá lâu, trong bối cảnh áp lực kinh tế và xã hội đang dần gia tăng.

Phương án khả thi

Tiến sĩ Peter Drobac, một chuyên gia y tế toàn cầu tại Trường Kinh doanh Saïd, thuộc Đại học Oxford nói với CNN rằng: “Những quốc gia hiện đang giảm bớt lệnh hạn chế đi lại là những ví dụ quan trọng và đầy hy vọng đối với phương Tây. Chúng ta vẫn còn nhiều điều phải học về cách làm thế nào để có thể thoát khỏi tình trạng phong tỏa một cách an toàn và hiệu quả”.

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng, các quốc gia nói trên không phải là những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất từ dịch Covid-19 tại châu Âu, khi số lượng các ca tử vong chỉ đạt tới hàng trăm chứ chưa phải hàng nghìn. Đây cũng là những quốc gia đầu tiên tại khu vực có những chính sách phong tỏa và giãn cách xã hội quyết đoán, chủ động và đã qua đỉnh dịch từ lâu.

“Quyết định nới lỏng các hạn chế xã hội cho đến thời điểm này là khá hợp lý và thông minh. Tuy nhiên, đây là quá trình từ từ. Họ sẽ phải học hỏi và theo dõi các ca nhiễm bệnh mới. Nhưng nếu các quốc gia này làm quá lỏng tay và các ca nhiễm mới lại tăng đột biến, họ sẽ lại phải thắt chặt các lệnh phong tỏa. Đó là cách mà mọi quốc gia nên làm.” - ông Drobac cho biết.

covid 19 ha nhiet chau au tu tu noi long phong toa va gian cach xa hoi
Cư dân tại một viện dưỡng lão ở Oslo, Na Uy ra đường vui chơi. (Nguồn: AFP)

Cũng theo CNN, các quốc gia khác muốn đi theo con đường của những quốc gia châu Âu nói trên cần phải đáp ứng 3 tiêu chí chung, đặc biệt để nhằm tránh một “làn sóng” lây nhiễm Covid-19 thứ 2.

Đầu tiên, các quốc gia cần phải thấy được sự thuyên giảm đáng kể về số lượng các ca nhiễm mới. Thứ hai, hệ thống y tế cần phải có đủ khả năng đối phó với dịch bệnh mà không rơi vào tình trạng khủng hoảng. Thứ ba, họ cần một hệ thống xét nghiệm hàng loạt để người bệnh có thể được cách ly sớm trước khi họ lây nhiễm cho người khác.

Nhưng cũng cần cảnh giác

Việc những quốc gia châu Âu nói trên muốn mở cửa lại cũng là điều có lý. Thế nhưng, việc đánh đổi sức khỏe cộng đồng nhằm cứu lấy nền kinh tế sẽ đem lại nhiều cạm bẫy trước mắt.

Tiến sĩ Hans Kluge, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại châu Âu lại cho rằng, việc nới lỏng các hạn chế đi lại trong thời điểm này vẫn đem lại nhiều rủi ro, nhất là khi 7/10 nước châu Âu đều nằm trong top 10 quốc gia có nhiều ca nhiễm Covid-19 nhất thế giới.

“Đây là thời gian để nhân đôi và nhân ba nỗ lực tập thể của toàn thế giới để ngăn chặn sự lây lan của virus corona. Bất cứ sự thay đổi nào trong chiến lược phản ứng chung, như nới lỏng các biện pháp phong tỏa đòi hỏi sự xem xét kỹ lưỡng.”- ông Kluge cho biết.

Ngoài ra, tạp chí y học The Lancet đề xuất rằng không nên dỡ bỏ phong tỏa trên mức độ toàn cầu cho đến khi nào có được vaccine hoặc thuốc điều trị virus SARS-CoV-2, khi mà nhiều chuyên gia y tế nhận định, đợt bùng phát virus corona thứ 2 có thể sẽ diễn ra trong vài tháng tới.

Bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ, nói sức khỏe cộng đồng là ưu tiên hàng đầu. Nhưng việc cách ly xã hội và kinh tế quá lâu sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực khó lường. Do đó, cần đạt được sự cân đối cần thiết giữa cách ly chống dịch và khôi phục kinh tế.

Bài toán với các quốc gia châu Âu là sớm mở cửa nền kinh tế nhưng phải đảm bảo hạn chế nguy cơ dịch bệnh tái bùng phát. Nhiều khả năng các nước sẽ duy trì các biện pháp giãn cách xã hội trong nhiều tuần, thậm chí hàng tháng. Tuy nhiên, việc lên kế hoạch mở cửa chi tiết sẽ giúp các nền kinh tế hồi phục nhanh chóng sau khi dần gỡ bỏ cách ly. Chỉ một bước đi sai lầm cũng có thể khiến dịch tái bùng phát và vòng luẩn quẩn cách ly - suy giảm kinh tế tiếp diễn.

covid 19 ha nhiet chau au tu tu noi long phong toa va gian cach xa hoi Dịch Covid-19: Thêm hơn 1.600 ca nhiễm mới tại Nga, Ấn Độ ghi nhận mức tăng kỷ lục trong ngày

TGVN. Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 tiếp tục hoành hành ở Nga với hơn 1.600 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua ...

covid 19 ha nhiet chau au tu tu noi long phong toa va gian cach xa hoi Hội chứng giải phóng Cytokine ở bệnh nhân Covid-19

TGVN. Hội chứng giải phóng Cytokine – hiện tượng hệ miễn dịch phản ứng quá mạnh sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể bệnh ...

covid 19 ha nhiet chau au tu tu noi long phong toa va gian cach xa hoi Gói cứu trợ phá vỡ bế tắc EU: Pháp khen 'bước tiến lớn tuyệt vời', Đức gọi 'cột mốc quan trọng'

TGVN. Việc đạt thỏa thuận về gói cứu trợ cho phép nhanh chóng giải ngân 550 tỷ Euro (602 tỷ USD) đã phá vỡ thế bế ...

Quang Đào (theo CNN)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Xao xuyến trước nhan sắc trẻ trung của diễn viên Lý Nhã Kỳ

Xao xuyến trước nhan sắc trẻ trung của diễn viên Lý Nhã Kỳ

Trên trang cá nhân, diễn viên Lý Nhã Kỳ đăng ảnh khác lạ, trẻ trung, dễ thương với mái tóc ngắn.
Argentina khẳng định không tìm kiếm xung đột với Anh, muốn siết tình thân cùng EU-NATO

Argentina khẳng định không tìm kiếm xung đột với Anh, muốn siết tình thân cùng EU-NATO

Argentina không tìm kiếm xung đột với Anh trong tranh chấp lãnh thổ mà sẽ thúc đẩy một tiến trình đàm phán lâu dài trong khuôn khổ hòa bình.
Cách phân loại nhật ký Zalo để không bỏ lỡ những nội dung bạn quan tâm

Cách phân loại nhật ký Zalo để không bỏ lỡ những nội dung bạn quan tâm

Bạn thường sử dụng nhật ký Zalo để cập nhật thông tin của người thân và bạn bè. Bài viết hôm nay sẽ mách bạn cách phân loại nhật ký ...
Cách dọn dẹp rác trên iPhone giúp điện thoại hoạt động ổn định hơn

Cách dọn dẹp rác trên iPhone giúp điện thoại hoạt động ổn định hơn

Trong quá trình sử dụng iPhone, người dùng luôn lo lắng vấn đề các file rác sẽ khiến thiết bị chạy chậm đi. Bài viết này sẽ hướng bạn cách ...
Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Không còn hứng thú với chung cư, nhà đầu tư đổ tiền gom đất nền vùng ven; thu hồi hơn 1.400ha đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới ...
PetroVietnam công bố 2 phát hiện dầu khí mới, quyết làm mới động lực cũ, cập nhật hướng đi cho lĩnh vực thăm dò, khai thác

PetroVietnam công bố 2 phát hiện dầu khí mới, quyết làm mới động lực cũ, cập nhật hướng đi cho lĩnh vực thăm dò, khai thác

PetroVietnam công bố 2 phát hiện dầu khí mới, quyết làm mới động lực cũ, cập nhật hướng đi cho lĩnh vực thăm dò, khai thác...
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Phiên bản di động