Covid-19 là mối đe dọa hiện hữu, virus kháng kháng sinh là mối đe dọa tiềm ẩn

TGVN. Không 'nổi tiếng' như Covid-19, nhưng tình trạng kháng kháng sinh đang âm thầm trở thành là mối đe dọa đối với sức khỏe của cộng đồng, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát hiện nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
covid 19 la moi de doa hien huu virus khang khang sinh la moi de doa tiem an Dịch Covid-19 và cơ hội thay đổi tư duy giáo dục
covid 19 la moi de doa hien huu virus khang khang sinh la moi de doa tiem an Dịch Covid-19: Châu Âu chao đảo vì thất nghiệp
covid 19 la moi de doa hien huu virus khang khang sinh la moi de doa tiem an
Mức độ và tốc độ kháng thuốc kháng sinh ngày càng gia tăng ở mức báo động. (Nguồn: AFP)

Đại dịch Covid-19 bùng phát làm nổi lên nhu cầu cấp thiết, quan trọng trong việc phát triển nhanh chóng vaccine và thuốc kháng virus để giảm số lượng bệnh nhân nhập viện hay bị tử vong do nhiễm virus SARS-CoV-2.

Tuy nhiên, điều đáng lo hơn đằng sau đợt bùng phát dịch bệnh hiện nay là thực trạng kháng kháng sinh (ARM) - vi khuẩn không bị tiêu diệt bởi kháng sinh. Tình trạng này tính toàn cầu, là mối đe dọa đối với hàng trăm nghìn người trên khắp thế giới và được dự báo sẽ làm phức tạp hơn việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân Covid-19.

Mối đe dọa tiềm ẩn

Liên hợp quốc cảnh báo, số lượng người thiệt mạng do kháng thuốc có thể sẽ cao hơn số người tử vong do bệnh ung thư. Vì vậy, Liên hợp quốc gọi tình trạng kháng thuốc là “một vấn đề khẩn cấp về y tế toàn cầu” và cần phải được ưu tiên giải quyết như phòng chống dịch Ebola hay HIV.

Mặc dù tình trạng kháng kháng sinh không thu hút sự quan tâm giống như SARS-CoV-2, nhưng vi khuẩn kháng kháng sinh cũng nguy hiểm không kém, đe dọa sức khỏe và cuộc sống của người dân trên toàn thế giới và sự phát triển tổng thể, bền vững của cả một quốc gia.

Theo thông tin được đăng tải trên trang web của Liên hợp quốc, đến năm 2050, mỗi năm sẽ có khoảng 5 triệu người châu Á tử vong do kháng thuốc kháng sinh. Cảnh báo này được đưa ra trong ngày phát động Tuần lễ Nhận thức kháng sinh thế giới (WAAW) ở châu Á và Thái Bình Dương năm 2018.

Những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh do vi khuẩn kháng kháng sinh là những người dễ bị bệnh do nhiễm trùng phổi như cúm, hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và Covid-19. Ví dụ, đại dịch cúm H1N1 2009 đã cướp đi sinh mạng của gần 300.000 người trên khắp thế giới, trong đó, 29% - 55% người tử vong do vi khuẩn thứ cấp, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC).

Một nghiên cứu khác của Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Mỹ (NCBI) cho thấy, phần lớn các trường hợp tử vong do cúm Tây Ban Nha năm 1918 là do viêm phổi do vi khuẩn thứ cấp. Đại dịch này đã đã giết chết 50 triệu người trên toàn thế giới.

Chỉ riêng ở Mỹ, mỗi năm có 2,8 triệu ca nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh và hơn 35.000 ca tử vong, mặc dù các chuyên gia lo ngại rằng, con số thực sự cao hơn nhiều.

Theo báo cáo của Trung tâm phòng chống bệnh tật châu Âu (ECDC), hằng năm ở châu Âu có trên 25.000 bệnh nhân chết vì nhiễm phải vi khuẩn đa kháng thuốc. Các vi khuẩn kháng thuốc như MRSA, vi khuẩn tiết ESBL… tăng rõ rệt hàng năm.

Theo WHO, trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong những các quốc gia đã phải chứng kiến mối đe dọa ngày càng gia tăng của tình trạng kháng kháng sinh, do việc sử dụng kháng sinh không hợp lý tại các cấp của hệ thống chăm sóc sức khỏe, trong nuôi trồng thủy sản, trong chăn nuôi và trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, bằng chứng cho thấy, 88 – 97% các cửa hàng bán thuốc kháng sinh mà không có đơn thuốc của bác sĩ, mặc dù điều này đã bị cấm theo luật pháp Việt Nam.

Hiện, trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Trong khi đó, tốc độ nghiên cứu và bào chế thuốc kháng sinh thế hệ mới lại không theo kịp so với mức độ gia tăng của vi khuẩn kháng thuốc. Cụ thể, trong hơn 5 năm (từ 1983 đến 1987), chỉ có 18 loại kháng sinh được Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ cấp giấy chứng nhận sử dụng và từ năm 2008 đến nay không có thêm loại kháng sinh mới nào được tìm ra.

covid 19 la moi de doa hien huu virus khang khang sinh la moi de doa tiem an
Không chỉ có ở người, tình trạng kháng kháng sinh cũng xuất hiện ở động vật trang trại. Trong ảnh: Bản đồ báo động tình trạng kháng kháng sinh trên động vật ở một số khu vực trên thế giới.

Thêm nguy cơ trong đại dịch Covid-19

Trong cuộc khủng hoảng Covid-19, siêu vi khuẩn gây ra mối đe dọa lớn hơn theo cấp số nhân. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí y học Lancet, trong số 41 bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 nhập viện, 10% bị nhiễm trùng thứ phát.

Một nghiên cứu khác cũng trên tạp chí nổi tiếng này, trong 99 bệnh nhân mắc Covid-19 bị nhiễm trùng thứ phát, đã xác định được 5 loại vi khuẩn trong đó có một loại có khả năng kháng kháng sinh. Đặc biệt, những vi khuẩn này có thể gây sốc nhiễm trùng, dẫn đến tổn thương đa tạng nghiêm trọng và một số trường hợp đã tử vong.

Số lượng kháng sinh được sử dụng để điều trị đang tăng lên nhanh chóng. Một nghiên cứu tại Trung Quốc đã chỉ ra, gần như tất cả các ca nhiễm Covid-19 nghiêm trọng đều được điều trị kết hợp với kháng sinh.

Các bác sĩ ở Mỹ và châu Âu cũng đang rơi vào hoàn cảnh tương tự. Họ ghi nhận nhiều bệnh nhân chết do nhiễm trùng thứ cấp thay vì SARS-CoV-2. Có một số nghiên cứu phát hiện ra rằng, 1 trong 7 bệnh nhân nhập viện do Covid-19 đã bị nhiễm khuẩn thứ cấp và 50% bệnh nhân đã chết bị nhiễm trùng. Điều đặc biệt nguy hiểm là nhiễm trùng thứ cấp do các vi khuẩn kháng kháng sinh.

Thách thức của tình trạng kháng kháng sinh trở thành gánh nặng khổng lồ lên hệ thống y tế, làm tăng thêm bệnh tật và nguy cơ tử vong khi số người mắc bệnh viêm phổi do SARS-CoV-2 tăng nhanh và kéo dài thời gian điều trị.

Cách nào để đối phó với tình trạng kháng kháng sinh?

Theo các chuyên gia, sự kháng thuốc kháng sinh, xét về bản chất là do việc sử dụng kháng sinh không đúng gây ra. Theo những quan điểm tiến hoá thì sự kháng thuốc sẽ xảy ra dần dần vì vi khuẩn phải có thời gian để đột biến. Thời gian này có thể là 10 năm, 30 năm hoặc lâu hơn. Nhưng chính việc sử dụng kháng sinh không đúng đã làm cho hiện tượng đột biến xảy ra nhanh hơn, mạnh hơn và thời gian kháng thuốc sẽ ngắn dần.

Để giải quyết thách thức kháng kháng sinh, đòi hỏi các giải pháp đó là : (i) Không lạm dụng thuốc kháng sinh như một loại thuốc thông thường. Khi bị đau, ho..., người dân không nên lập tức sử dụng kháng sinh vì những triệu chứng trên chưa hẳn là biểu hiện của một bệnh nhiễm khuẩn. Kháng sinh chỉ có tác dụng khi có mầm bệnh là vi khuẩn gây bệnh.

(ii) Để sử dụng kháng sinh hợp lý, bệnh nhân phải được xét nghiệm tìm ra vi khuẩn gây bệnh, làm kháng sinh đồ và lựa chọn khánh sinh thích hợp, hoặc việc sử dụng kháng sinh phải tuân thủ theo các hướng dẫn đúng quy định chuyên môn trong nước và quốc tế.

(iii) Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tránh lây nhiễm chéo như đảm bảo phương tiện phòng hộ cá nhân cho nhân viên y tế, vệ sinh tay, khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ, làm sạch và khử khuẩn môi trường bệnh viện…

(iv) Việc phát triển các loại kháng sinh mới là vấn đề quan trọng, tuy nhiên, đây là công việc đầy thách thức và tốn kém, trung bình các nhà sản xuất có thể phải mất thời gian từ 10 - 15 năm và chi phí lên tới 2,6 tỷ USD để tạo ra chỉ một loại thuốc mới.

Như vậy, sử dụng kháng sinh hợp lý và kiếm soát nhiễm khuẩn bệnh viện là vô cùng quan trọng để hạn chế tình trạng kháng kháng sinh, góp phần giảm tỉ lệ tử vong cho người bệnh. Mọi người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh, không tự ý dùng thuốc khi không có hướng dẫn chuyên môn.

covid 19 la moi de doa hien huu virus khang khang sinh la moi de doa tiem an Cục trưởng Vũ Việt Anh: Không có giới hạn về 'địa bàn nóng' trong công tác bảo hộ công dân thời kỳ dịch Covid-19

TGVN. Cục trưởng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) Vũ Việt Anh nhận định, công tác bảo hộ công dân trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ...

covid 19 la moi de doa hien huu virus khang khang sinh la moi de doa tiem an Đại sứ nhiều nước ca ngợi thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch Covid-19

TGVN. Chứng kiến cuộc chiến chống Covid-19 của Việt Nam thời gian qua, nhiều Đại sứ các nước tại Việt Nam đều có chung cái nhìn ...

covid 19 la moi de doa hien huu virus khang khang sinh la moi de doa tiem an Cộng đồng người Việt trong 'bão' đại dịch Covid-19

TGVN. Cơn bão mang tên Covid-19 càn quét nhiều tháng qua và ảnh hưởng đến mọi ngõ ngách trong cuộc sống người Việt ở khắp ...

Trung Phan

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Tổng thống Colombia tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia Gustavo Petro cho biết, ông sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel do những động thái của nước này tại Dải Gaza.
Bán kết lượt đi Champions League: Borussia Dortmund thắng PSG, Real Madrid hòa Bayern Munich

Bán kết lượt đi Champions League: Borussia Dortmund thắng PSG, Real Madrid hòa Bayern Munich

Lượt đi bán kết Champions League mùa này khép lại với chiến thắng 1-0 của Borussia Dortmund trước Paris Saint-Germain tại Signal Iduna Park.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 2/5 và sáng 3/5: Lịch thi đấu bán kết Europa League - Roma vs Leverkusen; U23 châu Á 2024 - U23 Iraq vs U23 Indonesia

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 2/5 và sáng 3/5: Lịch thi đấu bán kết Europa League - Roma vs Leverkusen; U23 châu Á 2024 - U23 Iraq vs U23 Indonesia

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 2/5 và sáng 3/5: Lịch thi đấu U23 châu Á 2024 - U23 Iraq vs U23 Indonesia; Europa League - Marseille vs Atalanta.
Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ? Nước nào nên lo?

Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ? Nước nào nên lo?

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cho rằng, không thể để 40.000 quân nhân ở một vị trí nguy hiểm, ở 'một quốc gia đang giàu có'.
Thông tin 10 VĐV Việt Nam tham dự Olympic Paris 2024

Thông tin 10 VĐV Việt Nam tham dự Olympic Paris 2024

Hiện thể thao Việt Nam có 10 vé tham dự Olympic Paris 2024 ở các bộ môn xe đạp, bơi lội, bắn súng, boxing, cử tạ, canoe, rowing và ...
Cristiano Ronaldo, Sadio Mane lập công, đưa Al Nassr vào chung kết Cup Nhà vua Saudia Arabia

Cristiano Ronaldo, Sadio Mane lập công, đưa Al Nassr vào chung kết Cup Nhà vua Saudia Arabia

Cristiano Ronaldo tỏa sáng rực rỡ với cú đúp cùng pha lập công của Mane đem về chiến thắng 3-1 cho Al Nassr ở bán kết Cup Nhà vua Saudi ...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động