Số lượng xét nghiệm Covid-19 ở Việt Nam từ ngày 27/4 là 14.611.799 mẫu cho 42.465.923 lượt người. (Nguồn: TTXVN) |
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 601.349 ca nhiễm, đứng thứ 49/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 157/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 6.113 ca nhiễm).
Tính từ 17h ngày 10/9 đến 17h ngày 11/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 11.932 ca nhiễm mới, trong đó 5 ca nhập cảnh và 11.927 ca ghi nhận trong nước.
Như vậy, trong 24 giờ qua, số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 1.379 ca, trong đó TP. Hồ Chí Minh giảm 1.910 ca.
Tính từ đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 596.980 ca, trong đó có 360.688 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Đến nay, 12/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương và Hà Nam.
Có 5 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Phú Thọ, Kon Tum, Quảng Ninh và Lào Cai.
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 15.018 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên thế giới (2,1%). Trung bình số tử vong ghi nhận mỗi ngày trong tuần vừa qua là 284 ca.
Số lượng xét nghiệm từ ngày 27/4 đến nay đã thực hiện 14.611.799 mẫu cho 42.465.923 lượt người.
Về tình hình tiêm chủng, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 27.108.588 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 22.367.824 liều, tiêm mũi 2 là 4.740.764 liều.
Chính quyền sở tại phong tỏa toàn bộ thôn Tân Mỹ sau khi ghi nhận các ca F0 tại đây. (Nguồn: Báo Lao động) |
Hà Nội: Lập kỷ lục về tiêm chủng, cách ly toàn bộ xã Thụy Hương
Thông tin từ Ban chỉ đạo phòng chống dịch Hà Nội tối 11/9 cho biết, tính từ 18h ngày 10/9 đến 18h ngày 11/9, ngành y tế Hà Nội đã tiêm được 411.452 mũi vaccine Covid-19, đánh dấu ngày Hà Nội có số lượng vaccine được tiêm cao nhất từ trước tới nay.
Đến nay tổng số vaccine do ngành y tế Thủ đô tiêm cho người dân là 3.906.957 liều cho hơn 3,53 triệu người dân (có gần 375.000 người đã tiêm đủ 2 mũi). Số vaccine này chiếm 85% tổng số vaccine được giao cấp (Hà Nội đã được cấp gần 4,6 triệu liều).
Tính chung với số vaccine được tiêm bởi các viện, bệnh viện, đơn vị Trung ương trên địa bàn thành phố, đến tối 11/9, toàn Hà Nội đã tiêm được hơn 4,6 triệu liều, trong đó có hơn 600.000 người tiêm đủ 2 mũi.
Theo Sở Y tế Hà Nội tối 11/9, trong 24 giờ qua, Thành phố ghi nhận ghi nhận 35 ca mắc mới, trong đó có 3 ca tại cộng đồng, 30 ca tại khu cách ly, 2 ca tại khu phong tỏa.
Đến chiều 11/9, Hà Nội còn 80 điểm phong tỏa để phòng chống dịch với khoảng 20.000 người.
Trong đó, Đống Đa là quận có số lượng điểm phong toả nhiều nhất với 20 điểm, Thanh Xuân có 19 điểm, Hoàng Mai 12, Đan Phượng 5, Hà Đông 5, Thanh Trì 4, Hai Bà Trưng 4, Ba Đình 2, Đông Anh 2, Phú Xuyên, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Gia Lâm, Hoàn Kiếm, Long Biên và Nam Từ Liêm mỗi quận/huyện có 1 điểm phong toả.
Tối 11/9, ông Nguyễn Đình Hoa, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ (Hà Nội), cho biết, liên quan đến 5 ca F0 là người cùng một gia đình vừa mới được phát hiện tại thôn Tân Mỹ (xã Thụy Hương), huyện đã đưa các trường hợp này đi điều trị tại viện; truy vết, cách ly tập trung 40 trường hợp F1 và cách ly tại nhà 78 trường hợp F2; phong toả toàn bộ xã.
Huyện đã cử cán bộ lãnh đạo xuống địa bàn Thụy Hương để "3 cùng" để chỉ đạo, phối hợp với các lực lượng công an, quân đội, dân quân tự vệ thành lập nhiều chốt kiểm soát vòng trong, bảo vệ chặt chẽ vòng ngoài đảm bảo không có một người dân nào trong vùng đi ra khỏi địa bàn. Bên cạnh đó, huyện khẩn trương lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho khoảng 9.000 người dân trên địa bàn toàn xã.
Huyện đã ban hành Quyết định thành lập khu vực cách ly y tế để phòng, chống dịch Covid-19 tại xã Thụy Hương để quản lý 2.136 hộ với 9.375 nhân khẩu. Huyện cũng thành lập Sở Chỉ huy tiền phương của huyện trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống dịch của xã Thụy Hương do một Phó Chủ tịch UBND huyện làm Chỉ huy trưởng cùng 10 thành viên.
Đại diện Liên đoàn Lao động thành phố Thủ Đức trao tặng quà cho người lao động đang ở trọ gặp khó khăn do dịch Covid-19. (Nguồn: TTXVN) |
Thành phố Hồ Chí Minh dần mở giãn cách, đảm bảo an sinh và an toàn dịch bệnh
Sau khi thực hiện siết chặt giãn cách xã hội từ ngày 23/8 đến ngày 6/9, cùng đó với là tăng tốc độ tiêm vaccine Covid-19 cho người dân toàn thành phố, TP. Hồ Chí Minh đang có những sự thay đổi tích cực theo hướng kiểm soát được dịch bệnh. Trước những nỗ lực và kết quả này, TP. Hồ Chí Minh hướng đến dần mở giãn cách, vừa đảm bảo an toàn dịch bệnh, sản xuất, an sinh xã hội; đồng thời đảm bảo nguồn lương thực thực phẩm cho người dân thành phố.
Theo số liệu của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Tp. Hồ Chí Minh, tính đến ngày 7/9 tổng số mũi vaccine đã tiêm cho người dân là hơn 6,8 triệu mũi; trong đó tổng số người đã tiêm mũi 1 là hơn 6,175 triệu, tiêm mũi 2 là 708.646, số người được tiêm trên 65 tuổi, người có bệnh nền là 751.471 người. Như vậy, tính đến thời điểm này, hơn 70% người dân từ 18 tuổi trở lên sống tại Tp. Hồ Chí Minh đã được tiêm vaccine COVID-19. Đây là điểm sáng để Tp. Hồ Chí Minh có thể ứng phó dịch bệnh, nhanh chóng trở về cuộc sống bình thường như trước đây.
Dự kiến, sau ngày 15/9, TP. Hồ Chí Minh sẽ đưa ra quy tắc chống dịch để khôi phục sản xuất an toàn, an toàn đến đâu, mở cửa đến đó trong 3 giai đoạn. Đó là: từ ngày 16/9 đến 31/9, người đã tiêm mũi 2 vaccine Covid-19 có thể tham gia các hoạt động lưu thông, sản xuất, ngoại trừ các hoạt động karaoke, vũ trường, kinh doanh trung tâm thương mại, thể dục thể thao.
Khoảng thời gian từ 15/9 đến 31/10, toàn thành phố sẽ có khoảng 80% người trên 18 tuổi tiêm vaccine mũi 1, thành phố sẽ mở dần giãn cách từ các quận huyện vùng xanh như quận 7, huyện Củ Chi và huyện Cần Giờ.
Cũng trong thời gian này, Thành phố xem xét mở lại các chợ đầu mối Bình Điền, Hóc Môn, Thủ Đức để đảm bảo chuỗi cung ứng lương thực thực phẩm cho người dân, bởi thực tế năng lực của các hệ thống siêu thị trong thành phố chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu tiêu dùng.
Giai đoạn 2 từ 31/10 đến 15/1/2022, Tp. Hồ Chí Minh sẽ mở lại các hoạt động cho người có thẻ xanh Covid-19 là trung tâm thương mại, trung tâm thể dục thể thao, vui chơi giải trí, dịch vụ ăn uống.
Trong hai giai đoạn này, người có thẻ vàng hạn chế hơn trong việc đi lại làm việc sản xuất như thực hiện "1 cung đường, 2 điểm đến", làm việc "3 tại chỗ".
Giai đoạn 3 kể từ ngày 15/1/2022 trở đi, mở cửa tất cả các hoạt động của nền kinh tế, các hoạt động sản xuất kinh doanh tụ tập đông người bắt buộc phải có thẻ xanh Covid-19.
Một người phụ nữ đi chợ trình giấy có giấy tiêm đủ vaccine cho lực lượng kiểm tra trên đường Yersin, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. (Nguồn: TTXVN) |
Bình Dương: Cho người dân 4 phường lưu thông, "vùng đỏ" được nới giãn cách
Tối ngày 11/9, UBND thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương có quyết định về việc thực hiện các biện pháp khôi phục hoạt động kinh tế xã hội trong trạng thái bình thường mới.
Theo đó, thành phố Thuận An thống nhất cho các xã, phường gồm An Sơn, Bình Nhâm, Hưng Định, Vĩnh Phú đưa hoạt động đời sống xã hội trở về trạng thái bình thường mới.
Ngoài các đối tượng được lưu thông theo quy định, thành phố Thuận An cho phép, người dân ở 4 địa phương trên đã tiêm vaccine mũi 1 sau 14 ngày được phép tham gia lưu thông trong nội bộ 1 phường/xã.
Các hộ kinh doanh, cửa hàng buôn bán thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, dịch vụ ăn uống được phép bán hàng mang về nhưng phải có sự đồng ý của phường/xã để kiểm soát phòng chống dịch tại cơ sở.
Dừng hoạt động các chốt kiểm soát dịch bệnh nội bộ xã/phường của 4 địa phương trên. Các chốt liên xã, liên thành phố, khu vực phong tỏa, cách ly y tế vẫn duy trì kiểm soát chặt chẽ. Các phường vẫn thực hiện giới nghiêm từ 18h-6h hôm sau.
Thành phố vẫn yêu cầu người dân giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp và không tập trung quá 2 người nơi công cộng. Tài xế chở hàng vào các xã trên, ngoài đáp ứng quy định phải có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.
Việc trao quà hỗ trợ người dân phải được chấp thuận của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Hội chữ thập đỏ các cấp, không được tự ý cấp trực tiếp cấp phát cho người dân, việc này nhằm kiểm soát tốt dịch nơi đang nới lỏng giãn cách.
Ngoài 4 phường trên có phường An Thạnh và phường Lái Thiêu tình hình dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát. Tuy nhiên, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của thành phố cân nhắc phải thận trọng từng bước một. Đưa 4 phường trên từng bước vào trạng thái bình thường mới, để vừa làm vừa rút kinh nghiệm, sau đó sẽ có quyết định tiếp theo.
Về diễn biến dịch bệnh, số ca mắc tại thành phố Thuận An 2 ngày gần đây vẫn ở mức trên 1.000 ca. Thành phố vẫn đang thực hiện Chỉ thị 16, trong đó có 4 phường tiếp tục "khóa chặt" gồm: An Phú, Bình Hòa, Bình Chuẩn và Thuận Giao để xét nghiệm bóc tách F0.
Trước đó, ngày 10/9 UBND thành phố Thủ Dầu Một là "vùng đỏ" đầu tiên đã công bố đạt "vùng xanh" và thực hiện lộ trình trở về trạng thái bình thường mới. Bốn huyện phía Bắc Bình Dương gồm Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Phú Giáo và Bắc Tân Uyên đã đạt "vùng xanh" và nới giãn cách từ ngày 6/9.
| Covid-19 ở Việt Nam ngày 11/9: 11.932 ca nhiễm mới, TP. Hồ Chí Minh giảm gần 2.000 ca; Gần 900.000 mẫu xét nghiệm ở Hà Nội đã có kết quả Tính từ 17h ngày 10/9 đến 17h ngày 11/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 11.932 ca nhiễm mới, ... |
| Quảng Tây (Trung Quốc) trao tặng các địa phương Việt Nam lô vật tư y tế phòng chống dịch Covid-19 Ngày 11/9 tại thành phố Nam Ninh (Trung Quốc) đã diễn ra Lễ trao tặng vaccine và thiết bị y tế do Chính quyền Khu ... |