Nhỏ Bình thường Lớn

Covid-19 ở Việt Nam sáng 13/9: Tổng số hơn 15.000 ca tử vong; TP. HCM không kiểm soát được dịch trước 15/9; Hà Nội không thể giãn cách mãi

5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (298.029), Bình Dương (157.018), Đồng Nai (34.816), Long An (28.159), Tiền Giang (12.205). 12/62 tỉnh, thành qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam.
Covid-19 ở Việt Nam sáng 13/9: TP. HCM không kiểm soát được dịch trước 15/9
Nhân viên y tế lấy 2.700 mẫu xét nghiệm Covid-19 cho đại diện hộ gia đình xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng trong ngày 11/9. (Nguồn: TTXVN)
Covid-19 ở Việt Nam sáng 14/9: Sắp tiêm liều hai thử nghiệm vaccine Covivac; kỷ lục 1 triệu mũi tiêm/ngày; lý do TP. Hồ Chí Minh chưa bỏ giãn cách

Covid-19 ở Việt Nam sáng 14/9: Sắp tiêm liều hai thử nghiệm vaccine Covivac; kỷ lục 1 triệu mũi tiêm/ngày; lý do TP. Hồ Chí Minh chưa bỏ giãn cách

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 624.547 ca nhiễm Covid-19; 5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ ...

Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam:

Trong 24h giờ qua (từ 17h ngày 11/9 đến 17h ngày 12/9) số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 458 ca. Tại TP. Hồ Chí Minh tăng 529 ca, Bình Dương giảm 783 ca, Đồng Nai tăng 14 ca, Long An giảm 52 ca, Kiên Giang giảm 48 ca.

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 12.633 ca/ngày.

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 613.375 ca nhiễm, đứng thứ 49/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 157/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 6.235 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 608.997 ca, trong đó có 371.804 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 12/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam.

+ Có 6 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Phú Thọ, Kon Tum, Quảng Ninh, Lào Cai, Ninh Bình.

+ 5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (298.029), Bình Dương (157.018), Đồng Nai (34.816), Long An (28.159), Tiền Giang (12.205).

Tình hình điều trị bệnh nhân Covid-19

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 613.375 ca nhiễm, đứng thứ 49/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 157/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 6.235 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 608.997 ca, trong đó có 371.804 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 12/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam.

+ Có 6 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Phú Thọ, Kon Tum, Quảng Ninh, Lào Cai, Ninh Bình.

+ 5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (298.029), Bình Dương (157.018), Đồng Nai (34.816), Long An (28.159), Tiền Giang (12.205).

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 11.116

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 374.578

2. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.057 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.835

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.123

- Thở máy không xâm lấn: 140

- Thở máy xâm lấn: 929

- ECMO: 30

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 261 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (200), Bình Dương (39), Long An (5), Đồng Nai (6), Bình Thuận (3), Tiền Giang (2), Đồng Tháp (2), Trà Vinh (1), Khánh Hòa (1), Cần Thơ (1), Đà Nẵng (1).

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 281 ca.

- Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 15.279 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên thế giới (2,1%).

Tình hình xét nghiệm và tiêm vaccine Covid-19

- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 355.871 xét nghiệm cho 982.718 lượt người.

- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 14.967.670 mẫu cho 43.448.641 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vaccine Covid-19:

Trong ngày 11/9 có 1.016.059 liều vaccine Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 28.213.392 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 23.157.067 liều, tiêm mũi 2 là 5.056.325 liều.

Hà Nội tiêm kỷ lục gần 574.000 liều vaccine Covid-19 trong ngày

Trong ngày 12/9, ngành Y tế Hà Nội đã tiêm 573.829 liều vaccine Covid-19 - mức cao nhất từ trước tới nay, nâng tổng số vaccine đã được tiêm ở Thủ đô lên hơn 4,48 triệu liều. Báo cáo tại cuộc giao ban trực tuyến giữa Sở Chỉ huy thành phố với sở chỉ huy các sở, ngành, quận, huyện, thị xã về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Hà Nội, chiều 12/9, Phó Giám đốc Sở Y tế Trần Văn Chung cho biết, sáng 13/9, Thành phố sẽ tiêm hết số vaccine Covid-19 được phân bổ.

Cụ thể, TP. Hà Nội được phân bổ 4,6 triệu liều vaccine Covid-19. Cập nhật tới 18h ngày 12/9, con số này là 4,48 triệu liều. Theo đại diện Sở Y tế Hà Nội, hiện trung bình mỗi ngày các điểm tiêm ở Thành phố có thể tiêm 500.000 mũi. "Quan trọng nhất là nếu được phân bổ đủ vaccine thì chỉ 2,3 ngày nữa Thành phố sẽ tiêm phủ vaccine mũi 1 theo đúng kế hoạch", Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết.

Theo dự kiến, Bộ Y tế tiếp tục cung cấp cho Hà Nội 1,5 triệu liều vaccine để bảo đảm đến ngày 15/9 sẽ hoàn thành việc tiêm mũi 1 cho người dân. Sở Y tế Hà Nội cho biết đến nay, một số đơn vị cơ bản hoàn thành kế hoạch tiêm vaccine mũi 1 cho người dân như: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Sóc Sơn, Thường Tín, Hoài Đức, Bắc Từ Liêm.

Trước đó, chia sẻ của Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Phó Chỉ huy trưởng Thường trực Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 Thành phố Nguyễn Văn Phong, tại buổi Thông tin tới Báo chí chiều ngày 10/9, cho biết, đến nay, công tác phòng, chống dịch của Thành phố Hà Nội đang đi đúng hướng. Qua 3 đợt giãn cách xã hội, Thành phố đã đạt được 5 kết quả quan trọng, trong đó quan trọng nhất là khống chế, không để dịch bùng phát mạnh mặc dù mức độ nguy cơ dịch bệnh ban đầu là rất lớn. Tuy nhiên, "Hà Nội không nên và không thể giãn cách mãi, khi dịch bệnh được kiểm soát thì phải nới lỏng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội".

Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội nhấn mạnh, để bảo vệ thành quả chống dịch thì hạn chế người ra đường là một trong những yếu tố rất quan trọng, góp phần hạn chế dịch lây lan. Các quy định của pháp luật về cơ bản đã có, nhưng bên cạnh những việc các cơ quan quản lý đang thực hiện (như cấp giấy đi đường, kiểm tra, kiểm soát, xử phạt...) thì câu chuyện ý thức trách nhiệm, ý thức tự giác, ý thức chấp hành pháp luật có ý nghĩa quyết định.

Cộng dồn số mắc Covd-19 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4 đến nay) là 3.780 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.595 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly có 2.185 ca.

Bí thư TP. Hồ Chí Minh: Có thể không kiểm soát được dịch trước 15/9

Tại Hội nghị Ban thường vụ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh mở rộng chiều 11/9, để cho ý kiến về kế hoạch phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế sau ngày 15/9. Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho biết, tình hình dịch Covid-19 tuy có những chuyển biến tích cực nhưng còn diễn biến rất phức tạp và có thể Thành phố không hoàn thành mục tiêu cơ bản kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9 mà cần phải "xin thêm một thời gian, có thể tới hết tháng 9/2021 để tập trung thực hiện mục tiêu theo Nghị quyết 86.”

Theo ông Nên, đến thời điểm này đối chiếu với Quyết định 3979 của Bộ Y tế, chỉ có một số địa phương ở Thành phố cơ bản đáp ứng mục tiêu kiểm soát được dịch, đa số địa phương phải tiếp tục phấn đấu thêm một thời gian nữa. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới trong phòng chống dịch với biến chủng Delta, rất khó có thể "quét sạch F0" trong một thời gian nhất định ở địa phương có đặc điểm phức tạp như TP. Hồ Chí Minh.

Theo người đứng đầu Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, tính đến nay, thành phố trải qua 103 ngày với những bước, mục tiêu và giải pháp cấp độ khác nhau, theo hướng ngày càng nâng lên, tăng cường, siết chặt. Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt không thể kéo dài, quá sức chịu đựng của người dân và nền kinh tế. Qua thực tiễn, quan điểm này mới so với trước đây và TP. Hồ Chí Minh sẽ báo cáo Trung ương để xin ý kiến.

Bí thư Thành ủy Thành phố nhấn mạnh, việc giãn cách hoặc nới lỏng ở mức độ nào phụ thuộc vào chuyển biến tình hình dịch bệnh và nguy cơ của từng khu vực, từng địa bàn. Ông Nên khẳng định kế hoạch của thành phố không thể tách rời mà phải có sự phối kết hợp chặt chẽ với tình hình chung của vùng kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước. Thành phố tuyệt đối không chủ quan, không nôn nóng, triển khai từng bước thận trọng, chặt chẽ, chắc chắn.

Thành phố đang lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp đối với dự thảo Kế hoạch phòng chống Covid-19 và phục hồi kinh tế của TP. Hồ Chí Minh sau ngày 15/9 với 3 giai đoạn dự kiến: từ 16/9 đến 31/10; 31/10 đến 15/1/2022; sau 15/1/2022.

Bộ Y tế đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu thuốc điều trị Covid-19

Báo cáo của Bộ Y tế cho biết, Bộ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu thuốc Remdersivir (1,7 triệu liều) để điều trị các bệnh nhân mức độ trung bình, nặng. Tiếp tục nhập các thuốc điều trị khác để điều trị các bệnh nhân nặng, giảm tỷ lệ tử vong.

Bộ Y tế đã chỉ đạo hệ thống các công ty dược nhập các nguyên liệu và chủ động sản xuất để chuẩn bị cho chiến lược phòng, chống dịch bệnh lâu dài.

Bộ Y tế cũng đã triển khai chương trình điều trị có kiểm soát tại cộng đồng với tổng cộng 129.820 người bệnh tham gia, bước đầu đã có kết quả khả quan, giảm nhanh nồng độ virus ở người mắc sau điều trị.

Về công tác điều trị, Bộ Y tế cho biết đến nay, số ca khỏi bệnh là 338.000 (chiếm 59% số mắc); số ca đang theo dõi là 231.426, trong đó điều trị tại bệnh viện 96.839 (41,7%), tại khu cách ly tập trung là 52.791 (chiếm 22,8%), điều trị tại nhà là 82.246 (35,5%).

Tỷ lệ tử vong tại các tầng đã giảm rõ rệt, đặc biệt tại tầng 3 của các Trung tâm hồi sức tích cực; có 28 tỉnh chưa có ca tử vong.

Cũng theo Bộ Y tế các trạm Y tế lưu động tại TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai đã phát huy hiệu quả. TP. Hồ Chí Minh đã xây dựng và vận hành 520 trạm y tế lưu động, quản lý 76.352 người nhiễm và 41.740 trường hợp F0 sau xuất viện tiếp tục cách ly, theo dõi tại nhà. Bên cạnh đó thành lập thêm các tổ, đội, nhóm chăm sóc người nhiễm dựa vào cộng đồng góp phần giảm tải cho các cơ sở điều trị và giảm tử vong.

Bộ Y tế cũng cho biết các địa phương đang tích cực chuẩn bị các giường hồi sức cấp cứu với 13.100 giường hồi sức cấp cứu trên toàn quốc. Việc đảm bảo ô xy đã được đẩy nhanh, có 13.682 giường có ô xy, có 2.223 giường có máy thở, 1.900 giường HFNC hiện đang hoạt động tại các Trung tâm hồi sức.

Phát hiện triệu chứng Covid-19 sớm và cách phòng ngừa hiệu quả biến chủng Delta

Phát hiện triệu chứng Covid-19 sớm và cách phòng ngừa hiệu quả biến chủng Delta

Virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19 vẫn đang tự phát triển khả năng "né" hệ miễn dịch. Các biến thể tiếp tục sinh ra, những ...

Kinh tế Trung Quốc: Chọn Zero Covid-19 và chấp nhận trả giá?

Kinh tế Trung Quốc: Chọn Zero Covid-19 và chấp nhận trả giá?

Phương pháp tiếp cận loại bỏ hoàn toàn Covid-19 hay còn gọi là “Zero Covid-19” của nền kinh tế Trung Quốc đang châm ngòi cho ...

Vaccine Sinopharm: Độ tin cậy, hiệu quả và khả năng chống lại biến chủng mới Covid-19?

Vaccine Sinopharm: Độ tin cậy, hiệu quả và khả năng chống lại biến chủng mới Covid-19?

Vaccine Sinopharm là loại vaccine Covid-19 đầu tiên được phát triển bởi một quốc gia không thuộc phương Tây, được sự phê duyệt của WHO, ...

(Bộ Y tế)