Công tác lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại Hà Nội. |
Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam:
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 822.687 ca nhiễm, đứng thứ 43/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.357 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 818.091 ca, trong đó có 751.907 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 11/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Phòng, Thái Bình, Lào Cai.
Có 7 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Ninh Bình, Bắc Ninh, Lạng Sơn.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (403.454), Bình Dương (218.812), Đồng Nai (52.551), Long An (33.015), Tiền Giang (14.303).
Tình hình điều trị bệnh nhân Covid-19
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 10.033, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 757.086 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.743 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.897; Thở ô xy dòng cao HFNC: 907; Thở máy không xâm lấn: 169; Thở máy xâm lấn: 747 và ECMO: 23 ca.
Số bệnh nhân tử vong:
Trong ngày ghi nhận 119 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (88), Bình Dương (16), Tiền Giang (2), Long An (2), Đồng Nai (2), Đồng Tháp (2), Tây Ninh (2), An Giang (2), Bình Định (1), Cần Thơ (1), Kiên Giang (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 136 ca.
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 20.098 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.
So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 135/223 quốc gia và vùng lãnh thổ.
So với châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 30/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Người dân Bạc Liêu tự phát về quê được tiếp nhận vào cách ly tập trung vào ngày 1/10. (Ảnh: CTV). |
Biện pháp phòng, chống dịch cho người từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam về quê
Ngày 6/10, Bộ Y tế đã có công văn về việc áp dụng biện pháp phòng, chống dịch đối với người về từ TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Long An.
Về việc cách ly đối với người về từ các địa phương trên, Bộ Y tế cho biết, những người đã tiêm đủ liều vaccine Covid-19 (thẻ xanh trên Sổ Sức khoẻ điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vaccine của cơ quan có thẩm quyền cấp) hoặc đã khỏi Covid-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi Covid-19):
Tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày về địa phương và luôn thực hiện Thông điệp 5K; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất; nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác cần báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử trí theo quy định.
Những người tiêm chưa đủ liều vaccine phòng Covid-19 (thẻ vàng trên Sổ Sức khỏe điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm chủng của cơ quan có thẩm quyền cấp) thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày về địa phương; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo và luôn thực hiện Thông điệp 5K; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 kể từ ngày về địa phương.
Những người chưa tiêm vaccine phòng Covid-19, thực hiện cách ly 14 ngày kể từ ngày về địa phương; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo và luôn thực hiện Thông điệp 5K; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ ngày về địa phương.
Những người đã tiêm vaccine Covid-19 hoặc khỏi Covid-19 tại nước ngoài, việc kiểm tra và công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng, giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19 hoặc các giấy tờ tương đương khác của nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao.
Những người lao động đầu tiên được chi trả tiền hỗ trợ từ nguồn kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. (Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam) |
Vướng mắc trong việc hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết số 116/2021/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cho thấy có phát sinh một số vướng mắc.
Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg quy định một trong các điều kiện để xác định đối tượng được hỗ trợ là “người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30/9/2021 (có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm thất nghiệp của cơ quan Bảo hiểm Xã hội)”.
Khi xác định đối tượng được hỗ trợ, đối chiếu với quy định tại Điều 11 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp, cơ quan Bảo hiểm Xã hội chưa có căn cứ rõ ràng để áp dụng đối với người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Tin liên quan |
Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đã chi trả tiền hỗ trợ cho 3.570 người |
Đồng thời, chưa có căn cứ để áp dụng với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật; người nghỉ việc không hưởng lương hay đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc trái pháp luật (tự ý bỏ việc).
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho rằng, tại thời điểm 30/9/2021, những trường hợp nêu trên không đóng bảo hiểm thất nghiệp, nhưng cũng chưa phải đã ra khỏi “danh sách tham gia bảo hiểm thất nghiệp” của đơn vị sử dụng lao động và thực chất là có thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, tương đồng với đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg.
Hồ sơ của các cơ quan tham mưu trình cấp có thẩm quyền chưa đề cập rõ các tình huống bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cụ thể ở trên, vì vậy, Nghị quyết của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ chưa quy định chi tiết về nội dung này.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 6 Quyết định số 28/QĐ-TTg, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam vừa có văn bản đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sớm nghiên cứu, hướng dẫn nhóm đối tượng có thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thực chất là được bảo lưu trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2020 (thời điểm đại dịch Covid-19 bắt đầu ảnh hưởng đến Việt Nam) đến 30/9/2021, nhưng không có trong danh sách đóng bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30/9/2021 để cơ quan này có cơ sở thực hiện.
Trước mắt, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết sẽ tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chi trả tiền hỗ trợ trong thời gian nhanh nhất đối với những đối tượng đã có quy định cụ thể; đồng thời chưa tiếp nhận hồ sơ của nhóm đối tượng này đến khi có hướng dẫn.
10 đường bay nội địa từ ngày 10/10 Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) vừa báo cáo Bộ GTVT kế hoạch triển khai các đường bay nội địa thường lệ trở lại từ ngày 10/10. Cục HKVN cho biết, tính đến ngày 6/10, Cục đã tiếp nhận ý kiến trả lời bằng văn bản của 13 tỉnh. Trong đó: - Có 6 địa phương thống nhất toàn bộ với kế hoạch gồm: Điện Biên, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Thanh Hóa và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang); - Có 4 địa phương thống nhất từng phần kế hoạch gồm TP. Hồ Chí Minh, Đắk Lắk, Nghệ An và Thừa Thiên Huế; - 3 địa phương đề nghị chưa thực hiện kế hoạch gồm Hà Nội, Hải Phòng và Gia Lai. Trên cơ sở đó, các đường bay có thể thực hiện theo kế hoạch đã được Cục Hàng không xin ý kiến gồm 10 đường bay giữa TP. Hồ Chí Minh với Thanh Hóa, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Phú Quốc, Thừa Thiên - Huế, Nghệ An và giữa Thanh Hóa với Khánh Hòa, Buôn Ma Thuột, Phú Quốc. Cục HKVN cho biết, các đường bay chỉ được mở sau khi có ý kiến đồng thuận của cả 2 địa phương có cảng hàng không, sân bay liên quan đến đường bay; các đường bay tiếp tục được bổ sung khi có thêm ý kiến đồng ý của các địa phương khác. Tần suất khai thác ban đầu không vượt quá số lượng đã xin ý kiến và nhận được sự đồng ý của các địa phương, sẽ được Cục HKVN phân bổ cho các hãng hàng không Việt Nam đã đăng ký (có thể thấp hơn tần suất đã đăng ký). Giai đoạn ban đầu dự kiến khai thác từ ngày 10/10/2021, các giai đoạn tiếp theo, triển khai theo Quyết định số 1740/QĐ-BGTVT. Hành khách là đối tượng không phải cách ly tập trung tại nơi đến theo quy định của Bộ Y tế. Hành khách phải tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế tại điểm xuất phát và điểm đến theo quy định; phải có chứng nhận tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19, trong đó, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm xuất phát hoặc có giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19 không quá 06 tháng tính đến thời điểm xuất phát. Đối với hành khách xuất phát từ vùng được đánh giá là “Nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ (cấp 4)” phải có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm kháng nguyên nhanh trong vòng 72 giờ. Việc điều chỉnh, mở rộng đối tượng khách khác theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại công văn số 8318/BYT-DP sẽ được đánh giá trên tình hình thực tế hoặc có ý kiến đề xuất của các địa phương tiếp nhận chuyến bay chở khách đến, đảm bảo yếu tố không yêu cầu cách ly tập trung. Trong giai đoạn ban đầu, hành khách xuất phát từ TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Long An trước khi di chuyển thực hiện xét nghiệm vật chất di truyền (ARN) hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên mẫu đơn trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu. Khi đến nơi hành khách thực hiện tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 07 ngày, thực hiện Thông điệp 5K và xét nghiệm vật chất di truyền (ARN) hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên mẫu đơn 02 lần vào ngày đầu tiên và ngày thứ 7; trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS CoV-2 thì xử trí theo quy định. Từ giai đoạn 2 trở đi, không áp dụng giãn cách ghế trên tàu bay. Các đường bay kết nối các tỉnh, thành phố có cảng hàng không, sân bay đồng ý tiếp nhận chuyến bay nội địa thường lệ chuyên chở hành khách mà không yêu cầu cách ly tập trung với tần suất trong phạm vi quy định tại Quyết định số 1740/QĐ-BGTVT, trừ khi có ý kiến khác của các địa phương đang có chuyến bay. |
| Bản tin dịch Covid-19 tối 29/9 của Bộ Y tế ghi nhận 4.363 ca nhiễm mới tại 40 tỉnh, thành phố, trong đó có 2.223 ... |
| Đại dịch Covid-19: Phần nổi của 'tảng băng' sức khỏe tâm thần trẻ em Covid-19 làm dấy lên những lo ngại về sức khỏe tâm thần của một thế hệ trẻ em. Tuy nhiên, đại dịch này có thể ... |