Covid-19 tái bùng phát ở châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Quang Hiếu
Khó khăn trong việc tiêm chủng toàn xã hội và sự chủ quan của người dân đang khiến đại dịch trở lại hoành hành ở châu Á.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Sau hơn 250 ngày không có trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng nào, hàng nghìn ca nhiễm mới đã được ghi nhận ở Đài Loan kể từ khi làn sóng dịch mới bắt đầu. (Nguồn: Getty)
Sau hơn 250 ngày không có trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng nào, hàng nghìn ca nhiễm Covid-19 mới đã được ghi nhận ở Đài Loan, Trung Quốc kể từ khi làn sóng dịch mới bắt đầu. (Nguồn: Getty)

Trong những ngày này, Đài Loan (Trung Quốc) vốn sôi động, nhộn nhịp lại tĩnh lặng đến lạ. Bước vào đợt áp dụng các biện pháp hạn chế tập trung đông người gần như giãn cách xã hội, những con đường trung tâm ở đây trở nên vắng vẻ, các ga tàu điện ngầm hiu quạnh còn hàng quán thì đóng cửa im lìm.

Câu chuyện chung của châu Á

Từng được cộng đồng quốc tế ca ngợi về khả năng đối phó đại dịch với số ca mắc ở mức thấp và không có đợt bùng phát dịch nghiêm trọng nào, Đài Loan hiện đang phải đối mặt với làn sóng Covid-19 với các ca nhiễm bệnh lây lan với tốc độ nhanh.

Sau hơn 250 ngày không có trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng, hàng nghìn ca nhiễm mới đã được ghi nhận ở đây kể từ khi làn sóng dịch mới bắt đầu. Theo trang thống kê Worldometers, tính đến ngày 1/6, Đài Loan ghi nhận gần 9.000 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 137 ca tử vong và 1.133 bệnh nhân phục hồi.

Câu chuyện tái bùng dịch không chỉ diễn ra với Đài Loan. Nhiều nơi khác ở châu Á khác từng thành công trong việc ngăn chặn đại dịch, hiện cũng đang chứng kiến sự gia tăng của ​​các ca nhiễm Covid-19 và đối mặt với những làn sóng dịch mới.

Tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản), tháng 5 là một tháng đáng buồn khi những ngày đầu tháng số ca nhiễm mới gần chạm mốc 1.000 ca/ngày. Ngày 28/5, mặc dù tình hình dịch có thuyên giảm, chính phủ Nhật Bản vẫn quyết định kéo dài tình trạng khẩn cấp ở 9 tỉnh, thành, trong đó có thủ đô Tokyo, tới ngày 20/6.

Tại Hàn Quốc, làn sóng dịch thứ tư kéo dài khiến số ca nhiễm mới mỗi ngày duy trì ở mức ​​hàng trăm ca. Trong khi đó, các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan hay Singapore,… cũng có tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 gia tăng sau giai đoạn khống chế dịch hiệu quả.

Các chuyên gia trong khu vực đặt ra câu hỏi rằng liệu những thành công ban đầu trong công tác phòng chống dịch Covid-19 có khiến người dân tại các quốc gia này chủ quan, “lạnh nhạt” với vaccine cũng như các biện pháp phòng dịch cơ bản hay không?

Thành công trở thành bất lợi

Làn sóng dịch ở Đài Loan bắt nguồn từ sự vi phạm kiểm dịch đối với người nhập cảnh, mà cụ thể là các phi công của hãng China Airlines. Sau đó, số ca nhiễm bắt đầu tăng mạnh từ giữa tháng 5.

Các nhà chức trách đã phản ứng bằng cách nâng cấp độ phòng dịch lên mức 3 trong tổng số 4 cấp độ và được gia hạn đến giữa tháng 6 này.

Giải thích về sự bùng phát Covid-19 tại đây, ông Chunhuei Chi, Giáo sư sức khỏe toàn cầu tại Đại học bang Oregon (Mỹ), cho rằng, chính quãng thời gian dài không có ca nhiễm mới lại là điểm yếu, gây bất lợi cho Đài Loan.

Theo vị Giáo sư này, dường như sự ổn định, an toàn khiến cho chương trình tiêm chủng vaccine bớt cấp bách, việc cập nhật kiến thức về tình hình dịch bệnh và các biến thể virus mới trở nên chậm trễ, người dân dần chủ quan, lơ là phòng dịch.

“Kết quả là, Đài Loan đã trở thành nạn nhân bởi chính thành công của mình”, Giáo sư Chunhuei Chi kết luận.

Tương tự, Seoul (Hàn Quốc) và Tokyo (Nhật Bản), đều là những thành phố kiểm soát thành công đại dịch vào năm ngoái nhưng đến nay thì tỷ lệ tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 còn chậm và tương đối thấp.

GS Michael Toole, nhà dịch tễ học và là thành viên nghiên cứu chính tại Viện Burnet ở Melbourne (Australia), chỉ ra lý do dẫn đến việc triển khai tiêm chủng chậm như vậy là bởi các quốc gia châu Á phần lớn đã thoát khỏi giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch.

Thay vì triển khai tiêm vaccine nhanh chóng, Giáo sư Toole giải thích rằng Hàn Quốc và Nhật Bản đã dựa vào phương pháp truy vết và xử lý nguồn lây bệnh. Phương pháp này có hiệu quả trong giai đoạn đầu nhưng khi dịch lây lan rộng sẽ dẫn đến quá tải trong việc truy tìm.

Tại Nhật Bản và Hàn Quốc, việc quản lý và khuyến khích người dân đi tiêm vaccine dường như mới là trở ngại chính, chứ không phải tìm nguồn cung vaccine.

Hồi cuối tháng 4, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) thông báo đã đạt được thỏa thuận với Pfizer để mua 40 triệu liều vaccine. Thỏa thuận này nâng tổng số liều vaccine ngừa Covid-19 mà Hàn Quốc mua được lên 192 triệu liều, gấp đôi lượng vaccine đủ để tiêm chủng toàn quốc (dân số Hàn Quốc năm 2020 là 51,8 triệu người).

Tuy nhiên, trái ngược với nguồn cung vaccine dồi dào, tỷ lệ tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại xứ sở kim chi vẫn ở mức thấp. Trong khi đó, các báo cáo thống kê của Nhật Bản hồi đầu tháng 5 cũng cho thấy nước này có hàng chục triệu liều vaccine Covid-19 chưa được sử dụng.

Tiêm vaccine ngừa Covid-19 của hãng AstraZeneca tại một trung tâm y tế ở Seoul, Hàn Quốc. (Nguồn: AFP)
Tiêm vaccine ngừa Covid-19 của hãng AstraZeneca tại một trung tâm y tế ở Seoul, Hàn Quốc. (Nguồn: AFP)

Tiêm chủng là chìa khóa

Đánh giá được tầm quan trọng của tiêm chủng vaccine, Trung Quốc, mặc dù có khởi đầu chậm chạp tương tự, đã đẩy mạnh tiêm vaccine ngừa Covid-19 trong những tuần gần đây. Hôm 24/5, Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc cho biết, tính đến ngày 23/5, nước này đã hoàn thành tiêm chủng 510,8 triệu liều vaccine Covid-19.

Kể từ ngày 24/5, Nhật Bản chính thức triển khai hai trung tâm tiêm phòng vaccine Covid-19 quy mô lớn tại thủ đô Tokyo và thành phố Osaka. Chính phủ hy vọng các trung tâm tiêm chủng mới thành lập có thể tiêm cho 10.000 người/ngày ở Tokyo và 5.000 người/ngày ở Osaka, qua đó giúp đáp ứng mục tiêu đến cuối tháng 7 hoàn tất tiêm phòng cho những người trên 65 tuổi.

Trong khi đó, tại Đài Loan (Trung Quốc), khi làn sóng Covid-19 ập tới, chỉ khoảng 180.000 người dân (chưa đến 1% dân số) đã tiêm phòng. Sau khi 400.000 liều vaccine AstraZeneca cập bến thông qua chương trình COVAX, nơi đây cũng bắt đầu tăng tốc trong cuộc đua tiêm chủng.

Theo các chuyên gia, do cần một khoảng thời gian nhất định để vaccine có hiệu lực tạo ra miễn dịch cộng đồng, dù đã triển khai tiêm chủng nhưng người dân ở các thành phố châu Á này trước mắt vẫn phải dựa vào các biện pháp truyền thống, bao gồm đeo khẩu trang và giãn cách xã hội, để ngăn chặn sự lây lan của làn sóng dịch bệnh theo chiều hướng xoắn ốc.

Bà Alexandra Martiniuk, Giáo sư dịch tễ học tại Đại học Sydney (Australia), cảnh báo về mối nguy hiểm của việc chủ quan, thờ ơ với vaccine, kể cả những quốc gia có tỷ lệ lây lan trong cộng đồng thấp.

Theo vị chuyên gia này, một khi virus đã tồn tại trong cộng đồng thì rất khó để tiêu diệt nó hoàn toàn và tỷ lệ tiêm vaccine cao trong dân số là cách tốt nhất để ngăn chặn virus hoành hành.

Tình hình tái bùng dịch ở châu Á cũng khiến các quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 thấp hơn như Australia "thấp thỏm" theo dõi sát sao để rút kinh nghiệm.

Cũng cần phải nói lại rằng những thông tin về “sự sụp đổ hoàn toàn của các chiến lược chống đại dịch tại khu vực châu Á” đang bị phóng đại, thổi phồng quá mức.

Tại một cuộc họp báo, người đứng đầu cơ quan y tế Đài Loan Chen Shih-chung đã đính chính rằng, các biện pháp đang áp dụng tại Đài Loan “hoàn toàn chưa phải là mức 4” trước thông tin sai sự thật rằng nơi đây đang phải áp dụng các biện pháp hạn chế mức cao nhất để đối phó dịch bệnh.

Trong khi đó, Giáo sư Chunhuei Chi tin rằng làn sóng bùng phát dịch lần này đã để lại một bài học quan trọng: “Bất kể quốc gia nào dù có bảo vệ xã hội của mình trước đại dịch tốt đến mấy vẫn phải nhớ một điều: Một khi thế giới vẫn chưa được an toàn, thì không có quốc gia nào an toàn”.

Gợi ý quý báu cho Việt Nam

Kể từ khi đại dịch bùng phát, Việt Nam đã nhanh chóng kiểm soát tình hình ổn định trên phạm vi cả nước và bước đầu thu được những thành công nhất định, được cộng đồng quốc tế ca ngợi.

Tuy nhiên, nhìn vào bài học của các thành phố, quốc gia châu Á khác, người dân Việt Nam không nên có tâm lý lơ là chủ quan trong thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Sự tự tin là điều cần thiết để chúng ta có thêm động lực đối phó với dịch bệnh, tuyệt đối không nên biến nó thành sự chủ quan, mất cảnh giác để dịch bệnh bùng phát, hoành hành trở lại.

Cùng với sự vào cuộc của Chính phủ, việc nâng cao ý thức và tự giác chấp hành nghiêm túc các quy định phòng chống dịch của mỗi người dân là điều rất quan trọng góp phần vào công cuộc đẩy lùi dịch bệnh.

Đồng thời, người dân cần nhận thức được vaccine là một trong những biện pháp và là lá chắn bảo vệ chúng ta khỏi Covid-19. Bởi vậy, đồng hành cùng nỗ lực tiếp cận nguồn cung vaccine của Chính phủ, người dân nên đi tiêm vaccine ngay khi có cơ hội.

Chiến lược tiêm chủng vaccine của Việt Nam có thành công hay không phụ thuộc một phần vào sự chủ động và ý thức của người dân. Nếu mọi người được tiêm vaccine ngừa Covid-19 đầy đủ và tiếp tục áp dụng linh hoạt cách phòng chống dịch như thời gian qua thì chúng ta chắc chắn sẽ chiến thắng dịch bệnh.

TIN LIÊN QUAN
Hội thảo ARF lần ba về Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982
Những nước nào thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam trong tháng 6?
Cập nhật Covid-19 ngày 1/6: Malaysia phong tỏa toàn diện; Peru tăng 'khủng' số ca tử vong lên 2,5 lần; Triều Tiên chỉ trích việc 'ngâm' vaccine
Đại sứ chào xã giao, thăm địa phương cần lưu ý những gì?
Xung đột Israel-Palestine: Ngoại trưởng Mỹ và sứ mệnh 'ngoại giao con thoi' ở Trung Đông

(theo New Statesman, tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà ...
Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều 'sự hủy diệt' hơn nữa.
Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Những câu chuyện truyền cảm hứng của các thành phố đoạt giải thưởng ở Hội nghị quốc tế Thành phố Học tập toàn cầu có thể trở thành bài học quý...
Vùng 4 Hải quân giáo dục truyền thống cho sĩ quan tương lai

Vùng 4 Hải quân giáo dục truyền thống cho sĩ quan tương lai

250 cán bộ, học viên của Vùng 4 Hải quân đã tham quan, học tập tại Nhà truyền thống Vùng và khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.
Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế

Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế

Ngày 15/12, khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế lần thứ ba với chủ đề 'Trí tuệ nhân tạo (AI) ...
Phú Thọ cho học sinh nghỉ ngày thứ Bảy

Phú Thọ cho học sinh nghỉ ngày thứ Bảy

Bắt đầu từ học kỳ 2 năm học 2024-2025, tỉnh Phú Thọ thí điểm dạy học 5 ngày/tuần, học sinh được nghỉ ngày thứ Bảy.
GS. Mạch Quang Thắng: Cần tô thắm vẻ đẹp Quân đội nhân dân Việt Nam, thấm nhuần vào thế hệ trẻ

GS. Mạch Quang Thắng: Cần tô thắm vẻ đẹp Quân đội nhân dân Việt Nam, thấm nhuần vào thế hệ trẻ

80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam là một hành trình đầy tự hào.
Chung kết DAV's Leaders 2024 - Lưu danh dấu ấn những thủ lĩnh sinh viên

Chung kết DAV's Leaders 2024 - Lưu danh dấu ấn những thủ lĩnh sinh viên

Ngày 15/12, chung kết chương trình 'Tìm kiếm thủ lĩnh sinh viên Học viện Ngoại giao' - DAV's Leaders 2024 khép lại trong không khí sôi động và đầy cảm xúc.
Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những quân chủng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những quân chủng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương; các quân khu, quân chủng, bộ đội biên phòng, quân đoàn, binh chủng...
Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025 sẽ bổ sung thêm nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT.
Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên vùng biển phía Nam khu vực Nam Biển Đông, gió giật cấp 8, sóng cao 3-5m

Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên vùng biển phía Nam khu vực Nam Biển Đông, gió giật cấp 8, sóng cao 3-5m

Sáng nay (ngày 21/12), một vùng áp thấp trên vùng biển phía Nam của khu vực Nam Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Biến đổi khí hậu, khô cằn, hạn hán khiến 1,8 triệu người Kenya cần hỗ trợ nhân đạo

Biến đổi khí hậu, khô cằn, hạn hán khiến 1,8 triệu người Kenya cần hỗ trợ nhân đạo

Số trường hợp cần hỗ trợ nhân đạo tại Kenya lên tới 1,8 triệu người vào tháng 12, so với 1 triệu người ở tháng 7, đặc biệt là 23 vùng khô cằn.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao ‘Nhà đồng đội’ tại Cà Mau

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao ‘Nhà đồng đội’ tại Cà Mau

Ngôi 'Nhà đồng đội' có diện tích 90m2, sau hơn 2 tháng thi công được hoàn thành được Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao.
Những người giàu nhất thế giới - Những tỷ phú hàng đầu 2024

Những người giàu nhất thế giới - Những tỷ phú hàng đầu 2024

Theo danh sách tỷ phú của CEOWORLD Magazine, tính đến ngày 17/12/2024, Elon Musk là người giàu nhất thế giới, tiếp theo là Jeff Bezos và Larry Ellison
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Ở tuổi 43, Song Hye Kyo vẫn được mệnh danh là 'quốc bảo nhan sắc' xứ Hàn.
6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

Nước chanh ấm, trà gừng mật ong, trà xanh hay giấm táo... hỗ trợ loại bỏ các độc tố, làm sạch phổi giữa bối cảnh ô nhiễm môi trường.
Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì là vấn đề đáng báo động ở Hàn Quốc khi ngày càng trở thành nguyên nhân gây tử vong cũng như mắc các bệnh nguy hiểm.
Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội trích Quỹ Cứu trợ để hỗ trợ 5 triệu đồng/người tử vong, 3 triệu đồng/người bị thương trong vụ cháy.
Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Chuyên gia da liễu Kseniya Kobets khuyên dùng dưỡng ẩm dạng gel với làn da mụn, nhiều dầu và dạng kem đặc cho da khô nẻ.
Phiên bản di động