Thông tin cụ thể cho biết, tổng số ca mắc:
- Tính từ 6h ngày 16/4 đến 6h ngày 1/5: 15 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
- Tính đến 6h ngày 1/5: Việt Nam có tổng cộng 130 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
- Tính từ 18h ngày 30/4 đến 6h ngày 1/5: 0 ca mắc mới.
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 47.735, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 272
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 12.246
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 35.217
Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19:
- Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 10 ca.
- Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2: 5 ca.
Hôm qua, một bệnh nhân ở Hà Giang khỏi bệnh, một người ở TP. Hồ Chí Minh tái dương tính sau 15 ngày xuất viện. Như vậy, tổng số ca nhiễm 270, trong đó 219 người khỏi bệnh, 51 bệnh nhân đang điều trị, 12 người tái dương tính.
Trong cuộc họp cấp Bộ trưởng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) toàn cầu hàng tuần lần này, Việt Nam đại diện cho Văn phòng WHO Tây Thái Bình Dương có bài trình bày kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh Covid-19, lý giải nguyên nhân vì sao trong các ngày qua Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới.
Vào thứ 5 hàng tuần, WHO tổ chức cuộc họp trực tuyến định kỳ cấp Bộ trưởng từ 17h30-19h30 giờ Việt Nam (12h30-14h30 giờ Thụy Sỹ), để thông tin về tình hình đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới.
TS. Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng đã đại diện cho Bộ Y tế Việt Nam có bài trình bày về kinh nghiệm của Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, các chiến lược Việt Nam đã thực hiện (kiểm soát chặt chẽ toàn bộ hành khách từ nước ngoài trở về, tăng cường giám sát trong cộng đồng, truyền thông nguy cơ tới cộng đồng, điều trị tích cực cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19). Đó còn là do sự lãnh đạo mạnh mẽ của Chính phủ, hệ thống kiểm soát các bệnh truyền nhiễm hiệu quả giúp cảnh báo sớm và hành động kịp thời; truy tìm dấu vết người bệnh; truyền thông hiệu quả; giãn cách xã hội và phong tỏa các điểm nóng về Covid-19.
Trong thời gian tới, các ưu tiên của Việt Nam tập trung vào tăng cường giám sát Covid-19 thông qua việc tối ưu hóa các nền tảng giám sát đã có; kiểm tra- truy tìm người tiếp xúc gần - điều trị; tiếp tục chuẩn bị cho kịch bản lây nhiễm rộng hơn trong cộng đồng; tăng cường năng lực về truyền thông nguy cơ tại tất cả các cấp độ để phòng ngừa và ứng phó với Covid-19.
Việt Nam cũng tự hào là quốc gia đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh Covid-19 với số ca lây nhiễm ở mức độ thấp và chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào. Việt Nam cũng chia sẻ các nguyên tắc chủ đạo trong phòng, chống dịch Covid-19 như "chống dịch như chống giặc" và "chấp nhận thiệt hại về kinh tế để bảo vệ sức khỏe của người dân".
|
Hình thành trật tự khác hậu đại dịch Covid-19
TGVN. Trật tự kinh tế thế giới sẽ thay đổi mãi mãi sau đại dịch Covid-19! |
|
Báo Ấn Độ: 'Thành thật mà nói, hầu hết các quốc gia sẽ không thể làm được những gì mà Việt Nam đã làm'
TGVN. Trang mạng Times of India đăng bài viết "Ý chí sắt đá: Việt Nam đã ngăn chặn virus SARS-CoV-2 như thế nào" của nhà ... |
|
Báo Đức ca ngợi công tác kiểm soát dịch Covid-19 của Việt Nam
TGVN. Báo Đức Spiegel vừa có bài viết đánh giá cao công tác phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam, đồng thời tri ân nghĩa cử ... |