Covid-19 thế giới 12/10: Nga 'trôi' vào làn sóng thứ 4; WHO đổi ý về mũi tăng cường; Indonesia có miễn dịch cộng đồng qua lây nhiễm tự nhiên?

Bảo Hà
Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận 239 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có hơn 4,87 triệu ca tử vong và gần 216,3 triệu bệnh nhân bình phục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Covid-19 thế giới 12/10:
Số ca mắc mới ở mức cao cho thấy Nga đang diễn ra làn sóng dịch Covid-19 thứ tư. (Nguồn: Reuters)

Tình hình dịch Covid-19

Ngày 11/10, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho biết, số ca mắc Covid-19 tại quốc gia này giảm do người dân đã có khả năng miễn dịch qua đường lây nhiễm tự nhiên sau khi tiếp xúc với virus SARS-Cov-2 hoặc qua tiêm chủng.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Budi cho rằng, để có chứng cứ khoa học, cần tiến hành nghiên cứu cụ thể với việc lấy mẫu ngẫu nhiên. Theo đó, Bộ Y tế Indonesia sẽ tiến hành lấy mẫu từ 21.880 người tại 100 huyện và thành phố trên khắp cả nước.

Bộ trên cũng sẽ hợp tác với Khoa Y tế công cộng thuộc Đại học Indonesia (FKM UI) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiến hành các xét nghiệm, định kỳ 6 tháng một lần.

Kết quả khảo sát dự kiến sẽ hoàn tất vào giữa tháng 12 tới nhằm cung cấp bức tranh toàn cảnh về tình trạng miễn dịch hoặc kháng thể của tất cả người dân ở 34 tỉnh thành trên toàn quốc.

Tại Nga, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Moscow Tatyana Ruzhentsova nhận định, số ca mắc mới ở mức cao cho thấy nước này đang diễn ra làn sóng dịch Covid-19 thứ tư.

Bà Ruzhentsova nói thêm, chủng virus corona đang phổ biến ở Nga là chủng Delta và nước này đã xác định được 35 phân nhánh của chủng này, đòi hỏi các mức độ bảo vệ khác nhau.

Trong vòng 24 giờ qua, Nga đã ghi nhận 29.409 trường hợp nhiễm Covid-19, mức cao nhất kể từ đầu năm 2021, trong đó, số ca tử vong mới cũng cao nhất thế giới tính theo ngày, với 957 trường hợp.

Latvia công bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 3 tháng, bắt đầu từ ngày 11/10, do số ca mắc Covid-19 tăng kỷ lục trong khi tỷ lệ tiêm vaccine tại nước này vẫn thuộc nhóm thấp nhất Liên minh châu Âu (EU).

Theo đó, người dân Latvia bắt buộc phải đeo khẩu trang khi ở trong những tòa nhà công cộng và công chức phải tiêm vaccine phòng Covid-19 chậm nhất là đến ngày 15/11. Tất cả người dân Latvia được khuyến khích làm việc tại nhà nếu có thể.

Latvia hiện ghi nhận số ca nhiễm mới theo ngày trên 1.000 ca, trong khi dân số của quốc gia Baltic này chỉ là 1,9 triệu người. Các bệnh viện của nước này đã quá tải với bệnh nhân Covid-19. Hiện mới chỉ có 48% dân số Latvia được tiêm phòng đầy đủ - tỷ lệ thấp thứ 4 trong EU sau Bulgaria, Romania và Croatia.

Kể từ ngày 11/10, chính phủ Đức dừng chi trả chi phí xét nghiệm nhanh kháng thể đối với người chưa tiêm vaccine phòng Covid-19.

Ngoài ra, bắt đầu từ ngày 1/11, những người chưa tiêm chủng sẽ không nhận được khoản bồi hoàn nào nếu phải trích lương để chi trả cho việc phải cách ly chống dịch. Trước đây, mọi chi phí cho việc phải đi cách ly hoặc không thể đi làm do nghi nhiễm hoặc mắc Covid-19 đều được nhà nước đài thọ.

Dựa trên các số liệu thống kê gần đây, Đức dường như đã tránh được đợt dịch thứ 4 khi tỷ lệ mắc Covid-19 liên tục giữ ổn định trong vài tuần qua ở mức khoảng 60 ca mắc/100.000 người.

Tuy nhiên, giới chức y tế khuyến cáo hiện nước Đức đang bước vào mùa Đông, với nhiều hoạt động đời sống xã hội diễn ra trong không gian trong nhà nhiều hơn. Điều này có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

Tại Nam Phi, Bộ Quản trị hợp tác và các vấn đề truyền thống (CoGTA) cho biết, Bộ trưởng bộ này Nkosazana Dlamini Zuma đã ký ban hành các quy định sửa đổi của Đạo luật Quản lý thiên tai, cho phép khán giả tham dự các sự kiện thể thao tại "đất nước Cầu Vồng".

Theo quy định mới, các sự kiện thể thao (cả chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp) tổ chức trong nhà được cho phép tối đa 750 khán giả tham dự và không quá 2.000 người đối với hoạt động thể thao ngoài trời.

Việc điều chỉnh quy định nói trên dựa trên cơ sở số ca nhiễm mới Covid-19 ở Nam Phi trong thời gian gần đây giảm mạnh.

Đợt dịch Covid-19 thứ 3 đang diễn ra tại Nam Phi kéo dài hơn 140 ngày. Thời điểm đỉnh dịch đầu tháng 7 ghi nhận mức nhiễm hơn 22.000 ca/ngày. Nam Phi ghi nhận số ca nhiễm mới trung bình trong 7 ngày gần nhất là 818 người (tỷ lệ 9 ca nhiễm mới/100.000 người).

Vaccine và điều trị

Ngày 11/10, nhóm tư vấn vaccine của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến nghị nên tiêm liều vaccine tăng cường (mũi thứ 3) phòng Covid-19 cho những người bị suy giảm miễn dịch, áp dụng với các tất cả vaccine phòng Covid-19 đã được tổ chức này phê duyệt.

Các chuyên gia WHO nêu rõ, những người bị suy giảm miễn dịch ở thể trung bình và nghiêm trọng nên được tiêm liều vaccine tăng cường vì cơ thể những người này ít có khả năng sinh kháng thể đầy đủ nếu họ chỉ được tiêm chủng vaccine theo tiêu chuẩn cơ bản (2 mũi) và họ có nguy cơ cao mắc bệnh Covid-19 thể nặng.

Đây là khuyến cáo mới nhất của các thành viên Nhóm Chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêm chủng của WHO. Trước đây, WHO kêu gọi các quốc gia hoãn tiêm mũi vaccine tăng cường để tập trung nguồn vaccine tiêm cho ít nhất 10% dân số cho mỗi quốc gia trên toàn cầu.

Tại Italy, nỗ lực nhằm khuyến khích người dân đi tiêm vaccine phòng Covid-19 bằng đạo luật yêu cầu tất cả người lao động phải xuất trình thẻ xanh để được đến nơi làm việc kể từ ngày 15/10, đã không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Theo dữ liệu được chính phủ Italy công bố ngày 11/10, trong tuần tính đến ngày 8/10, khoảng 410.000 người đã được tiêm mũi vaccine phòng Covid-19 đầu tiên, giảm 36% so với tuần trước và là con số hàng tuần thấp nhất kể từ đầu tháng 7/2021.

Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) đang xem xét cấp phép lưu hành thuốc kháng thể đơn dòng Ronapreve để điều trị và phòng ngừa nguy cơ mắc Covid-19 ở người trên 12 tuổi.

Trong thông báo ngày 11/10, EMA nêu rõ, quy trình đánh giá sẽ tập trung phân tích dữ liệu lâm sàng về hiệu quả của liệu pháp này trong ngăn ngừa nguy cơ nhập viện ở các bệnh nhân mắc Covid-19 điều trị ngoại trú cũng như kết quả một nghiên cứu khác về hiệu quả phòng ngừa đối với người lớn và trẻ em trong các gia đình có người mắc bệnh.

Sau khi xem xét, cơ quan này sẽ đưa ra kết luận trong vòng hai tháng tới. Hiện EMA mới chỉ cấp phép cho thuốc kháng virus remdesivir của Gilead trong điều trị bệnh nhân Covid-19.

Covid-19 sáng 12/10: 2.549 ca khỏi bệnh và 115 người tử vong; Sắp có hướng dẫn tiêm vaccine cho trẻ em; 'Thông' tàu hỏa Bắc-Nam từ ngày 13/10

Covid-19 sáng 12/10: 2.549 ca khỏi bệnh và 115 người tử vong; Sắp có hướng dẫn tiêm vaccine cho trẻ em; 'Thông' tàu hỏa Bắc-Nam từ ngày 13/10

Kể từ đầu dịch Covid-19 đến nay Việt Nam có 843.281 ca nhiễm, 784.748 ca được điều trị khỏi. Tổng số ca tử vong tính ...

Covid-19 thế giới 11/10: Ca tử vong ở Nga cao nhất toàn cầu; Myanmar tiêm cho trẻ em trên 12 tuổi; sống chung với dịch ở nhiều nước

Covid-19 thế giới 11/10: Ca tử vong ở Nga cao nhất toàn cầu; Myanmar tiêm cho trẻ em trên 12 tuổi; sống chung với dịch ở nhiều nước

Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận hơn 238,6 triệu người mắc Covid-19, trong đó có gần 4,87 triệu ca tử ...

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 8/5/2024, gần 29% tiêu Việt xuất khẩu cập bến thị trường Mỹ, ‘lép vế’ về giá trước hầu hết đối thủ

Giá tiêu hôm nay 8/5/2024, gần 29% tiêu Việt xuất khẩu cập bến thị trường Mỹ, ‘lép vế’ về giá trước hầu hết đối thủ

Giá tiêu hôm nay 8/5/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 103.000 - 104.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 8/5/2024: Giá vàng trong nước tăng vùn vụt, mục tiêu thu hẹp khoảng cách với thế giới thất bại, xu hướng đi lên còn nguyên?

Giá vàng hôm nay 8/5/2024: Giá vàng trong nước tăng vùn vụt, mục tiêu thu hẹp khoảng cách với thế giới thất bại, xu hướng đi lên còn nguyên?

Giá vàng hôm nay 8/5/2024: Giá vàng trong nước tăng không ngừng, Fed phát tín hiệu rõ ràng, xu hướng đi lên của kim loại quý còn nguyên.
Phát hiện pháo đài thời La Mã 1.900 năm tuổi tại Anh

Phát hiện pháo đài thời La Mã 1.900 năm tuổi tại Anh

Các cuộc khai quật đang diễn ra đã hé lộ những tàn tích từng là một phần của pháo đài La Mã.
Tin thế giới 7/5: Chính phủ Nga từ chức; Tổng thống Mỹ làm phật lòng đồng minh châu Á; Israel 'khai hỏa' chiến dịch tấn công Rafah

Tin thế giới 7/5: Chính phủ Nga từ chức; Tổng thống Mỹ làm phật lòng đồng minh châu Á; Israel 'khai hỏa' chiến dịch tấn công Rafah

Ông Putin nhậm chức Tổng thống Nga, Mỹ-Nhật căng vì phát biểu của Tổng thống Biden, Israel tấn công Rafah là một số tin thế giới nổi bật 24h qua.
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cả Điện Biên như sống lại phút giây lịch sử hào hùng

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cả Điện Biên như sống lại phút giây lịch sử hào hùng

Baoquocte.vn. Ngày 7/5, nhân dân cả nước hướng về Điện Biên, hòa chung không khí tưng bừng của Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Kể từ lần rà soát UPR chu kỳ III, Việt Nam đã tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về quyền con người và đạt được nhiều ...
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Phiên bản di động