Nhỏ Bình thường Lớn

Covid-19: Thời của âm nhạc online

TGVN. Không phải đợi đến khi dịch Covid-19 “lộng hành” thì phương thức thưởng thức nghệ thuật trên nền tảng kỹ thuật số và Internet của thời kỳ công nghệ 4.0 đã được nhiều nghệ sĩ thử nghiệm...
TIN LIÊN QUAN
thoi cua am nhac online Hiện tượng âm nhạc Billie Eilish tiếp tục lập kỷ lục mới
thoi cua am nhac online Album mới của nhóm nhạc BTS hứa hẹn khuynh đảo thị trường âm nhạc thế giới
thoi cua am nhac online
Buổi hòa nhạc online mang lại trải nghiệm thú vị và khác biệt... trong bối cảnh Covid-19 hoành hành dữ dội trên thế giới.

Suốt tuần vừa qua, việc thường xuyên được thưởng thức những buổi hòa nhạc online miễn phí và nói chuyện trực tiếp với những người nghệ sĩ yêu thích là điều vô cùng thú vị và khác biệt đối với những người yêu nghệ thuật tại Việt Nam và trên khắp thế giới...

Khi nghệ sĩ và fan cùng ở nhà

Chiến dịch mang tên Together At Home (Cùng nhau ở nhà) do Chương trình di cư toàn cầu và Tổ chức Y tế thế giới khởi xướng đang nhận được sự hưởng ứng rất tích cực của nghệ sĩ khắp các nước. Đặc biệt, khi các nhà chức trách ở nhiều nơi đang ban hành lệnh đóng cửa các trường học, bảo tàng, quán bar, phòng hòa nhạc, nhà hát... đã xuất hiện một giải pháp tuyệt vời là biểu diễn miễn phí qua mạng.

Tuần trước, khi thủ lĩnh nhóm nhạc nổi tiếng nước Anh Coldplay là Chris Martin lần đầu tổ chức hòa nhạc cá nhân kéo dài 30 phút trên Instagram đã ngay lập tức nhận được sự hưởng ứng của các nghệ sĩ như John Legend, Katherine McPhee, Alejandro Sanz, Juané... Các buổi diễn đã lên lịch từ trước như buổi diễn của ca sĩ - nhạc sĩ người Anh James Blunt cũng chuyển sang biểu diễn trực tuyến tại Hamburg (Đức). Tại Australia, người hâm mộ cũng vô cùng hứng khởi với buổi hòa nhạc đầy sổi nổi của vợ chồng ca sĩ Keith Urban và diễn viên Nicode Kidman trên trang facebook cá nhân..

Không phụ lòng giới nghe nhạc cổ diển, mới đây, nghệ sĩ dương cầm Igor Levit cũng đã dùng nền tảng Twitter để phát trình diễn đầy ngẫu hứng bản Waldstein Sonata Op. 53 của Beethoven từ ngay chính căn hộ của anh tại Berlin. Buổi trình diễn được chia sẻ lại 1.500 lần và thu được gần 6.000 lượt thích.

Cũng như Igor Levit, trên toàn nước Đức, nhiều nhà hát opera và giao hưởng cũng hành động tương tự. Thay vì hoãn buổi diễn vở kịch Carmen của George Bizet, Nhà hát opera quốc gia Berlin đã chọn phát trực tuyến miễn phí toàn bộ chương trình cho khán giả trên toàn thế giới. Tương tự, nhà hát Metropolitan ở New York (Mỹ) cũng phát hàng loạt chương trình trực tiếp, mở màn là vở kịch Carmen. Khán giả vô cùng thích thú khi Dàn nhạc giao hưởng Berlin cũng có món quà âm nhạc phát miễn phí tại digitalconcerthall.com/en/live, hay Trung tâm Lincoln (Mỹ) phát miễn phí chương trình hòa nhạc Chamber Music Society tại chambermusicsociety.org/watch-and-listen/.

Có thể nói, dịch Covid-19 đang khiến cuộc sống cả thế giới đảo lộn nhưng đây chính là cơ hội và thời điểm bùng nổ của phương phức giải trí nghệ thuật trực tuyến. Nói như Igor Levit, “đây là một thời điểm không hay, một thời điểm nhiều đau thương nhưng chúng ta cần hành động thay vì chỉ ngồi không. Chúng ta hãy tổ chức hòa nhạc ngay tại nhà trong thế kỷ XXI này!”

... nghĩ về “nhà hát Internet” ở Việt Nam

Không phải ngẫu nhiên khi “Music Home” - chuỗi chương trình âm nhạc tiên phong xu hướng livestream được đề cử ở hạng mục “Chuỗi chương trình của năm” của Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến năm nay. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khuyến cáo công chúng tránh tập trung đông người, thì một “nhà hát Internet” như Music Home càng khẳng định ưu thế nổi bật khi có thể mang tới cho khán giả trải nghiệm nghệ thuật mới lạ.

Ra đời từ năm 2019 theo format là một chương trình âm nhạc có tiêu chuẩn âm thanh và chất lượng nghệ thuật như ở nhà hát, chuỗi chương trình này được ứng dụng công nghệ truyền hình tương tác với tính năng tùy chọn góc nhìn và khán giả có thể chủ động lựa chọn góc máy quay khi xem chương trình trực tiếp và trải nghiệm không gian âm nhạc chân thật.

Hướng đi này cũng cho thấy nỗ lực của các nghệ sỹ Việt trong việc tiếp cận và hòa nhập với các xu hướng mới của đời sống âm nhạc thế giới, cũng như góp phần lấp đầy những thiếu hụt của thị trường tổ chức và biểu diễn hiện nay. Cũng nhờ lợi thế công nghệ, khán giả không cần ra khỏi nhà hoặc phải bỏ chi phí tiền triệu mua vé vẫn có thể thưởng thức trọn vẹn một buổi hòa nhạc.

Là nhạc sĩ tham gia vào chuỗi Music Home tại Việt Nam, nhạc sĩ Huy Tuấn khẳng định, hình thức truyền hình trực tiếp hay livestream đã được nhiều nghệ sỹ cũng như festival âm nhạc thử nghiệm thành công và hình thức này hoàn toàn có tiềm năng phát triển rộng ở Việt Nam.

Tuy nhiên, thách thức lại chính là tín hiệu đường truyền và hạ tầng truyền hình vẫn chưa thể đem lại chất lượng âm thanh chuẩn cho các chương trình trực tiếp. Hiện tại, nhiều chương trình chưa đáp ứng được chất lượng âm thanh trong khi nghệ sĩ chơi rất hay.

Ngoài ra, khi biểu diễn tại “nhà hát Internet”, ca sĩ Trọng Tấn cho biết anh phải tự hình thành cảm giác khán giả đang ở bên cạnh mình. Sự tương tác của khán giả tác động nhiều đến nghệ sĩ, giúp họ thăng hoa trên sân khấu và các “nhà hát Internet” đã thiếu yếu tố đó.

Bởi vậy, việc các buổi hòa nhạc Internet có trở thành nhưng mô hình với sức chứa hàng triệu người ở Việt Nam hay không vẫn là câu chuyện với nhiều tiềm năng phát triển ở tương lai. Và khán giả yêu nghệ thuật thì luôn chờ đợi và hy vọng!

thoi cua am nhac online

Thưởng thức âm nhạc của người Khơmú tại Hà Nội

TGVN. Trong hai ngày 23 - 24/11, tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, 19 nghệ nhân đến từ hai tỉnh Nghệ An và ...

thoi cua am nhac online

Bản nhạc gốc của thiên tài Mozart được trả 372.500 Euro

TGVN. Vượt qua mọi dự đoán ban đầu, bản nhạc gốc hai điệu khiêu vũ do thiên tài Wolfgang Amadeus Mozart soạn khi chỉ mới 16 ...

thoi cua am nhac online

Nghệ sỹ Phó An My kêu gọi bảo vệ môi trường bằng âm nhạc

TGVN. Đêm nhạc “Tỉnh” của nghệ sỹ dương cẩm nổi tiếng Phó An My sẽ phác họa hình ảnh mẹ thiên nhiên với vẻ đẹp ...