Chuyên gia Y tế cho rằng, "Phần lớn trẻ em nhiễm Covid-19 thường có triệu chứng nhẹ, nếu so sánh giữa lợi ích và rủi ro thì cần cho trẻ đi học". |
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (-852), Phú Thọ (-722), Đắk Nông (-567).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (+667), Lạng Sơn (+646), Bắc Ninh (+398).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 97.357 ca/ngày.
Thông tin các ca mắc Covid-19 mới:
- Tính từ 16h ngày 29/3 đến 16h ngày 30/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 85.765 ca nhiễm mới, trong đó 6 ca nhập cảnh và 85.759 ca ghi nhận trong nước (giảm 2.619 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 62.336 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (8.141), Bắc Giang (3.999), Nghệ An (3.731), Phú Thọ (3.580), Đắk Lắk (3.381), Yên Bái (3.206), Lào Cai (3.081), Lạng Sơn (2.625), Quảng Ninh (2.564), Quảng Bình (2.389), Hà Giang (2.356), Vĩnh Phúc (2.326), Thái Bình (2.067), Sơn La (2.023), Bắc Kạn (1.907), Bắc Ninh (1.854), Hải Dương (1.783), Tuyên Quang (1.747), Hưng Yên (1.735), Cao Bằng (1.640), Cà Mau (1.618), Quảng Trị (1.590), Lâm Đồng (1.530), Vĩnh Long (1.454), Bình Định (1.391), Tây Ninh (1.391), Thái Nguyên (1.341), Hòa Bình (1.328), Hà Nam (1.308), Điện Biên (1.295), Bình Dương (1.210), Lai Châu (1.056), Ninh Bình (1.047), Bình Phước (1.034),
Hồ Chí Minh (984), Bến Tre (899), Hà Tĩnh (784), Đà Nẵng (783), Quảng Ngãi (766), Bà Rịa - Vũng Tàu (712), Nam Định (695), Thừa Thiên Huế (672), Trà Vinh (642), Thanh Hóa (570), Hải Phòng (466), Khánh Hòa (466), Đắk Nông (452), Bình Thuận (423), Phú Yên (320), Quảng Nam (276), Kon Tum (201), An Giang (189), Bạc Liêu (163), Kiên Giang (135), Long An (117), Sóc Trăng (112), Đồng Tháp (54), Đồng Nai (49), Cần Thơ (41), Hậu Giang (29), Ninh Thuận (26), Tiền Giang (5).
Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 9.472.254 ca nhiễm, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 95.889 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 9.464.532 ca, trong đó có 7.265.714 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.466.728), TP. Hồ Chí Minh (593.661), Nghệ An (388.472), Bình Dương (375.739), Hải Dương (341.194).
Tình hình điều trị bệnh nhân Covid-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 114.685 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 7.268.531 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.635 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 2.901 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 349 ca
- Thở máy không xâm lấn: 96 ca
- Thở máy xâm lấn: 284 ca
- ECMO: 5 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 29/3 đến 17h30 ngày 30/3 ghi nhận 41 ca tử vong tại: Kiên Giang (6), Bến Tre (4), Đắk Lắk (4), Sóc Trăng (4), Lạng Sơn (3), Bình Dương (2), Bình Định (2), Trà Vinh (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bạc Liêu (1), Cần Thơ (1), Đà Nẵng (1), Đắk Nông (1), Điện Biên (1), Đồng Nai (1), Gia Lai (1), Lâm Đồng (1), Nam Định (1), Thái Nguyên (1), Thanh Hóa (1), TP. Hồ Chí Minh (1), Vĩnh Long (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 54 ca.
- Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.454 ca, chiếm tỷ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Có nhất thiết phải chờ tiêm vaccine mới cho trẻ đến trường?
Dưới góc độ chuyên gia, PGS.TS. Trần Đắc Phu - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, việc cho trẻ đi học trở lại là vô cùng cần thiết, đặc biệt là ở lứa tuổi mầm non; không nên chờ tiêm vaccine mới cho trẻ đến trường.
Theo PGS.TS. Trần Đắc Phu, việc trẻ em không được đến trường trong một thời gian dài sẽ gây ra các khiếm khuyết về cả thể chất lẫn tinh thần khi các em không được tương tác với bạn bè, thầy cô, từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài, thậm chí khiến trẻ mắc bệnh trầm cảm...
"Phần lớn trẻ em nhiễm Covid-19 thường có triệu chứng nhẹ, nếu so sánh giữa lợi ích và rủi ro thì cần cho trẻ đi học. Vừa qua, trẻ em ở nhà dương tính rất nhiều vì chúng ta nới lỏng các hoạt động, số ca nhiễm trong cộng đồng nhiều, khi người lớn mắc bệnh lây cho trẻ. Nếu ở trường làm các biện pháp phòng dịch tốt, có tổ chức, nguy cơ lây nhiễm chưa chắc cao hơn ở nhà", PGS.TS. Trần Đắc Phu cho biết.
Như vậy, lý do "Phải tiêm được vaccine mới yên tâm đưa trẻ đến trường" của Hà Nội liệu có cứng nhắc không khi thời gian của năm học không còn nhiều. Hơn nữa, từ tháng 4/2021 đến nay, lứa học sinh này của Thủ đô chưa một ngày được đặt chân đến lớp trong khi học sinh tại nhiều địa phương trên cả nước đã được đến trường.