Nhỏ Bình thường Lớn

Covid-19 và bài học về phát triển bền vững cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương

TGVN. Các chính phủ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần gắn tính bền vững vào trong các hoạch định và thực hiện chính sách, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và hỗ trợ cho việc “phủ xanh” nền kinh tế.  
TIN LIÊN QUAN
covid 19 la mot bai hoc dat gia cho khu vuc chau a thai binh duong Cập nhật 14h ngày 31/3: Quan chức WHO cảnh báo về dịch Covid-19 ở châu Á - Thái Bình Dương, Myanmar có ca tử vong đầu tiên
covid 19 la mot bai hoc dat gia cho khu vuc chau a thai binh duong Doanh nhân Nguyễn Thuỵ Oanh: Chung tay cùng cộng đồng trong cuộc chiến chống dịch Covid 19
covid 19 la mot bai hoc dat gia cho khu vuc chau a thai binh duong
Tổng Thư ký ESCAP Armida Salsiah Alisjahbana. (Nguồn: Bangkok Post)

Trong một bài viết mới đây trên Inter Press Service, Tổng Thư ký Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á - Thái Bình Dương Liên hợp quốc (ESCAP) Armida Salsiah Alisjahbana cho rằng từ khủng hoảng đại dịch Covid-19, các chính phủ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương phải có cách tiếp cận khác đối với nền kinh tế, đảm bảo tính bền vững hơn. TG&VN lược dịch bài viết của tác giả.

Đại dịch Covid-19 và tác động đa diện của nó đối với người dân trên khắp thế giới đang gây thiệt hại nặng nề cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Các quốc gia trong khu vực đang cố gắng giảm thiểu tác động kinh tế, xã hội của đại dịch Covid-19. Cuộc khảo sát kinh tế và xã hội hằng năm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương 2020 được ESCAP thực hiện vừa qua cho thấy, dự kiến ​​tăng trưởng ở các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực sẽ chậm lại đáng kể trong năm nay.

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên với các nhà hoạch định chính sách rằng cần bảo vệ kinh tế khu vực bằng các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và ngăn ngừa “lây nhiễm kinh tế”. Để chống chọi với dịch bệnh, ESCAP cũng kêu gọi tăng chi tiêu khẩn cấp y tế khoảng 880 triệu USD mỗi năm cho đến năm 2030. Hiện ESCAP cũng đang kêu gọi các nước châu Á - Thái Bình Dương xem xét thành lập quỹ y tế khẩn cấp khu vực.

Đại dịch cũng là một cơ hội để chúng ta suy nghĩ lại về con đường tăng trưởng kinh tế. Theo đánh giá mới nhất của ESCAP về việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã không đi đúng hướng để đạt được 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) vào năm 2030, trong đó có các mục tiêu về môi trường.

Điều này trái ngược hoàn toàn với tăng trưởng ấn tượng của khu vực về kinh tế. Covid-19 đang hoành hành ở một khu vực mà có tới 97 trong số 100 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới và có 5 trong số 10 quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu. Hướng phát triển kinh tế của khu vực thời gian qua là điều dễ hiểu khi tập trung tối đa vào tăng trưởng để giảm nghèo và tạo việc làm. Tuy nhiên, nếu tiếp tục như vậy, các phương pháp tăng trưởng sẽ làm suy yếu tính bền vững của phát triển trong thời gian dài.

Trong năm 2020, ESCAP đang thực hiện một số khảo sát nhằm đề xuất một quá trình chuyển đổi theo hướng tăng trưởng bền vững và vẫn đảm bảo một hành tinh “khỏe mạnh” cho các thế hệ tương lai. Để làm được điều đó cần có một sự thay đổi trong mô hình sản xuất và tiêu dùng, vốn được xem là cốt lõi của tất cả các hoạt động kinh tế. ESCAP kêu gọi các chính phủ trong khu vực gắn tính bền vững vào trong các hoạch định và thực hiện chính sách, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và hỗ trợ cho việc “phủ xanh” nền kinh tế.

Hướng tới các mục tiêu bền vững cũng đòi hỏi sự hợp tác quốc tế, dựa trên thế giới kết nối mà chúng ta đang sống. Các chính phủ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần phối hợp hành động để đối phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là xây dựng các tiêu chuẩn và chính sách liên quan đến vấn đề này.

Giai đoạn tiếp theo của quá trình chuyển đổi kinh tế nên mang tính bền vững hơn. Từ những bài học vì Covid-19, chúng ta hãy chú ý đến lời kêu gọi của Tổng thư ký Liên hợp quốc về một thập kỷ hành động nhằm xây dựng một tương lai bền vững.

covid 19 la mot bai hoc dat gia cho khu vuc chau a thai binh duong Lao đao bởi khủng hoảng từ đại dịch Covid-19, tăng trưởng kinh tế châu Á sẽ giảm tới mức nào?

TGVN. Các nhà kinh tế nhận định, cú sốc từ đại dịch Covid-19 là rủi ro lớn nhất đối với các nền kinh tế khu vực ...

covid 19 la mot bai hoc dat gia cho khu vuc chau a thai binh duong Các nhà tình báo làm gì trong đại dịch Covid-19?

TGVN. Giống như nhiều cuộc chiến trong suốt chiều dài lịch sử, trong trận chiến với đại dịch Covid-19, các cơ quan tình báo có vai ...

covid 19 la mot bai hoc dat gia cho khu vuc chau a thai binh duong Mở rộng đối tượng rà soát tại cộng đồng, kiên định với các nguyên tắc chống dịch Covid-19

TGVN. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh yêu cầu này tại cuộc họp trực tuyến, sáng 8/4, của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, ...

Thu Hiền (theo Inter Press Service)