Covid-19 và công tác bảo hộ công dân

Nguyễn Hồng
Chiều 7/5, tại Cục Lãnh sự, Đoàn thanh niên Cục Lãnh sự phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Ngoại giao đã tổ chức Tọa đàm "Công tác bảo hộ công dân, đặc biệt trong bối cảnh Covid-19".
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Tọa đàm "Công tác bảo hộ công dân, đặc biệt trong bối cảnh Covid-19" diễn ra theo cả hình thức trực tuyến và trực tiếp và đảm bảo yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19, với sự tham dự của đoàn viên thanh niên các đơn vị trong Bộ, Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh. Đại diện Cục Lãnh sự và Vụ Tổ chức Cán bộ là những diễn giả chính tại Tọa đàm.

Bảo hộ công dân tốt nhất, kịp thời và hiệu quả

Các diễn giả cho biết, bảo hộ công dân là việc Nhà nước can thiệp để bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ở nước ngoài hoặc cung cấp sự giúp đỡ công dân về mọi mặt khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn, rủi ro ở nước ngoài mà bản thân không thể tự khắc phục được.

Trong những năm qua, người Việt Nam ra nước ngoài không ngừng gia tăng về số lượng và đa dạng về thành phần.

Theo thống kê, số công dân được bảo hộ tăng dần qua từng năm, trong đó năm 2017 có 8.024 người nhưng đến năm 2020 đã tăng lên 21.384 người (gồm trường hợp công dân gặp hoạn nạn, không bao gồm số công dân được đưa về trên các chuyến bay về nước tránh dịch).

Số lượng các cuộc gọi của công dân Việt Nam cần tư vấn về các vấn đề liên quan ở nước ngoài thông qua tổng đài bảo hộ công dân tăng cao… đã đặt ra những vấn đề khó khăn, phức tạp cho công tác bảo hộ công dân.

Đặc biệt, trong năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, công tác bảo hộ công dân đã góp phần giúp đỡ hàng nghìn công dân Việt Nam ở nước ngoài ổn định cuộc sống, được bảo hộ tính mạng, tài sản, quyền lợi và lợi ích chính đáng.

Những chuyến bay đưa công dân Việt Nam có hoàn cảnh khó khăn, nhu cầu cấp thiết về nước cũng là những chuyến bay mang nặng nghĩa đồng bào, thực sự làm lay động hàng triệu con tim.

Trong quá trình bảo hộ công dân giữa mùa dịch, các Cơ quan đại diện, đặc biệt là những địa bàn tập trung đông người lao động có nhu cầu về nước lớn phải chịu nhiều sức ép; việc tổ chức các chuyến bay gặp nhiều phức tạp do có chuyến phải chuyên chở nhiều trường hợp công dân bị nhiễm bệnh, việc xin phép bay gặp khó khăn, địa điểm hẻo lánh, xa xôi…

Thanh niên với công tác bảo hộ công dân trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19
Công tác bảo hộ công dân, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Mặc dù ngân sách hạn hẹp, khó khăn thách thức còn nhiều, nhưng Việt Nam là một trong số ít các quốc gia tổ chức các chuyến bay đưa công dân bị mắc kẹt về nước một cách bài bản chuyên nghiệp, an toàn và đảm bảo được công tác phòng chống dịch hiệu quả.

Tính đến ngày 13/4, Bộ Ngoại giao đã phối hợp cùng các bộ, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện gần 400 chuyến bay đưa khoảng 103.000 công dân từ 59 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước an toàn.

Trong bối cảnh khủng hoảng dịch bệnh chưa từng có trong lịch sử, với nguồn lực trong nước còn hạn chế, quy định chống dịch đòi hỏi phải tỉ mỉ, chặt chẽ, an toàn, nhưng với sự chỉ đạo sát sao của các cấp Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và sự nỗ lực vượt bậc, sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Ngoại giao với các cơ quan chuyên trách, đã đảm bảo, nâng cao hiệu quả bảo hộ công dân ở nước ngoài, được dư luận trong và ngoài nước đánh giá cao.

Bên cạnh đó, đối với các công dân Việt Nam và kiều bào ta còn ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài kịp thời trao đổi, đề nghị phía sở tại tiếp tục gia hạn lưu trú đối với các trường hợp công dân hết hạn lưu trú, sớm bố trí lại việc làm cho người lao động mất việc, từng bước duy trì bình thường dần trở lại việc học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam..., và tiến hành những biện pháp bảo hộ tốt nhất khác đối với công dân ta một cách kịp thời, hiệu quả.

Tổng lực trước thách thức chưa từng có

Với vai trò là “hậu phương vững chắc”, Vụ Tổ chức Cán bộ đã nhanh chóng những phương án đặc biệt hỗ trợ thiết thực cho các Cơ quan đại diện việt Nam ở nước ngoài - những người trực tiếp tham gia vào công tác bảo hộ công dân.

Do đặc thù, nhiều Cơ quan đại diện phải kiêm nhiệm nhiều địa bàn, số lượng cán bộ ít, khối lượng công việc lại nhiều. Đại dịch Covid-19 lần đầu tiên xảy ra và lây lan nhanh trên toàn cầu với mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng chưa từng có đã nảy sinh những tình huống vô cùng khó khăn cho công dân như nhiều người bị mắc kẹt tại sân bay do các nước đóng cửa biên giới, việc làm bị ảnh hưởng, không có chỗ ở hay bị nhiễm bệnh, khó khăn trong việc tiếp cận chăm sóc y tế…

Những điều này đã tạo ra những thách thức chưa từng có cho công tác bảo hộ công dân, các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài lúc này phải "tổng lực" toàn bộ sức lực của lực lượng cán bộ, tập trung trong thời gian ngắn và tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp xử lý một khối lượng công việc "đồ sộ" với nguồn lực có hạn.

Trong thời gian qua, những cán bộ ngoại giao công tác tại Cơ quan đại diện ở nước ngoài trở thành những "chiến sĩ" ở tuyến đầu chống dịch ở nước ngoài.

Công cuộc chống dịch dù gặp nhiều nguy cơ lây nhiễm, cuộc sống khó khăn, nhưng cán bộ ngoại giao đã luôn nỗ lực vượt khó để kiên trì bám trụ địa bàn, đặt ưu tiên cao nhất cho công tác bảo hộ công dân, thường xuyên liên lạc, động viên giúp đỡ cộng đồng người Việt, trực tiếp ra sân bay hỗ trợ bà con, tích cực làm việc với cơ quan chức năng sở tại để đề nghị đảm bảo cuộc sống cho bà con....

Trong quá trình đó, nhiều cán bộ đã bị mắc Covid-19, tiếp xúc với các trường hợp nghi nhiễm nên phải tự cách ly, nhiều cán bộ đã hết nhiệm kỳ nhưng được yêu cầu ở lại phục vụ công dân, thậm chí một số cán bộ gặp tin buồn như bố mẹ mất cũng không thể về làm tròn bổn phận người con...

Với những khó khăn như vậy, ngay từ khi dịch mới khởi phát và sau đó là lan rộng trên toàn thế giới, Lãnh đạo Bộ đã chỉ đạo một số đơn vị liên quan tập hợp thông tin, nguyện vọng chung của các cán bộ Cơ quan đại diện để tiến hành hỗ trợ kịp thời. Trong đó, điều chỉnh các chế độ chính sách hỗ trợ các cán bộ đang công tác tại địa bàn có chiến tranh, dịch bệnh.

Cùng với đó, Lãnh đạo Bộ chỉ đạo Cơ quan đại diện lập phương án xử lý tình huống khẩn cấp phát sinh trong bối cảnh dịch bệnh. Đồng thời, Vụ Tổ chức Cán bộ phối hợp với Cục Quản trị tài vụ hỗ trợ vật tư y tế cho các cán bộ đang công tác tại các Cơ quan đại diện nước ngoài hơn 15.000 hộp khẩu trang, 1.3000 bộ đồ bảo hộ, cùng hàng chục mặt nạ, hàng trăm lít nước sát khuẩn. Đây đều là những vật dụng vô cùng cần thiết đối với các cán bộ thường xuyên thực hiện công tác bảo hộ công dân.

Để kịp thời cập nhật tin tức, chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, chia sẻ kiến thức phòng chống dịch trao đổi thông tin xử lý, cách chăm sóc người mắc Covid-19, Vụ Tổ chức Cán bộ đã tổ chức lập nhóm thông tin thường xuyên trao đổi giúp cán bộ ta yên tâm công tác.

Đặc biệt, để giúp các cán bộ ta kịp thời phản ứng với những khó khăn trước mắt, Bộ Ngoại giao đã phối hợp, kết nối với nhóm y bác sĩ đầu ngành để giúp các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài cập nhật những thông tin, kiến thức y tế, trao đổi cách xử lý các tình huống liên quan đến dịch bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đối với các cán bộ ngoại giao chuẩn bị đi công tác tại nước ngoài cũng tổ chức tiêm vaccine phòng dịch Covid-19 trước khi lên đường nhận nhiệm vụ.

Thông qua những chia sẻ từ các diễn giả, đoàn viên thanh niên và các cán bộ ngoại giao trẻ có thêm nhiều thông tin hữu ích phục vụ công tác chuyên môn và đặc biệt là đối với các cán bộ khi đi công tác nhiệm kỳ lần đầu tại các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Covid-19 tại Việt Nam: Toàn cảnh hơn 10 ngày, 176 ca mắc mới trong cộng đồng, lan ra 19 tỉnh, thành phố
Bộ Ngoại giao: Sẵn sàng bảo hộ công dân Việt Nam tại Ấn Độ trước dịch Covid-19
Công đoàn Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị tập huấn công tác Công đoàn năm 2021 và trao quà ủng hộ đồng bào Nghệ An, Hà Tĩnh
Covid-19 ở Ấn Độ: Đại sứ quán Việt Nam ưu tiên công tác bảo hộ công dân
Mít tinh tại Lào kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Xem nhiều

Đọc thêm

Công du châu Âu ‘chữa lành’, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trông cậy vào Hungary và Serbia

Công du châu Âu ‘chữa lành’, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trông cậy vào Hungary và Serbia

Công du châu Âu ‘chữa lành’, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trông cậy vào Hungary và Serbia thế nào?
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp ngoại giao Việt Nam cho Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp ngoại giao Việt Nam cho Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio

Chiều 8/5, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp và trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp ngoại giao Việt Nam cho Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio.
Lũ lụt nghiêm trọng, Brazil hoãn các trận đấu ở bang miền Nam Rio Grande do Sul

Lũ lụt nghiêm trọng, Brazil hoãn các trận đấu ở bang miền Nam Rio Grande do Sul

Ngày 7/5, Brazil hoãn tất cả các trận đấu của giải vô địch quốc gia ở bang miền Nam Rio Grande do Sul trong 20 ngày tới do lũ lụt ...
Điện mừng kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Brazil

Điện mừng kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Brazil

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi điện mừng nhân kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Brazil.
Dự báo thời tiết ngày mai (9/5): Vùng núi, trung du Bắc Bộ mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết ngày mai (9/5): Vùng núi, trung du Bắc Bộ mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (9/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Nga bắt tay với Trung Quốc, tính đường phát triển nhà máy điện hạt nhân trên Mặt Trăng

Nga bắt tay với Trung Quốc, tính đường phát triển nhà máy điện hạt nhân trên Mặt Trăng

Nga cùng các đối tác Trung Quốc đang xem xét việc vận chuyển và lắp đặt một nhà máy điện hạt nhân trên bề mặt Mặt Trăng trong giai đoạn ...
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Liên bang Nga

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Liên bang Nga

Đại sứ Đặng Minh Khôi nhấn mạnh Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản anh hùng ca bất hủ bắt nguồn từ truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc ta.
Những bản đúc nổi trên Cửu Đỉnh ở Hoàng cung Huế chính thức trở thành Di sản tư liệu của Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Những bản đúc nổi trên Cửu Đỉnh ở Hoàng cung Huế chính thức trở thành Di sản tư liệu của Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Hồ sơ 'Những bản đúc nổi trên chính đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế' được thông qua và chính thức trở thành di sản tư liệu của Chương trình Ký ức thế giới...
Bổ nhiệm Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Bujumbura, Burundi

Bổ nhiệm Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Bujumbura, Burundi

Đại sứ Vũ Thanh Huyền bày tỏ tin tưởng, ông Juvenal Sakubu sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, góp phần tăng cường quan hệ Việt Nam-Burundi.
Tọa đàm 'Dấu ấn về Hiệp định Geneva và Việt Nam trong ký ức những người bạn Ba Lan'

Tọa đàm 'Dấu ấn về Hiệp định Geneva và Việt Nam trong ký ức những người bạn Ba Lan'

Buổi Tọa đàm diễn ra trong không khí cởi mở và thân tình, góp phần tăng cường sự hiểu biết cũng như tình cảm của những người bạn Ba Lan với Việt Nam.
Việt Nam sẽ tổ chức nhiều đoàn sang Australia xúc tiến thương mại và đầu tư

Việt Nam sẽ tổ chức nhiều đoàn sang Australia xúc tiến thương mại và đầu tư

Đồng Bộ trưởng Ngoại giao và thương mại Australia Tim Watts tin tưởng rằng quan hệ giữa hai nước còn phát triển sâu rộng hơn nữa trong thời gian tới.
Sản phẩm văn hoá, du lịch Việt Nam gây ấn tượng tại Hội chợ Paris

Sản phẩm văn hoá, du lịch Việt Nam gây ấn tượng tại Hội chợ Paris

Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đã phối hợp với các doanh nghiệp thực hiện chương trình quảng bá văn hóa, du lịch Việt Nam.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Báo chí Cuba đưa đậm nét về lễ kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngợi ca ý chí và tinh thần quật cường của quân dân Việt Nam

Báo chí Cuba đưa đậm nét về lễ kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngợi ca ý chí và tinh thần quật cường của quân dân Việt Nam

Báo chí Cuba khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những thiên sử thi vĩ đại nhất của thế kỷ XX.
Hai kỷ niệm không thể nào quên

Hai kỷ niệm không thể nào quên

Vào ngày 8/5 cách đây 35 năm, Việt Nam và Brazil đã tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước ở cấp Đại sứ.
Đại sứ Bùi Văn Nghị: Đánh dấu 35 năm quan hệ Việt Nam-Brazil bằng những hợp tác thực chất và hiệu quả hơn nữa

Đại sứ Bùi Văn Nghị: Đánh dấu 35 năm quan hệ Việt Nam-Brazil bằng những hợp tác thực chất và hiệu quả hơn nữa

Theo Đại sứ Bùi Văn Nghị, đối tác toàn diện 'thực chất, hiệu quả' là cụm từ phản ánh quan hệ Việt Nam-Brazil trong 35 năm qua và cả trong tương lai.
Đại sứ Marco Farani: Động lực mới cho hợp tác song phương Brazil - Việt Nam

Đại sứ Marco Farani: Động lực mới cho hợp tác song phương Brazil - Việt Nam

Kể từ khi Việt Nam và Brazil thiết lập quan hệ ngoại giao vào 8/5/1989, hợp tác giữa hai nước không ngừng phát triển trên mọi mặt từ chính trị, quốc phòng, ngoại giao đến ...
Từ Điện Biên Phủ đến Geneva: Tư thế của người chiến thắng

Từ Điện Biên Phủ đến Geneva: Tư thế của người chiến thắng

Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 là một chiến thắng vượt qua cả không gian và thời gian.
Có hẹn với Việt Nam!

Có hẹn với Việt Nam!

Chúng ta, ai cũng có thể góp phần vào hành trình đưa Việt Nam đến gần hơn với thế giới và mang thế giới đến gần hơn với Việt Nam.
Phiên bản di động