Bình quân 5 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 4,03% so với cùng kỳ năm trước. (Nguồn: VPN) |
Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho hay, giá thịt heo tăng do thiếu hụt nguồn cung sau đợt dịch tả lợn châu Phi vào cuối năm 2023, giá điện sinh hoạt tăng trong khi thời tiết nắng nóng là những nguyên nhân chính khiến Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2024 tăng 0,05% so với tháng trước.
So với tháng 12/2023, CPI tháng 5 tăng 1,24% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,44%. Bình quân 5 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 4,03% so với cùng kỳ năm trước.
Lạm phát cơ bản tháng 5/2024 tăng 0,15% so với tháng trước, tăng 2,68% so với cùng kỳ năm trước.
Bình quân 5 tháng đầu năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,78% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,03%), chủ yếu do giá lương thực, xăng dầu, dịch vụ giáo dục và dịch vụ y tế là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.
Tin liên quan |
Tìm giải pháp phát triển kinh tế báo chí truyền thông Việt Nam |
Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong mức tăng 0,05% của CPI tháng 5/2024, có 7 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 3 nhóm hàng giảm giá và 1 nhóm hàng ổn định giá.
Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất là 0,38% (làm cho CPI chung tăng 0,13 điểm phần trăm), cụ thể: Lương thực giảm 0,26%; thực phẩm tăng 0,59% (làm cho CPI chung tăng 0,13 điểm phần trăm); ăn uống ngoài gia đình tăng 0,14%.
Tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,38% chủ yếu do giá điện sinh hoạt tăng 2,11%; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,28%; giá thuê nhà tăng 0,23%.
Bên cạnh các mặt hàng tăng giá, có một số mặt hàng giảm giá: Giá dầu hỏa giảm 5,23% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng; giá gas giảm 1,6% do từ ngày 1/5/2024, giá gas trong nước điều chỉnh giảm 7.300 đồng/bình 12 kg sau khi giá gas thế giới giảm 35 USD/tấn so với tháng trước xuống mức 582,5 USD/tấn.
Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,31%, trong đó giá dịch vụ du lịch trọn gói tăng 1,12%; nhà khách, khách sạn tăng 0,28%, do trong tháng có kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài, nên nhu cầu đi du lịch của người dân tăng cao.
Một số nhóm hàng hóa và dịch vụ tăng do thời tiết năng nóng như nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,14% do nhu cầu tiêu dùng đồ uống giải khát tăng.
Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,12%, tập trung chủ yếu ở các mặt hàng điện lạnh, do thời tiết nắng nóng nên nhu cầu tiêu dùng tăng. Trong đó, giá tủ lạnh tăng 0,7% so với tháng trước; bàn là điện tăng 0,56%; quạt điện tăng 0,38%; điều hòa nhiệt độ tăng 0,3%.
Ngược lại, giá máy xay sinh tố, máy ép hoa quả giảm 0,45%; bình nước nóng nhà tắm giảm 0,32%, do đẩy mạnh chương trình khuyến mại kích cầu mua sắm.
| Đối thoại cấp cao thường niên về kinh tế Việt Nam-Pháp: Mở đường cho hợp tác chặt chẽ và năng động hơn Trao đổi thương mại Việt Nam-Pháp tăng hơn gấp đôi sau 10 năm với con số 7,6 tỷ Euro được ghi nhận vào năm 2023. |
| Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Kinh tế Việt Nam còn nhiều cơ hội và niềm tin của các nhà đầu tư Sáng 23/5, tại thảo luận tổ của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, đại biểu Quốc hội tỉnh ... |
| ‘Giải mã’ sức hút FDI của Việt Nam Không phải ngẫu nhiên mà trong bối cảnh kinh tế khu vực và toàn cầu gặp rất nhiều trở ngại như hiện nay, Việt Nam ... |
| Việt Nam - Ngôi sao đang lên của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương “Kinh doanh tại Việt Nam: Chớp lấy ngôi sao đang lên của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” là tiêu đề bài phân tích của chuyên ... |
| Hàng hóa 'cất cánh', vươn tới các thị trường có FTA với Việt Nam Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), những tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sang các thị trường đối tác trong các hiệp định ... |