Cung điện Mùa Đông: Công trình xa hoa bậc nhất của nước Nga
16:50 | 04/06/2024
Nằm giữa lòng thành phố Saint Petersburg (Nga), cung điện Mùa Đông là một trong những công trình khiến bao khách tham quan phải choáng ngợp trước độ chi tiết và lộng lẫy của nó.
Cung điện Mùa Đông là tòa nhà nổi tiếng nhất của St. Petersburg nằm trên khuôn viên rộng 90.000m2. Công trình được kiến trúc sư người Italy B. F. Rastrelli thiết kế theo yêu cầu của Nữ hoàng Elizaveta I theo phong cách nghệ thuật Baroque, xây lên trong những năm 1754 – 1762. Suốt nhiều năm sau đó, đây cũng là nơi ở của các Nga hoàng. Trong ảnh: Quảng trường cung điện Mùa Đông ở Saint Petersburg, thành phố lớn thứ hai của Nga.
Cổng Khải hoàn môn của cung điện toạ lạc bên dòng sông Neva. Phía trên Khải hoàn môn là tác phẩm điêu khắc bằng đồng 6 chú ngựa chiến - biểu trưng cho chiến thắng của nước Nga trước Napoleon trong cuộc chiến tranh với Pháp năm 1812.
Sau khi chế độ Nga hoàng sụp đổ, từ tháng 7 đến tháng 11/1917, cung điện này trở thành sảnh họp của chính phủ lâm thời. Vào năm 1918, một phần cung điện và đến năm 1922, toàn bộ tòa nhà được trao cho Viện Bảo tàng Hemitage.
Cung điện Mùa Đông được xây dựng với công sức của hơn 4.000 họa sĩ, các thợ xây, khắc đá, đóng khuôn và lát sàn gỗ.
Ước tính, để xây dựng cung điện cần 5 triệu viên gạch cùng rất nhiều loại đá quý như đá hoa cương cùng các loại khác được nhập từ Italy, Phần Lan.
Cầu thang Gala dẫn khách vào tham quan cung điện Mùa Đông.
Bảo tàng Hermitage bên trong cung điện không chỉ nổi bật bởi kiến trúc mà còn được xem như một bảo tàng hoàng gia.
Bảo tàng này đang lưu giữ bộ sưu tập khổng lồ với hơn 3 triệu hiện vật, tác phẩm nghệ thuật và di sản quý giá của văn hoá thế giới.
Trong số đó có 15.000 tác phẩm hội hoạ nổi tiếng, 12.000 bức tượng, 620.000 bản khắc và tranh phác hoạ, 1 triệu phù điêu, tiền đồng và huy hiệu kỷ niệm...
Bước vào bên trong cung điện, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt du khách là các phòng nghi lễ nhà nước hoành tráng, dát vàng và được trang hoàng lộng lẫy như phòng quốc huy, cầu thang Jordan, phòng Thánh George, phòng vũ khí, phòng ánh sáng...
Mỗi mét vuông bên trong cung điện là một tác phẩm nghệ thuật. Trong ảnh: Hành lang nghệ thuật Loggias Raphael ghi lại những câu chuyện trong Kinh thánh.
Hermitage lọt top 5 bảo tàng lớn nhất thế giới với rất nhiều kiệt tác nghệ thuật được trưng bày.
Chân dung hơn 300 vị tướng nước Nga được vẽ lại, trưng bày ở bên trong bảo tàng Hermitage.
Ngai vàng được làm từ năm 1730, sau này được phục chế.
Những hiện vật ở bảo tàng được sưu tập từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có những tác phẩm nghệ thuật vô giá như tranh của các bậc thầy nghệ thuật thời kỳ Phục hưng.
Năm 1812, bảo tàng Hemitage chính thức mở cửa cho công chúng tham quan. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, bảo tàng này vẫn tồn tại và không ngừng lớn mạnh, bất chấp thời cuộc đổi thay.
Đồng hồ Con Công là tác phẩm nghệ thuật đặc sắc và ấn tượng bậc nhất tại cung điện. Đây không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật tuyệt hảo mà còn là điều kỳ diệu về kỹ thuật do nhà kim hoàn người Anh James Cox chế tác vào những năm 1770 và được Catherine Đại đế mua lại.
Các tác phẩm bằng đá quý được trưng bày rải rác trong các đại sảnh tạo nên nét độc đáo không kém phần xa hoa của nơi đây.
Các cổ vật được trưng bày tại bảo tàng Hemitage trong cung điện Mùa Đông.
Đèn, trần, tường được dát vàng và đá cẩm thạch, đá malachite.
Các tác phẩm nghệ thuật được trưng bày trong bảo tàng.
Nơi đây còn trưng bày nhiều loại binh khí và giáp trụ chiến đấu thời xưa.
20 cột đá granit xám nguyên khối cao nhất thế giới và các cổ vật chế tác bằng đá khác.
Chiếc đĩa Kolyvan nặng 19 tấn làm bằng đá jasper vân xanh nguyên khối được gọi là "nữ hoàng đĩa". Sản phẩm cao 2,57m, rộng 3,22m và được xem là chiếc đĩa lớn nhất thế giới.
Những chiếc quan tài cổ xưa cũng được lưu giữ tại bảo tàng.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.