Cuộc chiến Australia-Facebook: Đã đến lúc 'gã khổng lồ' phải rút hầu bao

Huyền Trâm
TGVN. Cuộc chiến giữa Facebook, Google với giới truyền thông Australia trong việc chia sẻ doanh thu chỉ là sự khởi đầu. Vụ việc sẽ quyết định tương lai mối quan hệ giữa những nền tảng công nghệ với các hãng truyền thông trên thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cuộc chiến Australia-Facebook: Đã đến lúc 'gã khổng lồ' phải rút hầu bao cho tin tức
Facebook ngày 18/2 cho biết họ đã chặn người dùng ở Australia xem hoặc chia sẻ tin tức. (Nguồn: Getty Images)

Trong 2 thập kỷ qua, các hãng tin toàn cầu luôn phàn nàn rằng, các công ty Internet đang lợi dụng họ để làm giàu, bán quảng cáo gắn với các bản tin của họ mà không chia sẻ doanh thu. Giờ đây, Australia cùng với Pháp và các chính phủ khác đang thúc ép Google, Facebook và các "gã khổng lồ" công nghệ khác phải trả tiền cho việc đó.

Điều này có thể mang lại nguồn lợi cho "ngành công nghiệp tin tức" vốn đang bị sụt giảm doanh thu. Tuy nhiên, động thái đó cũng dẫn tới một cuộc đụng độ giữa các hãng tin với một số tên tuổi lớn trong ngành công nghệ. Tại Australia, Facebook dọa sẽ chặn người dùng ở nước này xem hoặc chia sẻ tin tức, nhằm phản đối việc trả tiền cho các hãng truyền thông Australia.

Điều gì xảy ra ở Australia?

Trước đạo luật được đề xuất nhằm buộc các công ty Internet phải trả tiền cho các tổ chức cung cấp tin tức, Google đã công bố các thỏa thuận với News Corp của Rupert Murdoch và Seven West Media. Tuy nhiên, các chi tiết về tài chính không được công bố. Tập đoàn Phát thanh Truyền hình Australia đang tham gia đàm phán.

Theo Bộ trưởng Tài chính Josh Frydenberg, Google chiếm 53% doanh thu quảng cáo trực tuyến của Australia, còn Facebook chiếm 23%. Google từng đe dọa sẽ không cung cấp công cụ tìm kiếm của mình ở Australia để đáp lại luật trên. Theo luật này, một hội đồng có thể sẽ được thành lập để đưa ra quyết định về giá cả của tin tức.

Ngày 18/2, Facebook đã phản ứng bằng cách chặn người dùng truy cập và chia sẻ tin tức của Australia. Quyết định của Facebook đã làm dấy lên những câu hỏi mới về tương lai của nền tảng hiện đang có khoảng 2 tỷ người sử dụng này và mối quan hệ của Facebook với các hãng truyền thông.

Các nhà phân tích chỉ ra rằng, Facebook, mặc dù không được sinh ra như một tổ chức tin tức, nhưng đã dần trở thành một nguồn thông tin quan trọng đối với nhiều người trên khắp thế giới, đặc biệt là giới trẻ sử dụng Internet, trong khi các phương tiện truyền thông truyền thống đang trở nên yếu thế.

Giáo sư Kjerstin Thorson, chuyên ngành Truyền thông Xã hội tại Đại học bang Michigan, đánh giá: “Đây là một lời cảnh tỉnh rất rõ ràng về sức mạnh của Facebook. Chỉ với một cú nhấp chuột, bạn có thể chặn dịch vụ tìm kiếm cả một quốc gia".

Đồng thời, Giáo sư Thorson lưu ý rằng, hành động của Facebook có thể tước đi "thông tin chất lượng cao" của người dùng nhưng "không thể loại bỏ mong muốn được biết điều gì đang xảy ra của mọi người". Theo Giáo sư Thorson, nếu Facebook không bắt tay với các hãng truyền thông uy tín để cung cấp thông tin chính xác sẽ tạo cơ hội cho những thông tin độc hại và tin đồn lan truyền.

Cựu Tổng Biên tập của tờ USA Today Ken Paulson, hiện làm việc tại Đại học bang Tennessee, cho rằng, "gã khổng lồ" truyền thông xã hội này có nguy cơ làm xói mòn lòng tin đối với thông tin trên toàn cầu. Nếu tình trạng cấm chia sẻ tin tức như hiện nay tại Australia trở nên phổ biến, "Facebook nếu không có tin tức chuẩn xác sẽ là thiên đường cho những kẻ bịa đặt tin giả".

Các hãng truyền thông và Facebook cần có nhau

Ngành "công nghiệp tin tức" đã chứng kiến những tai ương ngày càng lớn khi những gã khổng lồ kỹ thuật số, như Facebook và Google thống trị thị trường quảng cáo trực tuyến ở nhiều nơi trên thế giới. Và sự mất cân bằng này dường như đã tăng lên, khi các hãng tin tức phải vật lộn trong một nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch toàn cầu.

Ông Paulson nhấn mạnh: "Hầu hết các hãng tin tức không được hưởng lợi ích đáng kể nào từ các đường link trên Facebook". Theo các nhà phân tích, điều này cho thấy rõ nhu cầu về một hệ thống mới nhằm hỗ trợ các hãng truyền thông, trong khi tin tức của họ rất quan trọng đối với sự thành công lâu dài của các "gã khổng lồ" kỹ thuật số.

Mặc dù Facebook khẳng định, nội dung tin tức chỉ chiếm 4% trong dữ liệu cập nhật của người dùng, nhưng Giáo sư Thorson cho rằng, đối với nhiều người dùng, Facebook là nguồn thông tin chính của họ, biến nền tảng này trở thành một phần quan trọng trong hoạt động nghị luận của công dân. Giáo sư Thorson nhận định, tình trạng này sẽ không thể giải quyết nếu không có những quy định từ các chính phủ.

Chris Moos, một nhà nghiên cứu và cũng là giảng viên tại Trường Kinh doanh Said, thuộc Đại học Oxford, tin rằng, giải pháp cho tình thế bế tắc ở Australia là thương lượng lại "một mối quan hệ đã trở nên căng thẳng trong nhiều năm qua".

Ông Moos nhận định, Facebook sẽ mất đi sự hấp dẫn của mình nếu không có những nội dung tin tức chuyên nghiệp: "Sẽ rất khó để Facebook duy trì được tính phổ biến của mình nếu không có tin tức, nhất là tin tức của các hãng truyền thông lớn. Các hãng truyền thông và Facebook cần có nhau. Hai bên nên hợp tác để đi đến các thỏa thuận".

Về phần mình, ông Paulson cho biết, vẫn chưa rõ liệu Facebook có bị ảnh hưởng từ việc đối đầu với giới truyền thông báo chí hay không và câu chuyện ở Australia mới chỉ là khởi đầu.

Cuộc chiến Australia-Facebook: Đã đến lúc 'gã khổng lồ' phải rút hầu bao cho tin tức
Australia đang cùng với Pháp, Canada và các chính phủ khác thúc ép Google, Facebook và các 'gã khổng lồ' Internet khác phải trả tiền cho nội dung tin tức. (Nguồn: Fox News)

Australia sẽ tiên phong

Thủ tướng Australia Scott Morrison ngày 19/2 tuyên bố sẽ thúc đẩy luật pháp buộc Facebook trả tiền cho các cơ quan báo chí, đồng thời cho biết, ông đã nhận được sự ủng hộ từ các nhà lãnh đạo thế giới, sau khi "gã không lồ" truyền thông xã hội này dọa chặn tất cả các hãng tin tức của Australia.

Tại Sydney, Thủ tướng Scott Morrison phát biểu với các phóng viên: "Thế giới rất quan tâm tới những gì Australia đang làm. Đó là lý do tại sao tôi mời Facebook tham gia cuộc đàm phán mang tính xây dựng, bởi vì họ biết rằng, những gì Australia sẽ làm ở đây có khả năng sẽ được nhiều quốc gia phương Tây khác làm theo".

Luật của Australia, buộc Facebook và Google phải đạt được các thỏa thuận thương mại với các hãng truyền thông của Australia nếu không sẽ phải chịu phạt, đã được thông qua tại Hạ viện Australia và dự kiến sẽ được Thượng viện thông qua trong tuần tới.

Tiếp bước Australia, Canada ngày 18/2 cũng tuyên bố sẽ bắt Facebook trả tiền cho nội dung tin tức, đồng thời tìm kiếm đồng minh trong cuộc chiến truyền thông với những "gã khổng lồ" công nghệ và cam kết không lùi bước nếu nền tảng truyền thông xã hội này chơi chiêu bài chặn tin tức như đã làm với Australia.

Một dự luật của Canada, tương tự dự luật ở Australia, do Bộ trưởng Di sản Canada Steven Guilbeault phụ trách soạn thảo, dự kiến sẽ được công bố trong những tháng tới. Bộ trưởng Guilbeault cho hay, Canada có thể áp dụng mô hình của Australia là yêu cầu Facebook và Google đạt được các thỏa thuận chia sẻ lợi nhuận cho các hãng tin có liên kết hoặc đồng ý một mức giá thông qua trọng tài.

Rõ ràng, Facebook đang đứng trước cuộc chiến pháp lý chia sẻ doanh thu với không chỉ riêng Australia. Đã đến lúc, các "gã khổng lồ" công nghệ phải rút hầu bao để đổi lấy những nội dung tin tức chuyên nghiệp, qua đó mới giữ được sự phát triển bền vững.

TIN LIÊN QUAN
Việc Google và Facebook 'phản đòn' Australia: Lỗi tại ai?
Hỏi đáp về Ngày Quốc tế: Chủ đề của Ngày Công bằng Xã hội Thế giới năm nay là gì?
Việt Nam chung tay thúc đẩy hợp tác quốc tế về bình đẳng giới
Cập nhật Covid-19 ngày 18/2: Mỹ đầu tư 200 triệu USD để phát hiện các biến thể mới; Hiệu quả của vaccine Pfizer/BioNTech tại Israel lên đến 95%
Quốc thư và nghi thức trình Quốc thư
(theo AFP. AP, Reuters)

Xem nhiều

Đọc thêm

Bài tarot hôm nay 26/4/2024: Đối với bạn, điều gì đang là thứ quan trọng nhất?

Bài tarot hôm nay 26/4/2024: Đối với bạn, điều gì đang là thứ quan trọng nhất?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá điều gì đang là thứ quan trọng nhất với bạn nhé!
Nhiều ca sĩ nổi tiếng tham dự lễ hội 'Chúng ta là một' dành cho 300.000 người Việt tại Hàn Quốc

Nhiều ca sĩ nổi tiếng tham dự lễ hội 'Chúng ta là một' dành cho 300.000 người Việt tại Hàn Quốc

Lễ hội Chúng ta là một mùa 6 năm nay sẽ được tổ chức kéo dài trong hai ngày 15-16/6/2024 tại Hội trường lớn của Đài truyền hình KBS Busan.
Mẹ bạn trai ca ngợi tài năng âm nhạc của Taylor Swift

Mẹ bạn trai ca ngợi tài năng âm nhạc của Taylor Swift

Bà Donna Kelce - mẹ của cầu thủ bóng bầu dục Travis Kelce - dành nhiều lời khen cho album mới của nữ ca sĩ Taylor Swift.
Mỹ liệt UAV cảm tử của Nga vào 'danh sách nguy hiểm nhất'

Mỹ liệt UAV cảm tử của Nga vào 'danh sách nguy hiểm nhất'

UAV cảm tử Lancet của Nga được sử dụng thành công trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine bị Mỹ liệt vào danh sách những UAV nguy ...
Chuyển nhượng bóng đá: HLV Xavi đồng ý ở lại dẫn dắt Barca đến mùa Hè 2025

Chuyển nhượng bóng đá: HLV Xavi đồng ý ở lại dẫn dắt Barca đến mùa Hè 2025

HLV Xavi đổi ý không rời Barca vào cuối mùa giải này, thay vào đó tiếp tục ngồi ‘ghế nóng’ cho đến hết hợp đồng vào Hè năm sau (2025).
Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ ‘đội giá’ lên đến 21.000 USD ở Mỹ

Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ ‘đội giá’ lên đến 21.000 USD ở Mỹ

Một số đại lý Toyota ở bang California, Mỹ đang đội giá xe Land Cruiser Prado 2024 lên tới 21.000 USD so với giá niêm yết của hãng.
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở Ấn Độ Dương.
Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Nhiều khả năng, cuộc bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia có thể phải bước sang vòng 2 giữa hai ứng cử viên dẫn đầu, dự kiến diễn ra vào ngày 8/5.
Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Bản dự thảo nghị quyết về chống chạy đua vũ trang trong không gian giành được 13 phiếu thuận, Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel sẽ lập tức phát động chiến dịch tấn công Rafah ngay khi được Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu 'bật đèn xanh'.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động