41 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc:

Cuộc chiến đấu chính nghĩa của dân tộc Việt Nam

TGVN. Là một dân tộc vốn có đức tính hiếu hòa, Việt Nam luôn mong muốn được sống hòa bình với các dân tộc và luôn nỗ lực vun đắp cho hòa bình, tiến bộ trên thế giới. Nhưng một khi độc lập chủ quyền của dân tộc bị đe dọa bởi các thế lực từ bên ngoài, dân tộc Việt Nam luôn đoàn kết một lòng với ý chí quyết tâm “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, sẵn sàng “hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước” được phát huy mạnh mẽ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cuoc chien dau chinh nghia cua dan toc viet nam Hai cuộc chiến nơi biên giới: 40 năm nhìn lại
cuoc chien dau chinh nghia cua dan toc viet nam “Chúng tôi là đồng đội của Lê Đình Chinh”
cuoc chien dau chinh nghia cua dan toc viet nam
Cầu Hồ Kiều ở thị xã Lào Cai, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc tỉnh Lào Cai) bị địch dùng thuốc nổ phá sập khi rút lui, cuối tháng 3/1979. (Nguồn: TTXVN)

Ghi chép của Báo Thế giới & Việt Nam

cuoc chien dau chinh nghia cua dan toc viet nam

“Chúng tôi là đồng đội của Lê Đình Chinh”

Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi Vũ Văn Dũng bắt đầu câu chuyện của mình bằng cách hát cho tôi nghe bài hát mà ...

Nhìn lại sự kiện ngày 17/2/1979

Ngày này cách đây 41 năm, ngày 17/2/1979, khoảng 60 vạn quân Trung Quốc cùng trên 500 xe tăng, xe bọc thép, hàng ngàn khẩu pháo các loại... mở cuộc tiến công xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Móng Cái (Quảng Ninh).

Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, quân và dân Việt Nam anh dũng chiến đấu, giáng trả quyết liệt. Cho dù lúc đó nhân dân Việt Nam đứng trước thử thách to lớn: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc chưa lâu (1975), hậu quả để lại còn rất nặng nề; lại vừa kết thúc Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và đang làm nhiệm vụ quốc tế giúp đỡ nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, thực hiện công cuộc hồi sinh đất nước. Kinh tế gặp rất nhiều khó khăn do cấm vận của Mỹ; các thế lực phản động trong và ngoài nước vẫn ra sức hoạt động chống phá... Bên cạnh đó, cuộc đụng đầu lịch sử này có tác động rất lớn đến tâm lý, tình cảm của nhân dân hai nước bởi Trung Quốc là nước đã ủng hộ, giúp đỡ to lớn cả về chính trị, vật chất lẫn tinh thần cho Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến cứu nước (chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ) trước đây.

Trước cuộc tiến công quy mô lớn ngày 17/2/1979, Chính phủ Việt Nam ra tuyên bố nêu rõ: Nhà cầm quyền Trung Quốc đang đi ngược lại lợi ích của nhân dân, phá hoại nghiêm trọng tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đồng thời khẳng định quân và dân Việt Nam không có con đường nào khác là thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình để đánh trả.

Khi đất nước bị đe dọa, khi sơn hà nguy biến, câu “Nam quốc sơn hà” lại vang động mọi thôn làng, ngõ phố và người lính là những người đầu tiên và cuối cùng sẵn sàng đón nhận hòn tên mũi đạn. Và tất cả là chí khí độc lập, tự do, hòa bình và chủ quyền lãnh thổ, tự lực tự cường luôn truyền đời, hiện hữu trong mỗi người dân Việt Nam. Chính nghĩa và khát vọng ấy đã được đường lối sáng suốt và tài tổ chức của Đảng ta biến thành sức mạnh toàn dân tộc để đi đến thắng lợi.

Chịu tổn thất nặng nề mà chưa đạt được mục tiêu cơ bản đề ra, lại bị dư luận quốc tế lên án mạnh mẽ, ngày 5/3/1979, chính quyền Trung Quốc tuyên bố rút quân khỏi lãnh thổ Việt Nam. Với truyền thống nhân nghĩa, lấy đại cục làm trọng, mong muốn củng cố hòa bình, khôi phục quan hệ hữu nghị giữa hai nước, Trung ương Đảng, Chính phủ Việt Nam chỉ thị cho các lực lượng vũ trang và nhân dân trên mặt trận biên giới phía Bắc ngừng mọi hoạt động quân sự để quân Trung Quốc rút về nước. Đến ngày 18/3/1979, Trung Quốc hoàn thành việc rút quân khỏi Việt Nam.

Cuộc chiến đấu diễn ra trong vòng một tháng. Tuy nhiên, những xung đột còn kéo dài 10 năm sau đó, cho đến năm 1989.

Lịch sử không thể lãng quên

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên cương của Tổ quốc, hàng nghìn chiến sỹ và nhân dân ta đã anh dũng ngã xuống để bảo vệ, gìn giữ độc lập, chủ quyền của dân tộc. Sự hy sinh anh dũng của họ đã viết nên khúc tráng ca bất tử, khẳng định sức mạnh, tinh thần yêu nước và tính chính nghĩa cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam.

41 năm đã trôi qua, nhưng nỗi đau của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc để lại vẫn còn đó! Mảnh đất này vẫn đầy rẫy những dấu tích chiến tranh. Cho đến nay, vẫn chưa có con số thống kê chính xác những tổn thất về người và của của quân và dân ta trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chống lấn chiếm ở biên giới phía Bắc. Tuy nhiên, chỉ thống kê ở một mặt trận thôi cũng đủ thấy sự khốc liệt của cuộc chiến và những đau thương, mất mát. Chỉ riêng tại mặt trận Vị Xuyên đã có gần 5.000 cán bộ, chiến sĩ hy sinh, trong đó mới chỉ có hơn 1.700 hài cốt được tìm thấy, còn lại hơn 3.000 hài cốt vẫn nằm rải rác đâu đó trong các hốc đá, vùi dưới gốc cây bên các sườn núi cheo leo cho đến nay vẫn chưa thể nào tìm và lấy ra đượ̣c.

Đảng, Nhà nước, nhân dân không bao giờ quên công lao của đồng bào, cán bộ, chiến sỹ đã chiến đấu, hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Sự hy sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, gia đình liệt sĩ mãi mãi khắc ghi trong trái tim mỗi người Việt Nam.

Nhìn lại cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc cách đây 41 năm là để khẳng định sự thật lịch sử và tính chính nghĩa của cuộc chiến đấu bảo ấy; tri ân và tôn vinh đồng bào, chiến sĩ đã chiến đấu, hy sinh bảo vệ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc; tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân, nhất là của tuổi trẻ đối với các thế hệ cha anh đã không tiếc tuổi xuân, xương máu và tính mạng để bảo vệ nền độc lập, tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Hướng tới tương lai vì hòa bình và thịnh vượng

Nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ với lòng biết ơn sâu sắc sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc anh em dành cho nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây và sự nghiệp xây dựng đất nước sau này. Lịch sử cho thấy, việc không ngừng củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước là hoàn toàn phù hợp với lợi ích căn bản và lâu dài của nhân dân hai nước, góp phần củng cố hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới.

Những sự thật lịch sử là không thể bóp méo hoặc đảo ngược! Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc năm 1979 là cuộc chiến đấu chính nghĩa của dân tộc Việt Nam, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của quốc gia.

Cuộc chiến đấu này cần được lịch sử ghi lại để thế hệ trẻ hôm nay hiểu rõ hơn về tính chính nghĩa, sự quả cảm của thế hệ đi trước bảo vệ chủ quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ bằng mọi giá. Nhắc lại cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và diễn biến những gì xảy ra ở biên giới phía Bắc năm 1979, để các thế hệ mai sau trân trọng giá trị của hòa bình. Nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc đều mong muốn hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển!

Trong ký ức của nhiều nhân chứng lịch sử - những người đã trực tiếp tham gia cuộc chiến này - họ chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, chiến đấu để chống lại quân xâm lược chứ không chiến đấu để chống nhân dân nước láng giềng. Họ vốn là bạn của ta, họ cũng rất cần cù lao động, cũng có nguyện vọng hòa bình, hợp tác hữu nghị và phát triển. Vì vậy ngày nay, chúng ta cần phải xây dựng tình đoàn kết các dân tộc giữa các quốc gia.

Trong những năm qua, đã có nhiều hoạt động tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước. Đặc biệt, trong các điện mừng 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc (18/1/1950 - 18/1/2020) của lãnh đạo Việt Nam gửi các lãnh đạo Trung Quốc có đoạn viết: "Chủ trương nhất quán, lâu dài của Đảng, Nhà nước Việt Nam là hết sức coi trọng, sẵn sàng làm hết sức mình và ưu tiên hàng đầu phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc... Thực tiễn đã chứng minh, việc không ngừng củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị theo hướng lành mạnh, ổn định trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi giữa hai nước có ý nghĩa hết sức quan trọng cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước, phù hợp với lợi ích căn bản và lâu dài của nhân dân hai nước, góp phần củng cố hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới”.

Còn trong điện mừng của các lãnh đạo Trung Quốc gửi các lãnh đạo Việt Nam có đoạn viết: “Trong suốt 70 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, tình hữu nghị do các nhà lãnh đạo tiền bối hai nước đích thân xây dựng và dày công vun đắp đã đơm hoa kết trái và có bước dài phát triển, quan hệ giữa hai nước duy trì xu thế phát triển tốt đẹp, giao lưu hợp tác trong các lĩnh vực không ngừng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.

Trong bối cảnh thế giới hiện nay đang đối mặt với đổi thay lớn chưa từng có và quan hệ Trung-Việt cũng bước sang thời kỳ then chốt kế thừa quá khứ, mở ra tương lai, Trung Quốc coi trọng cao độ việc phát triển quan hệ Trung-Việt, mong muốn nỗ lực cùng Việt Nam nắm vững phương hướng phát triển đúng đắn của quan hệ Trung-Việt, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung-Việt không ngừng bước lên nấc thang mới”.

cuoc chien dau chinh nghia cua dan toc viet nam Điện mừng kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc

TGVN. Lãnh đạo Việt Nam đã trao đổi điện mừng với Lãnh đạo Trung Quốc nhân kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ...

cuoc chien dau chinh nghia cua dan toc viet nam 70 năm quan hệ Việt Nam-Trung Quốc: Hữu nghị, hợp tác là dòng chảy chính

TGVN. Báo TG&VN trân trọng giới thiệu bài viết: “70 năm quan hệ Việt Nam-Trung Quốc: Hữu nghị, hợp tác là dòng chảy chính” của ...

cuoc chien dau chinh nghia cua dan toc viet nam Việt Nam - Trung Quốc đàm phán về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và hợp tác cùng phát triển trên biển

TGVN. Từ ngày 25-26/12 tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã diễn ra vòng đàm phán vòng XII nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa ...

QT (Theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Tháng 11, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề “Về miền ...
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández

Chiều 2/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đồng chí Esteban Lazo Hernández, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ ...
Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận chính thức khánh thành dự án “Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm".
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Viettel Marathon 2024: Khởi đầu hào hứng tại Luang Prabang, Lào

Viettel Marathon 2024: Khởi đầu hào hứng tại Luang Prabang, Lào

Sự kiện chính của Viettel Marathon 2024 được tổ chức tại Luang Prabang, Lào. Hàng ngàn vận động viên từ khắp nơi đã đến nhận racekit.
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam 'mong muốn làm sâu sắc hơn nữa' quan hệ hợp tác với Cuba

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam 'mong muốn làm sâu sắc hơn nữa' quan hệ hợp tác với Cuba

Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Việt Nam mong muốn làm sâu sắc và nâng cao hơn nữa hiệu quả quan hệ hợp tác với Cuba trên tất cả ...
Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Người đứng đầu cơ quan lập pháp Crimea Vladimir Konstantinov ngày 2/11 cáo buộc phương Tây đang bí mật cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine bằng nhiều chiêu thức.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Chương trình của tỷ phú Elon Musk tặng 1 triệu USD ngẫu nhiên cho cử tri khi tham gia bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 5/11 tới vướng vào kiện tụng.
Liên hợp quốc cảnh báo về sự lớn mạnh của Houthi

Liên hợp quốc cảnh báo về sự lớn mạnh của Houthi

Các chuyên gia Liên hợp quốc cho rằng, kể từ khi xung đột ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái, người Houthi đang “lợi dụng tình hình” để “chuyển mình”
Bầu cử tổng thống Mỹ: Bang Washington huy động Lực lượng vệ binh quốc gia trực chiến, bà Harris và ông Trump bám đuổi sát nút, lâm thế giằng co

Bầu cử tổng thống Mỹ: Bang Washington huy động Lực lượng vệ binh quốc gia trực chiến, bà Harris và ông Trump bám đuổi sát nút, lâm thế giằng co

Bang Washington huy động trực chiến sau khi có thông tin cũng như lo ngại khả năng xảy ra bạo lực liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024.
Sau vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-19, Triều Tiên nêu mục đích thử nghiệm vũ khí

Sau vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-19, Triều Tiên nêu mục đích thử nghiệm vũ khí

Triều Tiên khẳng định cần tăng cường kho vũ khí hạt nhân của mình và hoàn thiện khả năng sẵn sàng tấn công hạt nhân trả đũa nếu cần thiết.
Chảo lửa Trung Đông: Israel nói tiêu diệt quan chức cấp cao Hamas, Mỹ điều thêm máy bay B-52 và tàu khu trục phòng thủ tên lửa đạn đạo

Chảo lửa Trung Đông: Israel nói tiêu diệt quan chức cấp cao Hamas, Mỹ điều thêm máy bay B-52 và tàu khu trục phòng thủ tên lửa đạn đạo

Quân đội Israel đã tiêu diệt quan chức cấp cao của Hamas là Izz al-Din Kassab trong một cuộc không kích vào Khan Younis ở phía Nam Dải Gaza.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Nga nhiều lần cảnh báo ‘lằn ranh đỏ’. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó là ‘đe dọa bằng lời nói’!
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Chuyến thăm Trung Quốc ngày 28 - 31/10 của Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb phản ánh nỗ lực nâng tầm khuôn khổ hợp tác giữa một thế giới đầy biến động.
Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Nhật Bản sẽ là bài kiểm tra khó dành cho liên minh cầm quyền của đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đảng Công minh (Komeito).
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động