Cuộc chiến những con chip

Đức Trí
Thế giới đang chứng kiến một cuộc chiến âm thầm nhưng quyết liệt được kích hoạt bởi những con chip bán dẫn nhỏ bé.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Jensen Huang, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn NVIDIA (Mỹ), công ty sản xuất chip đắt giá nhất thế giới với giá trị thị trường gần 1,2 nghìn tỷ USD, ngày 10/12. (Ảnh: Dương Giang)
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Jensen Huang, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn NVIDIA (Mỹ), công ty sản xuất chip đắt giá nhất thế giới với giá trị thị trường gần 1,2 nghìn tỷ USD, ngày 10/12/2023. (Ảnh: Dương Giang)

Tờ The New York Times viết, “Chip bán dẫn là một trong những phát minh quan trọng nhất của thế kỷ XX. Sự thay đổi mà nó mang lại cho thế giới tương đương một cuộc cách mạng công nghiệp, góp công đầu và lớn nhất trong việc mở ra thời đại kỹ thuật số”.

Từ đồ sộ đến siêu nhỏ

Giữa những năm 1940, các kỹ sư của Đại học Pennsylvania (Mỹ) đã làm ra một hệ thống máy tính đầu tiên sử dụng các đèn chân không có tên là ENIAC. Hệ thống là một cỗ máy khổng lồ nặng hơn 30 tấn, cao hơn 3 mét và chứa khoảng 100.000 bộ phận với 18.000 bóng chân không. Nó tiêu thụ lượng điện năng khổng lồ lên đến 200kWh và cứ vài ngày lại có một bóng đèn bị hỏng phải thay, khiến chi phí vận hành trở nên vô cùng tốn kém.

Trước khiếm khuyết này của ENIAC, Công ty viễn thông AT&T của Mỹ lập ra một nhóm nghiên cứu tìm kiếm công nghệ thay thế. Năm 1947, ba nhà khoa học của phòng thí nghiệm Bell Lab là William Shockley, John Bardeen và Walter Brattain đã phát minh transistor. Các transitor này sử dụng chất bán dẫn - một loại vật liệu với các tính chất vật lý chỉ mới bắt đầu được giới khoa học hiểu rõ hơn - thay cho đèn chân không, đánh dấu sự ra đời của thời đại transitor và công nghệ chip bán dẫn.

Kể từ đó, các con chip ngày càng được thu nhỏ, chỉ khoảng 5 nanomet đến 7 nanomet và được ứng dụng trong tất cả các thiết bị điện tử, xuất hiện trong hầu như mọi sản phẩm công nghệ, mọi ngõ ngách của đời sống và hỗ trợ con người hiệu quả một cách đáng kinh ngạc. Cũng giống như dầu mỏ trong thế kỷ XX, chip bán dẫn (integrated circuit - IC) ngày nay được coi là mấu chốt của thương mại toàn cầu trong thế kỷ XXI, là chìa khóa cho các công nghệ quan trọng như 5G, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, xe điện tự hành… Đặc biệt, ứng dụng của chip có giá trị chiến lược trong giải quyết một số thách thức cấp bách nhất của thế giới như chăm sóc sức khỏe, biến đổi khí hậu, an ninh - quốc phòng… Đây chính là lý do khiến cuộc chạy đua làm chủ công nghệ và sản xuất các con chip bán dẫn nhỏ bé trở thành trung tâm của một cuộc cạnh tranh lớn giữa các cường quốc.

Tâm điểm Mỹ - Trung

Vào những năm 1960, các công ty Mỹ, điển hình là Fairchild Semiconductor, thống trị lĩnh vực bóng bán dẫn thế giới. Thế nhưng, từ những năm 1970, để tối ưu chi phí, các công ty bán dẫn Mỹ dần chuyển các khâu ít hàm lượng công nghệ hơn ra nước ngoài nhằm tận dụng nguồn lao động dồi dào giá rẻ và các quy định môi trường ít chặt chẽ bằng. Xu hướng này khiến ngành công nghiệp bán dẫn là một trong những lĩnh vực hội nhập quốc tế nhất trên thế giới, với các giai đoạn nghiên cứu, thiết kế, sản xuất và lắp ráp khác nhau trải dài khắp Bắc Mỹ, châu Âu và Đông Á. Xu hướng này mở ra cơ hội cho nhiều nước, đặc biệt là Trung Quốc bứt phát trong ngành công nghiệp đặc biệt quan trọng này.

Thế nhưng, những năm gần đây, đặc biệt sau đại dịch Covid-19, Mỹ đã nhận ra lỗ hổng nghiêm trọng bởi sự gián đoạn nguồn cung chất bán dẫn sản xuất chip. Mặc dù Mỹ là nơi phát minh và dẫn đầu về hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D), nhưng sản xuất chất bán dẫn lại là điểm yếu của xứ cờ hoa. Theo báo cáo năm 2021 của Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ, 100% chip logic tiên tiến nhất (dưới 10 nanomet) được sản xuất bên ngoài nước Mỹ. Trong đó, Đài Loan (Trung Quốc) chiếm 92% và Hàn Quốc chiếm 8,0%. Nếu như những năm 1990, Mỹ chiếm 37% nguồn cung chip toàn cầu thì hiện nay chỉ là 12% còn lại khoảng 75% đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Trung Quốc đại lục.

Để lấy lại thế chủ động, tháng 8/2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành Đạo luật CHIPS và Khoa học (CHIP+). Chính phủ Mỹ tung ra gói trợ cấp 52 tỷ USD để khuyến khích đầu tư vào sản xuất chip trong nước và khoảng 280 tỷ USD chi trong 10 năm tới để “tăng cường năng lực bán dẫn…”. Mỹ đồng thời ngăn cản các công ty công nghệ được hỗ trợ mở rộng đầu tư ở Trung Quốc và bắt đầu phối hợp với Tây Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, triển khai liên minh Chips 4 bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) để xây dựng chuỗi cung ứng chip riêng.

Nhằm giữ ưu thế, Trung Quốc tiếp tục chi rất mạnh tay nhằm củng cố, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn trong nước. Từ năm 2019, Trung Quốc đã thành lập quỹ nhà nước 29 tỷ USD tài trợ chiến lược phát triển công nghiệp chip. Từ năm 2020, trong kế hoạch tổng thể do Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra, Trung Quốc tuyên bố sẽ đầu tư 1.400 tỷ USD đến năm 2025 cho phát triển công nghệ, phần lớn dành cho phát triển chất bán dẫn nhằm “soán ngôi” các công ty công nghệ như Cadence và Synopsys của Mỹ trong thiết kế phần mềm hay ASML của Hà Lan trong phát triển thiết bị sản xuất chip. Năm 2022, sản lượng chip của Trung Quốc đã tăng 33,3% so với năm 2021. Nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc SMIC đã nâng mức đầu tư lên 5 tỷ USD trong năm 2022 để mở rộng công suất và tuyên bố đã có thể sản xuất chip 7 nanomet - điều mà chưa nhà sản xuất Trung Quốc nào làm được trước đó.

Chip bán dẫn là một trong những phát minh quan trọng nhất của thế kỷ XX
Chip bán dẫn là một trong những phát minh quan trọng nhất của thế kỷ XX. (Nguồn: Getty Images)

Cùng hợp tác

Không chỉ có Trung Quốc và Mỹ, một số cường quốc châu Á khác như Ấn Độ và Nhật Bản đang nỗ lực theo sát cuộc đua với chiến lược lâu dài thúc đẩy sản xuất chip nội địa. Năm 2021, chính phủ Ấn Độ thông qua chương trình phát triển ngành công nghiệp bán dẫn với tổng đầu tư 9,6 tỷ USD cho các công ty đang đầu tư vào chip bán dẫn. Cuối năm ngoái, Ấn Độ đưa ra kế hoạch thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn với các khoản ưu đãi trị giá 10 tỷ USD... Tại lễ khai mạc SemiconIndia 2023, Thủ tướng Narendra Modi tuyên bố Ấn Độ sẽ tận dụng những lợi thế để đóng góp vào ngành công nghiệp chip toàn cầu.

Tháng 11/2023, Quốc hội Nhật Bản thông qua ngân sách bổ sung khoảng 14 tỷ USD trợ cấp cho ngành công nghiệp bán dẫn. Chính phủ Nhật Bản cho biết sẽ đẩy mạnh hỗ trợ phát triển và giảm thuế cho doanh nghiệp chip bán dẫn, đồng thời dành 3,5 tỷ USD ngân sách để tài trợ xây dựng nhà máy sản xuất chip trị giá 8,6 tỷ USD ở tỉnh Kumamoto. Đây sẽ là cơ sở sản xuất hiện đại nhất của Nhật Bản dự kiến đi vào hoạt động từ cuối năm 2024. Chính phủ Nhật Bản sẽ dành hơn 1,3 tỷ USD tài trợ cho các lĩnh vực bao gồm phát triển siêu máy tính để xử lý dữ liệu cho các mô hình học tập AI…

Năm 2022, các nước EU cũng thông qua Đạo luật Chip châu Âu” và một gói đầu tư công - tư trị giá 47 tỷ USD nhằm bảo đảm chuỗi cung ứng chất bán dẫn trong tương lai và thúc đẩy đầu tư vào ngành sản xuất chip. Bước đi này sẽ giúp EU tiến gần tới mục tiêu đầy tham vọng là sản xuất 20% chất bán dẫn của thế giới vào năm 2030.

Tại Malaysia, gã khổng lồ Infineon Technologies của Đức tháng Tám vừa qua đã tuyên bố sẽ chi khoảng 5,45 tỷ USD để mở rộng các cơ sở sản xuất chất bán dẫn điện carbide silic (SiC) thế hệ tiếp theo có nhiều tính năng ưu việt hơn chip thông thường. Năm 2021, Intel cam kết đầu tư 6,49 tỷ USD trong kế hoạch 10 năm tại Malaysia.

Singapore phát triển công nghiệp bán dẫn từ những năm 1960. Tháng 9/2023, tập đoàn GlobalFoundries của Mỹ đã khai trương nhà máy mới trị giá 4 tỷ USD tại Singapore. Hãng vật liệu ứng dụng Soitec của Pháp đang mở rộng công suất cho nhà máy của hãng tại Singapore…

Tại Thái Lan, chính phủ nước này đã mở rộng các khoản giảm thuế doanh nghiệp cho các hãng sản xuất chip, được miễn thuế tối đa 13 năm và doanh nghiệp có thể tạm hoãn triển khai dự án đến tám năm khi chưa đủ điều kiện sản xuất.

Việt Nam cũng đang trở thành điểm đến mới của nhiều tập đoàn công nghệ bán dẫn lớn như Hana Micron Vina, Samsung từ Hàn Quốc, Intel, Amkor Technology, Nvidia từ Mỹ…

Theo chuyên gia nghiên cứu James Lee ở Đài Loan (Trung Quốc), cuộc đua chip bán dẫn sẽ càng nóng hơn nữa trong tương lai nhưng cũng sẽ có rất nhiều thách thức lớn bởi ngành công nghiệp này không chỉ gồm một chuỗi các nhà máy sản xuất lớn, hiện đại mà còn là một hệ sinh thái toàn cầu với hàng ngàn công ty liên đới với nhau. Cùng với đó, thời gian cho nghiên cứu và phát triển ở lĩnh vực này thường sẽ mất nhiều năm với chi phí tốn kém hàng chục tỷ USD.

Trên thực tế, không một quốc gia nào, dù hùng mạnh đến mấy có thể hoàn toàn độc lập xây dựng hệ sinh thái bán dẫn hoàn chỉnh. Bởi thế, “chưa có quốc gia nào có thể mạnh dạn nói rằng mình nắm được chiến thắng trong cuộc đua bán dẫn toàn cầu”. Do đó, các nước vẫn duy trì sự hợp tác để củng cố chuỗi cung ứng. Thúc đẩy toàn cầu hóa trong sản xuất chất bán dẫn và chip bán dẫn vẫn là những ưu tiên trong bối cảnh địa chính trị phức tạp ngày nay.

Hơn 150 nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư ở Việt Nam, đặc biệt 'để mắt' đến ngành chip bán dẫn

Hơn 150 nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư ở Việt Nam, đặc biệt 'để mắt' đến ngành chip bán dẫn

Hơn 150 nhà đầu tư quốc tế đã đến tham dự Hội nghị Nhà đầu tư 2023 của Tập đoàn VinaCapital vào ngày 3/10 tại ...

Samsung sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trên con đường phát triển

Samsung sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trên con đường phát triển

Tổng giám đốc tài chính của Tập đoàn Samsung cam kết, cá nhân ông và Samsung sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trên ...

Hàn Quốc kỳ vọng thiết lập liên minh chip bán dẫn với Hà Lan

Hàn Quốc kỳ vọng thiết lập liên minh chip bán dẫn với Hà Lan

Theo lời mời của Nhà vua Hà Lan Willem-Alexander, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol thực hiện chuyến công du Amsterdam từ ngày 11-14/12.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc cấp cao với các doanh nghiệp vi mạch bán dẫn hàng đầu Nhật Bản

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc cấp cao với các doanh nghiệp vi mạch bán dẫn hàng đầu Nhật Bản

Sáng 16/12, tại thủ đô Tokyo, tiếp tục các hoạt động song phương tại Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc gặp gỡ ...

Sở hữu 'vũ khí' của kinh tế tương lai, Malaysia vẫn chưa thể thảnh thơi 'lượm trái ngọt'

Sở hữu 'vũ khí' của kinh tế tương lai, Malaysia vẫn chưa thể thảnh thơi 'lượm trái ngọt'

Ngành bán dẫn được so sánh là một loại 'dầu' mới, có thể làm thay đổi nền kinh tế toàn cầu. Mặc dù nằm ngay ...

(tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá heo hơi hôm nay 27/7: Đi ngang trên diện rộng; Trung Quốc nhập khẩu mạnh thịt heo từ Nga

Giá heo hơi hôm nay 27/7: Đi ngang trên diện rộng; Trung Quốc nhập khẩu mạnh thịt heo từ Nga

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay đi ngang trên diện rộng. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 62.000 - 66.000 đồng/kg.
Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7): Nhiều hoạt động của tuổi trẻ cả nước tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7): Nhiều hoạt động của tuổi trẻ cả nước tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Nhiều hoạt động tại các tỉnh nhằm tri ân các Anh hùng liệt sĩ nhân Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7).
Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Thị trường Halal toàn cầu được ước tính trị giá hàng nghìn tỷ USD, nêu bật tầm quan trọng của quy trình chứng nhận Halal đáng tin cậy và hiệu ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; môn bóng đá nam Olympic Paris 2024 - Nhật Bản ...
Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Các chuyên gia tuyển sinh dự báo, điểm chuẩn đại học năm nay có thể tăng cao ở nhiều ngành, trường.
Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị sau gần 4 năm "lạnh nhạt"...
Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị sau gần 4 năm "lạnh nhạt"...
Tin thế giới 26/7: Ông Trump từ chối tranh luận với bà Harris, EU chuyển 1,5 tỷ euro từ tài sản của Nga cho Ukraine, Nga-ASEAN tăng cường hợp tác

Tin thế giới 26/7: Ông Trump từ chối tranh luận với bà Harris, EU chuyển 1,5 tỷ euro từ tài sản của Nga cho Ukraine, Nga-ASEAN tăng cường hợp tác

Ukraine tấn công sân bay quân sự Nga ở Crimea, Nga cấm một tổ chức do Mỹ thành lập hoạt động, Trung Quốc ca ngợi thành tựu hợp tác với ASEAN, tàu chiến Trung Quốc ...
Các tổng thống vừa hội đàm, Nga chuẩn bị điều khinh hạm trang bị tên lửa 'khủng' đến Syria?

Các tổng thống vừa hội đàm, Nga chuẩn bị điều khinh hạm trang bị tên lửa 'khủng' đến Syria?

Một nguồn tin cho hay, khinh hạm đa năng Đô đốc Gorshkov của Hạm đội phương Bắc Nga sẽ cập cảng Tartus của Syria.
Tình hình Ukraine: Mỹ cự tuyệt yêu cầu 'đánh đổi' của Nga, Trung Quốc nỗ lực tháo 'ngòi nổ' xung đột

Tình hình Ukraine: Mỹ cự tuyệt yêu cầu 'đánh đổi' của Nga, Trung Quốc nỗ lực tháo 'ngòi nổ' xung đột

Mỹ tiết lộ về điều kiện Nga đặt ra để nối lại đối thoại kiểm soát vũ khí, trong khi Trung Quốc tiếp tục nỗ lực giải quyết xung đột ở Ukraine.
Xung đột ở Gaza: Australia-New Zealand-Canada ra tuyên bố chung kêu gọi ngừng bắn lập tức, Israel ra điều kiện mới, một lãnh đạo Hamas tử vong

Xung đột ở Gaza: Australia-New Zealand-Canada ra tuyên bố chung kêu gọi ngừng bắn lập tức, Israel ra điều kiện mới, một lãnh đạo Hamas tử vong

Trong một tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo của Australia, New Zealand và Canada kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Dải Gaza.
Rúng động nạn bắt cóc tống tiền ở Mozambique

Rúng động nạn bắt cóc tống tiền ở Mozambique

Tính từ năm 2014 đến nay, các băng nhóm tội phạm đã thu 33 triệu USD từ các vụ bắt cóc tống tiền ở nhiều thành phố của Mozambique.
Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ 10 là cơ hội để Nhật Bản gia tăng tiếng nói và vị thế với các quốc đảo trong khu vực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sự cố thành ‘sự tích’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sự cố thành ‘sự tích’

Cuộc bầu cử tiếp tục nóng sau diễn biến mới xung quanh vụ ám sát bất thành nhằm vào ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump.
Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Cơ hội để lãnh đạo thành viên NATO thảo luận hàng loạt ưu tiên cấp bách của khối hiện nay.
Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã liên tục có các chuyến công du 'không báo trước' tới Ukraine, Nga, Trung Quốc và có thể là cả Mỹ trong tuần này.
Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Cuộc bầu cử trước thời hạn lần này có thể đánh dấu sự chuyển giao quyền lực quan trọng giữa hai chính đảng hàng đầu tại nước Anh.
Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Chúng ta không thể tác động đến vận mệnh của Mỹ, Trung Quốc hay Ấn Độ. Những gì chúng ta có thể làm là giữ cho ASEAN đoàn kết và kiên cường.
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Nếu ông Donald Trump không được đảng Cộng hòa đề cử là ứng cử viên Tổng thống lần này, có thể ông Joe Biden đã lùi bước từ nhiều tháng trước.
Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những đóng góp lớn lao của ông với đất nước.
Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát ông Donald Trump cho thấy mối nguy hiểm hiện hữu với các chính trị gia. Sự kiện này tác động không chỉ tới Mỹ mà còn lan rộng sang châu Âu.
Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lãnh đạo Ukraine đã có động thái mới khi muốn mời Nga tham dự hội nghị hòa bình lần hai.
Phiên bản di động