Cuộc chiến thuế quan quay trở lại và 'lợi hại hơn xưa', Việt Nam sẽ xoay xở thế nào?

Phan Mích
Các chuyên gia kinh tế cùng nhận diện những cơ hội và thách thức của Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến thuế quan trở lại và xung đột thương mại Mỹ-Trung Quốc ngày càng leo thang.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Loạt đòn áp thuế chóng vánh giữa Mỹ-Trung Quốc đã diễn ra chỉ trong ít ngày, sau khi ông Donald Trump chính thức trở lại nắm quyền lực ở Nhà Trắng đã làm gia tăng nỗi lo toàn cầu về một cuộc chiến thương mại mới giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Sau khi mức thuế quan bổ sung 10% của chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có hiệu lực vào ngày 4/2, Bắc Kinh lập tức công bố mức thuế 15% đối với than và khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ, cùng với mức thuế 10% đối với dầu thô, máy móc nông nghiệp và một số chủng loại ô tô lớn, dự kiến ​​sẽ có hiệu lực ngay từ 10/2.

Trung Quốc cũng mạnh tay áp dụng hạn chế xuất khẩu các khoáng sản quan trọng được sử dụng trong các sản phẩm công nghệ cao; mở cuộc điều tra chống độc quyền đối với Google; và đưa hai công ty của Mỹ vào danh sách “các thực thể không đáng tin cậy” - gồm PVH Group là công ty sở hữu Calvin Klein và Tommy Hilfiger, cùng Illumina, một công ty công nghệ sinh học có văn phòng tại Trung Quốc.

Cuộc chiến thuế quan sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?
Các chuyên gia kinh tế cùng nhận diện những cơ hội và thách thức của Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến thuế quan trở lại và xung đột thương mại Mỹ-Trung Quốc ngày càng leo thang. (Nguồn: nghiencuuchienluoc.org)

Trật tự kinh tế thế giới sẽ thay đổi lớn

Dự báo về biến động của nền kinh tế thế giới trước một loạt chính sách về thuế quan của Tổng thống Donald Trump vừa qua, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng (Đại học Kinh tế quốc dân) phân tích, với mức thuế 25% áp dụng cho hàng hóa từ Canada và Mexico, cùng mức thuế 10% đối với hàng hóa từ Trung Quốc, những chính sách của Mỹ có thể gây ra những tác động đáng kể đối với nền kinh tế toàn cầu.

Những thay đổi này không chỉ ảnh hưởng đến quan hệ thương mại giữa Mỹ và các nước mà còn tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu, đầu tư quốc tế và triển vọng tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia.

“Có thể sẽ có sự thay đổi lớn trong trật tự kinh tế thế giới, với sự dịch chuyển lưu lượng thương mại theo hướng giảm xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc tăng giá hàng hóa tại Mỹ và tăng chi phí sản xuất, trong khi giá cả tại phần còn lại của thế giới có thể giảm do nguồn hàng dư thừa và cạnh tranh gay gắt, khiến cho cấu trúc kinh tế toàn cầu phải điều chỉnh.

Tin liên quan
Những Những 'đòn' đánh đầu tiên giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu, không chỉ đơn giản là cuộc chiến hai chiều

Chỉ những ngành có khả năng cạnh tranh cao và chuỗi cung ứng vững chắc mới có thể tồn tại, trong khi các ngành yếu hơn sẽ phải rút lui khỏi thị trường Mỹ. Đồng thời, các chuỗi cung ứng mới sẽ hình thành nhằm thích ứng với các chính sách thương mại cứng rắn. Điều này có thể làm giảm đà phục hồi tăng trưởng kinh tế toàn cầu sau đại dịch”, ông Lạng dự báo.

Cũng theo ông Lạng, các khu vực thương mại tự do cũng sẽ có cơ hội phát huy vai trò, tiếp nhận sự chuyển hướng thương mại và tạo ra các liên kết thương mại ngoài Mỹ, chẳng hạn như ở châu Âu, khu vực Thái Bình Dương, Nam Mỹ, Trung Đông và châu Phi. Tăng cường khả năng phân mảnh kinh tế thế giới sẽ đòi hỏi chi phí điều chỉnh cao hơn.

Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, các chính sách thuế từ Tổng thống Trump sẽ có xu hướng cứng rắn, kéo theo phản ứng từ nhiều quốc gia khác.

“Việc gia tăng bảo hộ thương mại và các rào cản thương mại không chỉ làm leo thang căng thẳng mà còn đe dọa đến sự ổn định của chuỗi cung ứng toàn cầu. Hệ quả có thể là một làn sóng lạm phát mới, đồng thời tăng nguy cơ suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu và khiến tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng gia tăng trở lại”, bà Hương nói.

Cơ hội song hành cùng thách thức

Đánh giá về thách thức của Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến thuế quan trở lại và xung đột thương mại Mỹ-Trung Quốc ngày càng leo thang, bà Hương cho biết, rủi ro đầu tiên đối với Việt Nam, đó là chi phí nhập khẩu nguyên liệu sản xuất có thể tăng do tác động từ giá thế giới và biến động tỷ giá, kéo theo chi phí đầu vào và giá thành sản phẩm bị đội lên. Điều này sẽ gây áp lực lớn lên doanh nghiệp sản xuất, đồng thời khiến giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng cao, tạo áp lực lên lạm phát.

Thứ hai, việc hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ bị hạn chế có thể dẫn đến tình trạng dư thừa và tràn vào thị trường Việt Nam, làm gia tăng áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp trong nước. Đồng thời, xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc cũng có thể gặp khó khăn khi Bắc Kinh ưu tiên tiêu thụ hàng hóa nội địa để hỗ trợ nền kinh tế.

Thứ ba, một rủi ro khác là khả năng Trung Quốc lợi dụng Việt Nam như một điểm trung chuyển, lắp ráp sản phẩm và gắn nhãn “Made in Vietnam’ để né thuế của Mỹ. Nếu không kiểm soát chặt chẽ, Việt Nam có thể đối mặt với các biện pháp trừng phạt thương mại tương tự như những gì Washington đã áp dụng với Trung Quốc.

Tuy nhiên, bà Hương cho rằng, khi thuế nhập khẩu vào Mỹ tăng cao, nhiều doanh nghiệp quốc tế buộc phải dịch chuyển chuỗi cung ứng và cơ sở sản xuất khỏi Trung Quốc để giảm thiểu chi phí và rủi ro. Với lợi thế về vị trí địa lý, chi phí sản xuất cạnh tranh và môi trường đầu tư ngày càng cải thiện, Việt Nam đang trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với các tập đoàn đa quốc gia.

Tin liên quan
Cuộc chiến thương mại mới Cuộc chiến thương mại mới

Thực tế này đã từng diễn ra trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Donald Trump sau khi phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Khi đó, chính sách áp thuế của ông Trump đã khiến nhiều doanh nghiệp Mỹ và quốc tế rời khỏi Trung Quốc, và Việt Nam nhanh chóng nổi lên như một điểm đến ưu tiên của dòng vốn FDI.

Nhiều “ông lớn” trong ngành sản xuất thế giới đã gia tăng đầu tư và dịch chuyển chuỗi sản xuất sang Việt Nam trong giai đoạn này, đơn cử như Samsung, LG, Foxconn hay Apple, Intel…

Ông Lạng nhấn mạnh, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để gia tăng xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Các ngành công nghiệp chủ chốt của Việt Nam, như dệt may, điện tử, nông sản, và thủy sản, có cơ hội để tăng cường xuất khẩu sang Mỹ. Việc tiếp cận thị trường Mỹ cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam có thể xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm của mình.

Song song với đó, với sự tác động của chính sách thuế mới của Mỹ, Việt Nam cũng có thể tiếp cận những nguồn hàng giá rẻ từ Trung Quốc, Canada và Mexico - những nơi hàng hóa sẽ bị tồn kho do không thể xuất khẩu sang Mỹ.

“Chính sách thuế mới của Mỹ có thể sẽ thúc đẩy dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam. Điều này sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam thu hút đầu tư chất lượng cao, mang lại công nghệ và kỹ năng quản lý mới.

Thông qua việc hợp tác với các công ty Trung Quốc, Việt Nam không chỉ có thể học hỏi và áp dụng công nghệ mới mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu. Các kênh đầu tư này cũng có thể mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, từ đó nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ kinh tế quốc tế”, ông Lạng nhận định.

Dây cáp nhôm Việt Nam 'vướng' điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại

Dây cáp nhôm Việt Nam 'vướng' điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 13/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã tự khởi xướng điều tra xem ...

Trung Quốc không mong bị cuốn vào một cuộc chiến thuế quan, muốn EU làm điều này

Trung Quốc không mong bị cuốn vào một cuộc chiến thuế quan, muốn EU làm điều này

Trung Quốc muốn Liên minh châu Âu (EU) hủy quyết định áp thuế đối với xe điện (EV) của nước này trước ngày 4/7, sau ...

4 quốc gia Đông Nam Á chịu thuế quan mới từ Mỹ

4 quốc gia Đông Nam Á chịu thuế quan mới từ Mỹ

Ngày 29/11, các quan chức thương mại Mỹ thông báo đợt áp thuế mới đối với tấm pin năng lượng Mặt Trời nhập khẩu từ ...

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam

Chiều 20/12, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Văn Hùng đã có buổi làm việc với Đoàn Trưởng cơ ...

Chính sách thuế quan của Tổng thống Trump đe dọa ngành sản xuất Mỹ

Chính sách thuế quan của Tổng thống Trump đe dọa ngành sản xuất Mỹ

Tháng 1/2025, ngành sản xuất của Mỹ lần đầu tiên đạt tăng trưởng dương sau 2 năm. Tuy nhiên, chính sách thuế quan của Tổng ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Lamine Yamal: Barcelona đã khác, không ngại bất kỳ đối thủ nào

Lamine Yamal: Barcelona đã khác, không ngại bất kỳ đối thủ nào

Trong một phỏng vấn, Lamine Yamal tự tin, Barcelona hiện là ứng viên số 1 cho chức vô địch Champions League và họ không sợ bất kỳ đối thủ nào.
Sắc xanh phủ kín các thành phố trên thế giới trong Ngày Thánh Patrick

Sắc xanh phủ kín các thành phố trên thế giới trong Ngày Thánh Patrick

Hàng trăm cuộc diễu hành Ngày Thánh Patrick với sự tham gia của hàng triệu người đã được tổ chức trên khắp thế giới, trong đó có Mỹ, Ireland, Canada...
Năm 2025, lỗi đi vào làn khẩn cấp trên cao tốc với xe ô tô bị phạt thế nào?

Năm 2025, lỗi đi vào làn khẩn cấp trên cao tốc với xe ô tô bị phạt thế nào?

Năm 2025, lỗi đi vào làn khẩn cấp trên cao tốc với xe ô tô, xe máy chuyên dùng bị phạt thế nào? Mời độc giả tham khảo bài viết ...
Tháng Ramadan: Hành trình tâm linh của người Hồi giáo và nét đặc trưng ở Ai Cập

Tháng Ramadan: Hành trình tâm linh của người Hồi giáo và nét đặc trưng ở Ai Cập

Khi vầng trăng non đầu tiên của tháng Ramadan ló dạng, hơn 1 tỷ người Hồi giáo trên khắp thế giới bước vào hành trình tâm linh.
Điểm tin thế giới sáng 20/3: Nhóm Squad tính kế mở rộng, Thủ tướng Serbia từ chức, Italy kêu gọi 'không trả đũa' Mỹ

Điểm tin thế giới sáng 20/3: Nhóm Squad tính kế mở rộng, Thủ tướng Serbia từ chức, Italy kêu gọi 'không trả đũa' Mỹ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 20/3.
Giá vàng hôm nay 20/3/2025: Giá vàng 'mấp mé' mốc 100 triệu đồng/lượng, thế giới phi mã, đà tăng 'vững như thạch bàn'

Giá vàng hôm nay 20/3/2025: Giá vàng 'mấp mé' mốc 100 triệu đồng/lượng, thế giới phi mã, đà tăng 'vững như thạch bàn'

Giá vàng hôm nay 20/3/2025 ghi nhận thị trường trong nước sát mốc 100 triệu/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn.
Giá vàng hôm nay 20/3/2025: Giá vàng 'mấp mé' mốc 100 triệu đồng/lượng, thế giới phi mã, đà tăng 'vững như thạch bàn'

Giá vàng hôm nay 20/3/2025: Giá vàng 'mấp mé' mốc 100 triệu đồng/lượng, thế giới phi mã, đà tăng 'vững như thạch bàn'

Giá vàng hôm nay 20/3/2025 ghi nhận thị trường trong nước sát mốc 100 triệu/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn.
Thế lực nào 'chống lưng' giúp ‘ông lớn’ năng lượng Nga bình yên trước bão táp trừng phạt?

Thế lực nào 'chống lưng' giúp ‘ông lớn’ năng lượng Nga bình yên trước bão táp trừng phạt?

Thế lực nào "chống lưng" giúp Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Liên bang Nga (Rosatom) bình yên trước bão táp trừng phạt?
Tài sản Nga bị phong tỏa là 'con gà đẻ trứng vàng', lợi nhuận bất ngờ chảy về Ukraine, châu Âu muốn nhiều hơn thế

Tài sản Nga bị phong tỏa là 'con gà đẻ trứng vàng', lợi nhuận bất ngờ chảy về Ukraine, châu Âu muốn nhiều hơn thế

Thời gian qua, đã có những cuộc tranh luận của các nhà lãnh đạo châu Âu về việc sử dụng tài sản bị phong tỏa của Nga để bồi thường cho Ukraine.
Hé mở lý do khiến Gazprom trượt dốc mạnh, liệu khí đốt Nga có thể 'nối lại tình xưa' với châu Âu?

Hé mở lý do khiến Gazprom trượt dốc mạnh, liệu khí đốt Nga có thể 'nối lại tình xưa' với châu Âu?

Gần đây, hãng thông tấn Nga Interfax đưa tin, Gazprom ghi nhận khoản lỗ ròng 12,89 tỷ USD (tương đương 1.076 nghìn tỷ Ruble) trong năm 2024.
Quốc hội Đức thông qua dự luật nới lỏng ‘phanh nợ’, chi 500 tỷ EUR thúc đẩy kinh tế, Chủ tịch EC ca ngợi

Quốc hội Đức thông qua dự luật nới lỏng ‘phanh nợ’, chi 500 tỷ EUR thúc đẩy kinh tế, Chủ tịch EC ca ngợi

Dự luật nới lỏng quy định phanh nợ mới được Quốc hội liên bang Đức thông qua trong Luật Cơ bản vào ngày 18/3.
Giá vàng hôm nay 19/3/2025: Giá vàng thế giới 'phá rào', vượt 3.000 USD/ounce, 'một cơn bão hoàn hảo' xuất hiện, có nên mua?

Giá vàng hôm nay 19/3/2025: Giá vàng thế giới 'phá rào', vượt 3.000 USD/ounce, 'một cơn bão hoàn hảo' xuất hiện, có nên mua?

Giá vàng hôm nay 19/3/2025 tăng phi mã, ghi nhận các đỉnh lịch sử mới trên thị trường trong nước và thế giới.
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu, phát triển hạ tầng khu công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2025-2030

Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu, phát triển hạ tầng khu công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2025-2030

Thị trường bất động sản KCN đang trở thành điểm sáng đầu tư trong bối cảnh thị trường bất động sản nhà ở còn nhiều thách thức.
Bất động sản: Đề xuất nâng chiều cao khu tập thể Thành Công, đối tượng ưu tiên thuê nhà ở xã hội, khởi công dự án 6 sao tại hồ Núi Cốc

Bất động sản: Đề xuất nâng chiều cao khu tập thể Thành Công, đối tượng ưu tiên thuê nhà ở xã hội, khởi công dự án 6 sao tại hồ Núi Cốc

Đề xuất nâng chiều cao lên 40 tầng đối với khu tập thể Thành Công, đối tượng ưu tiên được thuê nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Người Mỹ gia tăng mua bất động sản ở nước ngoài - Bật mí 3 điểm đến yêu thích

Người Mỹ gia tăng mua bất động sản ở nước ngoài - Bật mí 3 điểm đến yêu thích

Nhu cầu của người Mỹ về bất động sản và quyền cư trú ở nước ngoài tăng vọt trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump. Sự gia tăng khi di cư đầu ...
Bất động sản: Chung cư 3-5 tỷ đồng hút khách, loạt dự án tồn đọng kéo dài, cách kiểm tra đất ‘dính’ quy hoạch

Bất động sản: Chung cư 3-5 tỷ đồng hút khách, loạt dự án tồn đọng kéo dài, cách kiểm tra đất ‘dính’ quy hoạch

Nhu cầu sở hữu nhà tiếp tục gia tăng, sẽ có thêm 2 dự án nhà ở xã hội tại Long Biên (Hà Nội)… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Làm mát tòa nhà mang lại lợi ích lớn về môi trường và sức khỏe cộng đồng

Làm mát tòa nhà mang lại lợi ích lớn về môi trường và sức khỏe cộng đồng

Việc làm mát tòa nhà là một yếu tố quan trọng trong thiết kế và vận hành các tòa nhà, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và sự gia tăng nhiệt độ ...
Triển vọng thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam đến năm 2030

Triển vọng thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam đến năm 2030

Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, trở thành điểm sáng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/3: USD dao động quanh mốc 103, EUR thêm trợ lực

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/3: USD dao động quanh mốc 103, EUR thêm trợ lực

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/3 ghi nhận đồng USD đã giảm so với EUR khi quốc hội Đức chấp thuận kế hoạch tăng chi tiêu mạnh mẽ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/3: USD ảm đạm, dự báo mới về EUR và Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/3: USD ảm đạm, dự báo mới về EUR và Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/3 ghi nhận đồng USD dao động gần mức thấp nhất trong 5 tháng so với đồng EUR.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/3: Đồng USD 'bi quan', EUR có thể tiếp tục xu hướng tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/3: Đồng USD 'bi quan', EUR có thể tiếp tục xu hướng tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/3 ghi nhận đồng USD dao động dưới mức 104.
Chuyên gia: Việc hình thành một trung tâm tài chính quốc tế ở Việt Nam là tất yếu khách quan

Chuyên gia: Việc hình thành một trung tâm tài chính quốc tế ở Việt Nam là tất yếu khách quan

Theo PGS.TS Nguyễn Đăng Bằng, Đại học Cambridge, Việt Nam có nền tảng và cơ hội để xây dựng thành công trung tâm tài chính quốc tế.
Định hình tương lai ngân hàng số MB Bank tại Đồng bằng sông Cửu Long

Định hình tương lai ngân hàng số MB Bank tại Đồng bằng sông Cửu Long

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chính thức khai trương chi nhánh MB Hậu Giang, đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động tại khu vực Đồng bằng ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/3: USD phục hồi khó khăn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/3: USD phục hồi khó khăn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/3 ghi nhận USD tăng so với hầu hết các loại tiền tệ chính bao gồm đồng Franc Thụy Sỹ và EUR.
Phiên bản di động