Cuộc đảo chính duy nhất tại Mỹ bị lãng quên trong lịch sử

Quang Đào
TGVN. Sự việc năm 1898 là cuộc đảo chính thành công duy nhất trong lịch sử nước Mỹ, nhưng cũng là ‘vết nhơ’ đáng quên bởi những câu chuyện đằng sau đó.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Năm 1898, một đám đông người da trắng tại thành phố Wilmington, bang North Carolina, đã hợp lực với dân quân và gây ra một vụ bạo lực kinh hoàng. Khi đó, Wilmington được coi là thành phố tiến bộ nhất miền Nam nước Mỹ, với đa phần dân số là người da màu và chính quyền thành phố mới thành lập khi đó bao gồm cả người da trắng và da đen.

Cuộc đảo chính duy nhất tại Mỹ bị lãng quên trong lịch sử
Đám đông người da trắng sau khi đốt Toà soạn báo The Daily Record, tờ báo do một người da màu làm chủ ở Wilmington, bang North Carolina, năm 1898. (Nguồn: Getty)

Điều này đã khiến những người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng lo sợ, chính quyền do người da đen quản lý sẽ làm thay đổi cuộc sống của họ, gây nguy hiểm tới phụ nữ và mù quáng tin rằng, người da màu sẽ cai trị người da trắng.

Chính vì vậy, một cuộc đảo chính để phản đối những nhà lãnh đạo người da màu đã nổ ra. Khi kết thúc, trên 100 quan chức chính quyền là người da màu – gồm cả ủy viên hội đồng, thư ký, nhân viên kho bạc, luật sư.., đã bị buộc thôi chức. Khoảng 60-250 người da đen bị sát hại.

Tuy nhiên, không một cá nhân nào bị truy tố hay phạt tù, hơn 100.000 cử tri da màu đã phải trốn khỏi thành phố. Từ một thành phố với tư tưởng tiến bộ, Wilmington đã trở thành “thánh địa” của người da trắng, giống như những gì đã xảy ra thời tiền Nội chiến Mỹ.

Thành phố tiến bộ nhất miền Nam nước Mỹ

Thời đó, Wilmington, một thành phố cảng hội nhập rộng rãi, được coi là hình mẫu của miền Nam nước Mỹ thời kỳ hậu Nội chiến. Cộng đồng người da màu tại đây chiếm đa số và có một cuộc sống tương đối ổn định. Năm 1896, Wilmington có khoảng 126.000 cử tri da màu, trong đó bao gồm cả cư dân thuộc tầng lớp trung lưu như bác sĩ, luật sư, giáo viên, chủ nhà hàng, nhân viên y tế, cảnh sát và cứu hoả.

Chỉ 3 thập kỷ sau ngày Giải phóng nô lệ, những người da màu theo đảng Cộng hoà tại Wilmington đã nắm giữ nhiều vị trí quyền lực, như ủy viên hội đồng thành phố, thẩm phán và nhiều quan chức dân cử khác.

Tại North Carolina, đảng Dân túy (với đa số thành viên là nông dân da trắng nghèo) đã sáp nhập với đảng Cộng hòa (nhánh chính trị mà những người da đen tự do lựa chọn) thành một thực thể. Họ chống lại đảng Dân chủ, với thành phần là những người theo chủ nghĩa dân túy da trắng giàu có, quan tâm đến lợi ích của các ngân hàng, đường sắt và người giàu hơn là lao động bình dân.

Những người theo đảng Dân túy và đảng Cộng hòa đã cùng nhau kiểm soát nền chính trị tại North Carolina, giành đa số ghế tại cơ quan lập pháp bang vào năm 1894, đắc cử vào các vị trí lãnh đạo bang, đồng thời lật đổ quyền lực của đảng Dân chủ.

Âm mưu đáng sợ

Lo sợ mất quyền tối thượng của người da trắng, các đảng viên Dân chủ ở Wilmington đã lập kế hoạch chiếm quyền và tước bỏ quyền lực của công dân da đen khỏi các cơ quan chính trị và kinh tế trong thành phố. Mục tiêu này được nêu rõ trong sổ tay chính thức năm 1898 của đảng Dân chủ: “Đây là đất nước của người da trắng và người da trắng phải kiểm soát và điều hành nó”.

Những người da trắng đã sử dụng nhiều cách khác nhau để tuyên truyền sai sự thật về cái gọi là “mối đe doạ từ người da đen”, từ những bài viết sai sự thật trên tờ The News & Observer (tờ báo lớn nhất ở Bắc Carolina), đến các chiến dịch tranh cử chống lại người da màu của các đảng viên Dân chủ tại đây.

Vào tháng 10/1898, cựu Thượng nghị sĩ da trắng Alfred Moore Waddell cảnh báo sẽ “quyết tâm thay đổi” quyền lực của người da đen. “Sự thống trị của người da đen sẽ chỉ là một hồi ức đáng xấu hổ với chúng tôi và là một lời cảnh báo vĩnh cửu cho những ai tìm cách hồi sinh nó một lần nữa” - Waddell tuyên bố.

Đến khi cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 11, đảng Dân chủ đã chuyển hẳn sang kêu gọi người da trắng chống lại cộng đồng da đen. Tiếp sau đó, bạo lực đã nổ ra.

Ký ức đau buồn về cuộc đảo chính từng bị lãng quên trong lịch sử. (Nguồn: Starnews)
Ký ức đau buồn về cuộc đảo chính từng bị lãng quên trong lịch sử. (Nguồn: Starnews)

Đảo chính và bạo lực

Lịch sử ghi lại, trong suốt quá trình bầu cử, người dân và cả cảnh sát da trắng đã đe doạ, thậm chí đánh đập bất kỳ những người da đen nào tìm cách đi bỏ phiếu. Kết quả là đảng Dân chủ đã giành mọi vị trí mà họ tranh cử.

Một khi có được quyền lực chính trị, đảng này đã chuyển sang thực hiện mục tiêu thứ hai: loại bỏ sức mạnh kinh tế của cư dân da màu và biến Wilmington thành thành phố của người da trắng thượng đẳng.

Một ngày sau cuộc bầu cử bất bình đẳng, các đảng viên Dân chủ Wilmington công bố “Tuyên ngôn Độc lập của người da trắng”, trong đó tuyên bố tước quyền bầu cử của công dân da đen tại Wilmington, buộc người da đen phải trao lại các vị trí đang nắm giữ cho người da trắng.

Ngày hôm sau, đám đông người da trắng đã châm ngòi một cuộc đảo chính, kéo đến Toà thị chính thành phố, buộc thị trưởng hợp pháp của đảng Cộng hoà, cùng nhiều quan chức khác phải từ chức. Alfred Moore Waddell ngay lập tức được đưa lên làm thị trưởng.

Sau khi cuộc đảo chính thành công, đám đông người da trắng đã tiếp tục gây náo loạn thành phố. Được hỗ trợ bởi lực lượng cảnh sát phân biệt chủng tộc mới thành lập và dân quân, đám đông đã sát hại ít nhất 60 cư dân da đen, mặc dù các nhà sử học cho rằng, con số này có thể lên tới 250 người.

Đám đông cũng đuổi gần như tất cả tầng lớp trung lưu và thượng lưu da màu rời khỏi thành phố. Sau đó, chính quyền Wilmington mới được bầu lên bắt đầu áp dụng luật Jim Crow (thi hành phân biệt chủng tộc).

Cũng có nhà sử học cho rằng, cộng đồng người da màu tại Wilmington đã gửi đơn xin hỗ trợ tới chính quyền bang North Carolina và Nhà Trắng nhưng đều bị phớt lờ.

Cuộc đảo chính năm 1898 tại Wilmington đã để lại một vết sẹo lớn trong lịch sử của người da màu tại Mỹ. Sau đảo chính, không còn công dân da đen nào phục vụ trong các cơ quan chính quyền ở Wilmington cho đến tận năm 1972. Và mãi đến năm 1992 mới có một công dân da đen đầu tiên tại đây trúng cử vào Quốc hội.

Sự thật về cuộc đảo chính này cũng đã bị phương tiện truyền thông và tổ chức ở bang North Carolina che đậy, mô tả đây là một cuộc xung đột chủng tộc, bắt nguồn từ sự hung hãn của người da màu. Không ai từng bị bắt hoặc bị truy tố vì bất kỳ tội ác nào gây ra tại cuộc đảo chính ở Wilmington.

TIN LIÊN QUAN
Điều gì khiến cuộc đảo chính ở Myanmar lần này khác biệt?
Tin thế giới 18/2: Ông Biden thúc đẩy ‘cuộc chiến trừng phạt’; căng thẳng Trung Quốc-Ấn Độ tạm lắng; ‘khẩu chiến’ giữa Australia và Facebook
Guinea Xích đạo: Chính phủ từ chức - 'bước đi cứng rắn' thời khủng hoảng Covid-19
Cam kết sẽ 'trở về', cựu Tổng thống Bolivia lên tiếng về 'cuộc đảo chính'
Bác cáo buộc 'kích động đảo chính' tại Ecuador, Tổng thống Venezuela quy trách nhiệm cho IMF
Quang Đào (theo History)

Đọc thêm

Hội nghị hòa bình Ukraine: Thụy Sỹ không mời Nga, Kiev muốn Trung Quốc có mặt

Hội nghị hòa bình Ukraine: Thụy Sỹ không mời Nga, Kiev muốn Trung Quốc có mặt

Thụy Sỹ đã mời hơn 160 đoàn tham dự hội nghị hòa bình Ukraine vào tháng tới, song hiện tại, Nga không có tên trong danh sách.
Tổng thống Pháp thừa nhận châu Âu phải 'cư xử tôn trọng' Trung Quốc trong lĩnh vực này

Tổng thống Pháp thừa nhận châu Âu phải 'cư xử tôn trọng' Trung Quốc trong lĩnh vực này

Theo Tổng thống Pháp, khiến Trung Quốc cân nhắc về sự ổn định của trật tự quốc tế sẽ phục vụ lợi ích của châu Âu.
Hướng dẫn kiểm tra dung lượng 4G đã sử dụng trên iPhone chính xác nhất

Hướng dẫn kiểm tra dung lượng 4G đã sử dụng trên iPhone chính xác nhất

Việc kiểm tra dung lượng 4G đã sử dụng trên iPhone sẽ giúp người dùng kiểm soát được dữ liệu cũng như đảm bảo mạng di động hoạt động ổn ...
Thắng U23 Indonesia, U23 Iraq giành vé dự Olympic Paris 2024

Thắng U23 Indonesia, U23 Iraq giành vé dự Olympic Paris 2024

Vượt lên dẫn trước nhưng U23 Indonesia thua ngược U23 Iraq 1-2 trên sân Abdullah bin Khalifa (Qatar) ở trận tranh hạng ba giải U23 châu Á 2024.
Không ngạc nhiên với dự báo của OECD, Bộ trưởng Tài chính Anh nhận định thời điểm nước này sẽ tăng trưởng nhanh nhất G7

Không ngạc nhiên với dự báo của OECD, Bộ trưởng Tài chính Anh nhận định thời điểm nước này sẽ tăng trưởng nhanh nhất G7

OECD hạ dự báo tăng trưởng của Anh trong năm nay xuống 0,4% so với mức dự báo 0,7% đưa ra vào tháng 11/2023.
Phong cách trẻ trung của 'mỹ nhân màn ảnh Việt' Hồng Diễm

Phong cách trẻ trung của 'mỹ nhân màn ảnh Việt' Hồng Diễm

Diễn viên Hồng Diễm không chỉ gây ấn tượng bởi khả năng diễn xuất tự nhiên mà còn ở gu thời trang cuốn hút và thời thượng.
Hội nghị hòa bình Ukraine: Thụy Sỹ không mời Nga, Kiev muốn Trung Quốc có mặt

Hội nghị hòa bình Ukraine: Thụy Sỹ không mời Nga, Kiev muốn Trung Quốc có mặt

Thụy Sỹ đã mời hơn 160 đoàn tham dự hội nghị hòa bình Ukraine vào tháng tới, song hiện tại, Nga không có tên trong danh sách.
Tổng thống Pháp thừa nhận châu Âu phải 'cư xử tôn trọng' Trung Quốc trong lĩnh vực này

Tổng thống Pháp thừa nhận châu Âu phải 'cư xử tôn trọng' Trung Quốc trong lĩnh vực này

Theo Tổng thống Pháp, khiến Trung Quốc cân nhắc về sự ổn định của trật tự quốc tế sẽ phục vụ lợi ích của châu Âu.
Syria tố Israel không kích ngoại ô thủ đô Damascus

Syria tố Israel không kích ngoại ô thủ đô Damascus

Theo Bộ Quốc phòng Syria, ngoại ô thủ đô Damascus của nước này đã hứng chịu một cuộc không kích vào cuối ngày 2/5, khiến 8 quân nhân bị thương.
Tin thế giới 2/5: Ukraine thừa nhận khả năng đàm phán với Nga, Philippines phản đối Trung Quốc ở Biển Đông, Iran trừng phạt nhiều công ty Mỹ

Tin thế giới 2/5: Ukraine thừa nhận khả năng đàm phán với Nga, Philippines phản đối Trung Quốc ở Biển Đông, Iran trừng phạt nhiều công ty Mỹ

Hamas cam kết thả con tin Israel theo thỏa thuận, Mỹ cáo buộc Nga và Trung Quốc triển khai vũ khí tác chiến vũ trụ, Colombia cắt quan hệ ngoại giao với Israel…
Khả năng Nga xuyên thủng chiến tuyến, Pháp gửi quân tới Ukraine; Moscow chấp nhận cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học?

Khả năng Nga xuyên thủng chiến tuyến, Pháp gửi quân tới Ukraine; Moscow chấp nhận cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học?

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tái khẳng định không loại trừ việc gửi quân tới Ukraine nếu Nga đột phá chiến tuyến của Ukraine và Kiev yêu cầu hỗ trợ.
Indonesia - Malaysia thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Indonesia - Malaysia thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Indonesia-Malaysia đã hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực như đào tạo học viên và sĩ quan, tình báo, thương mại, công nghiệp quốc phòng...
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động