Cuộc đấu mới ‘Ai thắng ai’: Liên thủ đấu liên minh

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
Một bên là liên minh Mỹ - đồng minh, bên kia là Trung Quốc và Nga. Cuộc đấu mới trong quan hệ quốc tế thời ông Biden làm Tổng thống ở nước Mỹ lại đặt ra câu hỏi muôn thủa ‘Ai thắng ai?’. Phân tích của báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

PHÂN TÍCH CHUYỆN THỜI SỰ

Triều Tiên phóng tên lửa và phản ứng của Mỹ: Bên cách cũ, phía tính mới

Triều Tiên phóng tên lửa và phản ứng của Mỹ: Bên cách cũ, phía tính mới

Cho dù trong thực chất thì không giống nhưng biểu hiện ra bên ngoài thì dường như giữa một số đối tác nhất định trên thế giới đang dần định hình cuộc chiến tranh lạnh như đã từng thấy trong thế kỷ trước. Bây giờ là giữa Mỹ với Nga và Trung Quốc.

Bây giờ, cả trên nhiều phương diện khác nữa chứ không chỉ có về ý thức hệ, chính trị quân sự và an ninh. Bây giờ, cuộc đối địch không chỉ có giữa Mỹ với Nga và Trung Quốc mà còn giữa những tập hợp lực lượng mà hai phe gây dựng được với nhau, giữa liên minh đồng minh và đối tác mà Mỹ gây dựng với liên thủ giữa Trung Quốc và Nga cùng một số bên khác nữa. Bây giờ, liên thủ đấu liên minh bởi Trung Quốc và Nga chỉ liên thủ chứ không liên minh như Mỹ liên minh với những đồng minh và đối tác của Mỹ.

Câu hỏi cũ, cuộc đấu mới

Vẫn câu hỏi ấy nhưng bây giờ trên phương diện "Ai hơn ai" về sức mạnh và tiềm lực kinh tế và tài chính, thương mại và khoa học công nghệ, quân sự và an ninh mà thực chất là ai có đủ năng lực thực tế để lãnh đạo và dẫn dắt thế giới, để chi phối và quyết định trật tự chính trị thế giới, là giá trị, hệ thống chính trị và ý thức hệ của bên nào ưu việt hơn.

Xung khắc và đối đầu giữa Mỹ với Nga và Trung Quốc đặc trưng cho chính trị thế giới và quan hệ quốc tế hiện tại cũng như trong thời gian tới.

Vẫn là câu hỏi "Ai thắng ai" như khi xưa nhưng không còn trên phương diện ai có thể đánh bại ai về quân sự, tức là hai bên sẽ không để xảy ra chiến tranh với nhau, thậm chí không để xảy ra đụng độ quân sự trực tiếp với nhau, cho dù bên nào cũng vẫn còn dùng tăng ngân sách quốc phòng, hiện đại hoá quân đội và tăng cường chạy đua vũ trang cũng như duy trì răn đe hạt nhân để kiềm chế lẫn nhau.

Vẫn câu hỏi ấy nhưng bây giờ trên phương diện "Ai hơn ai" về sức mạnh và tiềm lực kinh tế và tài chính, thương mại và khoa học công nghệ, quân sự và an ninh mà thực chất là ai có đủ năng lực thực tế để lãnh đạo và dẫn dắt thế giới, để chi phối và quyết định trật tự chính trị thế giới, là giá trị, hệ thống chính trị và ý thức hệ của bên nào ưu việt hơn.

Chính quyền mới ở Mỹ theo đuổi ý định gây dựng liên minh cùng đối phó Nga và Trung Quốc bởi cho rằng chỉ với liên minh như thế mới có thể thành công trong việc giành về phần thắng trước hai đối thủ kia và bởi Mỹ có đủ tiền đề thuận lợi cần thiết để thành lập liên minh ấy.

Trong khi đó, Trung Quốc và Nga chỉ liên thủ để cùng đối phó Mỹ vì không có ý định gây dựng liên minh và không thể gây dựng nổi liên minh cùng đối địch Mỹ.

Tin liên quan
Nga-Trung: Lấy điểm đồng làm điểm cộng Nga-Trung: Lấy điểm đồng làm điểm cộng

Ba tiền đề quan trọng

Những tiền đề thuận lợi ấy của Mỹ biểu lộ trước hết ở những khía cạnh sau.

Thứ nhất, gần như hầu hết mọi đối tác kinh tế và thương mại quan trọng nhất của Trung Quốc và Nga trong hợp tác luôn nghi ngại sâu sắc và không thật sự tin cậy Trung Quốc và Nga, luôn cảm nhận bị thách thức về an ninh cho dù không phải bị đe doạ về quân sự. Các đối tác này bị yếu thế trước Trung Quốc và Nga nếu đứng riêng lẻ, lại không ai có đủ năng lực thực tế để triệu tập quần hùng, vì thế dễ dàng để Mỹ tập hợp thành liên minh.

Thứ hai, các đồng minh và đối tác của Mỹ có cùng quan điểm với Mỹ về ý thức hệ và hệ giá trị dân chủ, nhân quyền và nhà nước pháp quyền. Tất cả đều cảm nhận thấy bị Trung Quốc và Nga thách thức quyết liệt trên những phương diện ấy và vì thế dễ dàng trở nên cùng hội cùng thuyền với nhau để cùng ganh đua và đối phó Trung Quốc và Nga.

Thứ ba, những đồng minh và đối tác này của Mỹ đều thà chấp nhận Mỹ chứ không chấp nhận Trung Quốc hay Nga giành về vai trò và ảnh hưởng lãnh đạo, chi phối và dẫn dắt thế giới.

Thức thời trong đối phó

Trung Quốc và Nga không có mẫu số lợi ích chung như giữa Mỹ với đồng minh và đối tác trong liên minh của họ nên chỉ có thể liên thủ để cùng đối phó Mỹ.

Tân tổng thống Mỹ Joe Biden và cộng sự đã tận dụng thiên thời, địa lợi và nhân hoà hiện có ở Mỹ cũng như ở các đồng minh và đối tác để gây dựng liên minh cùng đối phó Trung Quốc và Nga, đồng thời cũng rất thức thời khi đối đầu Trung Quốc và Nga thật đấy nhưng vẫn duy trì hợp tác trên những lĩnh vực có thể hợp tác được và vào những thời điểm cần phải hợp tác với Trung Quốc và Nga, bằng cách ấy giúp các đồng minh và đối tác kia cũng không bị đổ vỡ hoàn toàn quan hệ hợp tác song phương của họ với Trung Quốc và Nga.

Trung Quốc và Nga không có mẫu số lợi ích chung như giữa Mỹ với đồng minh và đối tác trong liên minh của họ nên chỉ có thể liên thủ để cùng đối phó Mỹ. Hai nước này cũng còn không thể liên minh với nhau vì không bên nào nổi trội tuyệt đối để có thể lãnh đạo và dẫn dắt liên minh nếu như thành lập liên minh với nhau. Trung Quốc và Nga cạnh tranh chiến lược với Mỹ không trên cùng lĩnh vực. Chỉ liên thủ thôi mới giúp họ trong bối cảnh tình hình hiện tại trên thế giới dễ dàng tập hợp lực lượng cùng đối phó Mỹ và phân rẽ Mỹ với các đồng minh và đối tác của Mỹ.

Cuộc đấu giữa liên minh và liên thủ đã bắt đầu nhưng hiện nào có ai biết mèo nào sẽ cắn mỉu nào.

TIN LIÊN QUAN
Đấu trường mới trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung
'Tài sản lớn nhất của nước Mỹ' dưới thời ông Joe Biden
Quan hệ Mỹ-Trung trong tương tác đa cực, đa phương, đa chiều
Quan hệ Canada-Trung Quốc: Căng thẳng cũ, xu hướng mới
Trung Quốc-EU: Cuộc đấu trên chiến địa mới

Bài viết cùng chủ đề

Quan hệ Nga-Mỹ

Đọc thêm

Sắp diễn ra cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Saudi Arabia

Sắp diễn ra cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Saudi Arabia

Cuộc họp đặc biệt của về 'Hợp tác toàn cầu, tăng trưởng và năng lượng cho phát triển' sẽ diễn ra trong hai ngày 28-29/4 tại thủ đô Riyadh của ...
Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles vừa tiết lộ thêm khoản viện trợ mới trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine.
Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Cơ quan Tình báo quốc gia (NIS) Hàn Quốc đang chuẩn bị thành lập một trung tâm an ninh vũ trụ.
Top 3 mẫu xe sang Đức có giá dưới 1 tỷ đồng dành cho người dùng Việt

Top 3 mẫu xe sang Đức có giá dưới 1 tỷ đồng dành cho người dùng Việt

3 mẫu xe sang Đức dưới đây sẽ là lựa chọn hợp lý dành cho người dùng Việt có tài chính dưới 1 tỷ đồng, đời xe không sâu và ...
Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Ngày 27/4, giới chức Latvia đã kêu gọi người dân tận dụng 'Ngày dọn dẹp quy mô lớn' hàng năm để biến các tầng hầm thành nơi trú ẩn trước ...
Triệu hồi xe điện Ioniq 6 tại Mỹ để khắc phục lỗi

Triệu hồi xe điện Ioniq 6 tại Mỹ để khắc phục lỗi

Hãng xe Hàn Quốc vừa thông báo triệu hồi xe Ioniq 6 tại thị trường Mỹ để khắc phục lỗi ở cụm Bộ truyền động bánh răng-động cơ phía sau.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động