Cuộc đời Nhật hoàng Akihito qua ảnh: Bộ mặt nước Nhật suốt 3 thập kỷ
08:27 | 30/04/2019
Sau 30 năm trì vì, Nhật hoàng Akihito chính thức thoái vị ngày 30/4, nhường ngôi cho Thái tử Naruhito. Triều đại của ông bắt đầu ngày 7/1/1989 sau khi Nhật hoàng Hirohito qua đời.
Nhật hoàng Akihito thời thơ ấu khi đến thăm vườn thú Ueno tháng 6/1938. (Nguồn:Cơ quan Hoàng gia Nhật Bản)
Nhật hoàng Akihito đi xe đạp ở Tokyo tháng 10/1938. (Nguồn: Cơ quan Hoàng gia Nhật Bản)
Sự rèn luyện của chàng thanh niên Akihito: tập bắn cung tháng 12/1949. (Nguồn: Cơ quan Hoàng gia Nhật Bản)
Chàng thanh niên Akihito học tiếng Anh với gia sư, Elizabeth Gray Vining, tháng 11/1950 (ảnh phải). (Nguồn: Cơ quan Hoàng gia Nhật Bản)
Thái tử Akihito chơi cờ với cha, Nhật hoàng Hirohito, bên cạnh Hoàng hậu Nagako, vào năm 21 tuổi. (Nguồn: Getty Images)
Thái tử Akihito đã đi công du thế giới từ khi còn trẻ, trở thành bộ mặt của một nước Nhật mới sau chiến tranh thế giới. Trong ảnh, ông đang chào khách đến một lễ đón tiếp ở London tháng 5/1953, bên cạnh Đại sứ Nhật Shunichi Matsumoto. Ông đến London để dự lễ đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth II. (Nguồn: Getty Images)
Tháng 4/1959, Thái tử Akihito kết hôn với Công nương Michiko, người mà ông gặp khi chơi tennis, và trở thành thái tử đầu tiên cưới một thường dân. Họ chụp hình với Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Nagako. (Nguồn: Cơ quan hoàng gia Nhật Bản)
Thái tử Akihito cùng Công nương Michiko diễu hành trên phố sau lễ cưới. (Nguồn: AFP, Cơ quan Hoàng gia Nhật Bản)
Ông Akihito và bà Michiko tham gia nhiều vào việc nuôi dạy con, khác với phong tục trước đây của hoàng gia. Trong ảnh, họ đưa con trai Naruhito đi dã ngoại ở Karuizawa tháng 9/1965. (Nguồn: Cơ quan Hoàng gia Nhật Bản)
Tổng thống Mỹ Jimmy Carter nói chuyện với Thái tử Akihito ở Tokyo trong một bữa tiệc do Nhật hoàng Hirohito tổ chức mời các nguyên thủ đang ở thủ đô Nhật Bản để dự một hội nghị thượng đỉnh về kinh tế tháng 6/1979. (Nguồn: AP)
Các quan chức dâng hai hộp được cho là đựng thanh kiếm thiêng và viên đá quý thiêng cho Nhật hoàng Akihito trong lễ lên ngôi ở Cung điện Hoàng gia, Tokyo tháng 1/1989. (Nguồn: AP)
Tân Nhật hoàng Akihito phát biểu trong một buổi lễ tại Cung điện Hoàng gia năm 1990, nhiều tháng sau khi Nhật hoàng Hirohito qua đời. (Nguồn: Getty Images)
Tháng 5/1990, ông tiếp Tổng thống Hàn Quốc Roh Tae Woo ở Cung điện Hoàng gia. (Nguồn: Getty Images)
Tháng 10/1992, ông Akihito trở thành Nhật hoàng đầu tiên đến thăm Trung Quốc. Ông gặp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân. (Nguồn: Getty Images)
Nhật hoàng Akihito có mối quan hệ gần gũi với hoàng gia Anh. Trong ảnh, ông duyệt đội danh dự khi bắt đầu chuyến thăm Anh cấp nhà nước kéo dài năm ngày vào tháng 5/1998. (Nguồn: Pool)
Ông Akihito và bà Michiko đang thăm nơi xảy ra thảm họa động đất và sóng thần đã tàn phá miền đông bắc Nhật Bản tháng 3/2011 khiến khoảng 20.000 người thiệt mạng. (Nguồn: Getty Images)
Ông Akihito và bà Michiko đang thăm những người sống sót sau thảm họa động đất và sóng thần đã tàn phá miền Đông Bắc Nhật Bản tháng 3/2011, khiến khoảng 20.000 người thiệt mạng. (Nguồn: Getty Images)
Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko tiếp nhận nghi thức chào banzai của Thủ tướng Shinzo Abe trong lễ kỷ niệm 30 năm trị vì tại Nhà hát Quốc gia ở Tokyo tháng 2/2019. (Nguồn: Pool)
Trong những tuần cuối trên cương vị, Nhật hoàng Akihito đến thăm những ngôi đền có ý nghĩa quan trọng với hoàng gia. Trong ảnh, các quan chức đang bưng hai trong số “ba báu vật thiêng của Nhật Bản” ở đền Ise Jingu, mà theo truyền thuyết bao gồm tấm gương, thanh kiếm và viên đá quý. Những báu vật này (hay bản sao của chúng, theo một số ý kiến) được cho là do nhiều thế hệ Nhật hoàng để lại. (Nguồn: Getty Images)
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.