Cuộc đua công nghệ ở Đông Bắc Á

HOÀNG TRUNG HIẾU
Các quốc gia Đông Bắc Á đang nỗ lực đẩy nhanh cuộc chạy đua công nghệ thông tin nhằm phục vụ đời sống xã hội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Các quốc gia Đông Bắc Á đang phát triển rất nhanh các lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm phục vụ đời sống người dân. Ảnh minh họa. (Nguồn: engenhariae)
Các quốc gia Đông Bắc Á đang phát triển rất nhanh các lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm phục vụ đời sống người dân. Ảnh minh họa. (Nguồn: engenhariae)

Trung Quốc - “Cường quốc mạng”

Trung Quốc bắt đầu vận hành mạng Internet mà họ cho là tiên tiến nhất thế giới.

Theo nhà sản xuất công nghệ Huawei, mạng này có thể truyền với tốc độ khoảng 1,2 terabit (1.200 gigabit) mỗi giây, nghĩa là đủ nhanh để truyền 150 bộ phim đi trong một giây.

Trong cuộc họp báo tuần trước, các tập đoàn Huawei và China Mobile công bố chính thức ra mắt hệ thống “mạng xương sống” thế hệ tiếp theo của Trung Quốc, kết quả hợp tác với Đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh) và Cernet, mạng lưới giáo dục và nghiên cứu do chính phủ Trung Quốc tài trợ.

“Mạng xương sống” là cơ sở hạ tầng mạng giúp chuyển lưu lượng truy cập Internet đến các nơi khác nhau, và có thể truyền tải dữ liệu thuộc công nghệ 5G.

Theo thông cáo báo chí, hệ thống mạng mới hoạt động trên gần 2.900km cáp quang nối Bắc Kinh và miền Nam Trung Quốc. Nó được đưa vào thử nghiệm từ mùa Hè 2023.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng phát biểu rằng việc phát triển “mạng xương sống” sẽ biến Trung Quốc thành “cường quốc mạng” và “đẩy nhanh việc thúc đẩy các công nghệ Internet cốt lõi”.

Ông Wu Jianping, giáo sư khoa khoa học và công nghệ máy tính của Đại học Thanh Hoa, người đang giám sát dự án cho biết: Hệ thống này, bao gồm cả phần mềm và phần cứng, được sản xuất hoàn toàn tại Trung Quốc. Ông đánh giá đây là mạng tiên tiến nhất trên thế giới.

Xã hội 5.0 ở Nhật Bản

Trong khi Trung Quốc bận rộn vận hành “mạng Internet tiên tiến nhất thế giới”, nước láng giềng Nhật Bản nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi số để xây dựng một xã hội số. Nước này xác định chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, vấn đề sống còn đối với quốc gia.

Từ lâu, việc phát triển Internet đã là ưu tiên hàng đầu của chính phủ Nhật Bản, với mạng lưới cáp quang tốc độ cao có ở nhiều khu vực. Hiện tốc độ Internet trung bình của nước này là 42,2 Mbps.

Đề xuất xây dựng xã hội siêu thông minh, còn gọi là Xã hội 5.0 đã được chính phủ Nhật Bản công bố trong “Kế hoạch cơ bản về khoa học và công nghệ lần thứ 5 giai đoạn 2016-2020” nhằm thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ, kể từ tháng 1/2016.

Mục tiêu của Xã hội 5.0 là giải quyết các vấn đề xã hội bằng cách kết nối các hệ thống sử dụng công nghệ số làm nền tảng hợp nhất không gian thực và không gian số. Đây là xã hội cung cấp hàng hóa và dịch vụ theo nhu cầu cá nhân.

Sáng kiến Xã hội 5.0 của Nhật Bản nhằm tạo ra mô hình kinh tế khai thác các đổi mới công nghệ để thúc đẩy số hóa trong các cơ quan chính phủ, cũng như trong các ngành dịch vụ.

Theo dự báo của Công ty tư vấn và phân tích dữ liệu GlobalData (Anh), sáng kiến Xã hội 5.0 thúc đẩy thị trường công nghệ thông tin dựa trên kết nối Internet vạn vật (IoT) của Nhật Bản tăng từ 42,1 tỷ USD năm 2021 lên 60 tỷ USD vào năm 2026, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 7,4%.

Cơ quan Kỹ thuật số Nhật Bản khuyến khích các chính quyền địa phương chuyển hoàn toàn sang dịch vụ điện toán đám mây của chính phủ vào năm tài chính 2025. Một quan chức cho biết, việc chuyển hoàn toàn sang điện toán đám mây có thể giúp giảm khoảng 30% ngân sách chi cho công nghệ thông tin hàng năm, hiện đang ở mức 7 tỷ USD.

Thủ tướng Kishida Fumio năm 2022 thông báo chính phủ sẽ thúc đẩy phát triển các dịch vụ dựa trên công nghệ mới nhất của Internet (Internet thế hệ thứ ba hay Web 3.0), bao gồm các dịch vụ mới như tài sản số ứng dụng công nghệ chuỗi khối (NFT) và vũ trụ ảo (metaverse).

Là một trong những quốc gia đầu tiên ra mắt các dịch vụ 5G thương mại, Nhật Bản đặt mục tiêu phủ sóng 5G đến 98% dân số vào cuối quý I/2024.

5G được xác định là công cụ hỗ trợ chính cho quá trình chuyển đổi số, Nhật Bản đã và đang thúc đẩy phát triển 5G trong các môi trường công nghiệp và các trường hợp sử dụng khác để tác động tích cực đến nền kinh tế của nước này.

Bên cạnh thúc đẩy phát triển công nghệ 5G, chính phủ Nhật Bản tài trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ di động thế hệ 6G tương lai.

Phong cách sống tại Hàn Quốc

Với triển vọng thị trường sáng sủa, nhiều quốc gia đang tích cực tham gia vào các nỗ lực thúc đẩy Internet vạn vật (IoT) như một ngành công nghiệp cốt lõi.

Không nằm ngoài xu hướng này, ở khu vực Đông Bắc Á, chính phủ Hàn Quốc xác định IoT là ngành công nghiệp cốt lõi, và đề ra những chiến lược rõ ràng nhằm thúc đẩy sự phát triển IoT.

Ở Hàn Quốc, “kết nối mọi nơi” (ubiquitous connectivity) không mang tính cảm hứng, mà đó là từ chỉ phong cách sống tại xứ sở kim chi.

Với các kết nối Internet di động trực tiếp tốc độ cao trên một loạt các thiết bị số, người dân Hàn Quốc tự hào được kết nối nhiều hàng đầu trên hành tinh.

Chính phủ Hàn Quốc cho rằng, IoT không những giúp tăng năng suất và hiệu quả sản xuất bằng cách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra các ngành công nghiệp và cơ hội tăng trưởng mới.

Chính phủ Hàn Quốc khuyến khích tập trung phát triển các dịch vụ IoT đầy hứa hẹn dựa trên nhu cầu của chính phủ, khu vực tư nhân và người dân như chăm sóc sức khỏe, nhà thông minh, thành phố thông minh, giao thông, hậu cần, năng lượng, an toàn...

Thành phố thông minh của Hàn Quốc bao gồm các phân ngành như giao thông thông minh, quản lý tài nguyên thông minh, chăm sóc sức khỏe thông minh… Trong các phân ngành này, chính phủ Hàn Quốc xây dựng hợp tác xuyên suốt giữa chính quyền, tập đoàn công nghệ lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính quyền địa phương phối hợp các tập đoàn nhằm cung cấp nền tảng và mạng lưới cần thiết, trong khi đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ đảm nhận phát triển phần cứng và phần mềm liên quan.

Chính phủ Hàn Quốc khuyến khích liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các trường đại học để hỗ trợ phát triển dịch vụ kinh doanh.

Theo ông Bùi Đông Hưng, nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), chính phủ Hàn Quốc còn nhiều việc phải làm để thúc đẩy IoT phát triển. Hàn Quốc sẽ đối mặt với những thách thức lớn hơn nhiều nếu so sánh với những thách thức liên quan đến công nghệ và kỹ thuật trong giai đoạn triển khai IoT.

Những thách thức này liên quan đến con người, kinh tế-chính trị, và xã hội, nơi mà IoT sẽ tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng. Đây sẽ là những kinh nghiệm hữu ích mà Việt Nam có thể tham khảo trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển IoT hiện nay và tương lai.

OpenAI sẽ đưa ChatGPT vào lớp học

OpenAI sẽ đưa ChatGPT vào lớp học

Lãnh đạo OpenAI cho biết công ty sẽ thành lập một nhóm để khám phá các ứng dụng giáo dục của trí tuệ nhân tạo ...

‘Ngôi sao đang lên’ của thị trường chất bán dẫn

‘Ngôi sao đang lên’ của thị trường chất bán dẫn

Hiện đã có một số doanh nghiệp Việt Nam tham gia sản xuất chip như FPT Semiconductor hay Viettel. Dự báo, đến năm 2024, ngành ...

Chương trình 'Tuần lễ Game Hàn Quốc' lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam

Chương trình 'Tuần lễ Game Hàn Quốc' lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam

Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam cùng Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc phối hợp với Quỹ Văn hóa game Hàn Quốc tổ ...

Broadcom hoàn tất thương vụ 69 tỷ USD mua lại công ty công nghệ đám mây VMware

Broadcom hoàn tất thương vụ 69 tỷ USD mua lại công ty công nghệ đám mây VMware

Broadcom vừa tuyên bố đã vượt qua mọi rào cản pháp lý để hoàn tất thương vụ kỷ lục trị giá 69 tỷ USD để ...

Tăng cường hợp tác đầu tư, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ Việt Nam-Hàn Quốc

Tăng cường hợp tác đầu tư, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ Việt Nam-Hàn Quốc

Ngày 23 và 24/11, đoàn công tác do Hiệp hội Doanh nhân và đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc (VKBIA) do ông Trần Hải Linh - ...

(tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác với tính khả thi rất cao giữa Việt Nam và Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác với tính khả thi rất cao giữa Việt Nam và Dominica

Sáng 21/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Dominica.
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động