Biện đội tàu ngầm lớp 6 Collins của Australia sẽ được trang bị công nghệ kính tiềm vọng mới. (Nguồn:ADF) |
Không tiết lộ số lượng cụ thể nhưng London cho biết các tàu ngầm này sẽ đóng tại Perth bên bờ biển phía Tây Australia và hoạt động tới năm 2040.
Rõ ràng là, những năm gần đây, châu Á-Thái Bình Dương trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn. Cuộc đua ngầm dưới biển ở Thái Bình Dương là một phần của cuộc cạnh tranh đó.
Trước đó, năm 2019, Lầu Năm Góc cảnh báo rằng, trước sự phát triển về công nghệ của Trung Quốc, Washington và các đồng minh cần tập trung vào tàu ngầm tấn công hạt nhân bởi đây là lực lượng duy nhất có thể tạo ra ưu thế vượt trội.
Theo hướng này, Mỹ đã điều thêm các tàu ngầm tấn công hạt nhân tới khu vực Thái Bình Dương, bao gồm các tàu lớp Virginia và lớp Los Angeles được trang bị ngư lôi, tên lửa Tomahawk và tên lửa chống hạm.
Tháng 9/2021, đến lượt Mỹ cùng Anh và Australia ký thỏa thuận an ninh trị giá hàng chục tỷ USD đóng 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cho Australia. Với khả năng tàng hình, chạy yên tĩnh hơn, năng lực tấn công mạnh hơn, các tàu này có ưu thế hơn hẳn so với loại chạy điện hoặc dầu diesel.
Tất nhiên, Trung Quốc không chịu để mình tụt lại phía sau. Với tham vọng trở thành lực lượng hải quân “biển xanh” vào giữa thế kỷ, Bắc Kinh đã đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạm đội tàu ngầm và năng lực chống ngầm.
Đến nay, hải quân Trung Quốc đã có bốn tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) Type 094A mang tên lửa đạn đạo cùng sáu tàu ngầm tấn công hạt nhân (SSN) Type 093. Các lớp tàu SSN Type 095 và SSBN Type 096 hiện đang được phát triển.
Chưa biết ai sẽ vượt lên trong cuộc cạnh tranh này nhưng cuộc chạy đua vũ trang trong lòng Thái Bình Dương thì đã rõ.