Cuộc sống bấp bênh của người tị nạn Iraq sau trận chiến 'sống còn' với tổ chức khủng bố IS
Kha Ninh
10:00 | 10/07/2022
Cuộc chiến chống tổ chức khủng bố IS ở Iraq đã chấm dứt từ 5 năm trước, tuy nhiên, hậu quả để lại của cuộc xung đột này vẫn còn kéo dài. Hàng nghìn người dân Iraq vẫn phải sống tại các trại tị nạn vì mất toàn bộ tài sản.
Năm 2016-2017, hàng ngàn người Iraq phải di cư để tránh cuộc chiến chống tổ chức khủng bố IS, họ bị mất toàn bộ tài sản và phải sống trong các trại tị nạn. Trong ảnh: Một căn lều ở trại tị nạn Jeddah, Saudi Arabia. (Nguồn: Al Jazeera)
Thành phố cổ của Mosul là thành trì cuối cùng của tổ chức khủng bố IS. Nơi đây đã chứng kiến những trận giao tranh khốc liệt nhất giữa IS và đội quân liên minh các nước do Mỹ đứng đầu. (Nguồn: Al Jazeera)
Trước đây, IS đã sử dụng nhà của người đàn ông này làm một căn cứ vì vị trí chiến lược của nó. Tuy nhiên, nơi đây đã trở thành đống đổ nát do bị liên quân ném bom trong cuộc chiến Mosul. (Nguồn: Al Jazeera)
Những đứa trẻ chơi bên cửa sổ một ngôi nhà mới được xây dựng ở thành phố Baiji, thuộc tỉnh Salah ad-Din. Vùng ngoại ô thành phố này là nơi diễn ra cuộc giao tranh đặc biệt giữa quân đội Iraq và lực lượng IS. (Nguồn: Al Jazeera)
Một tòa nhà bị phá hủy trong cuộc giao tranh giữa quân đội Iraq và IS. (Nguồn: Al Jazeera)
Những đứa trẻ này đang chơi trong một ngôi nhà ở Rabia, một thị trấn gần biên giới Iraq với Syria. (Nguồn: Al Jazeera)
Người bán hàng rong trước một tòa nhà chi chít vết đạn ở thành phố Mosul. (Nguồn: Al Jazeera)
Vì không có tiền để dựng lại ngôi nhà cũ, Waleed, người đàn ông đến từ ngôi làng al-Saudia gần Mosul, đã chuyển đến ngoại ô thị trấn Rabia. Waleed từng là người chăn nuôi gia súc, tuy nhiên, ông đã mất tất cả trong trận chiến với IS. (Nguồn: Al Jazeera)
Nhiều người không còn nhà nên phải ở trong trại tị nạn, nhưng Afrah Aswad Mohamad lại khác. Cô có một ngôi nhà để trở về, nhưng hàng xóm lại tẩy chay gia đình Afrah vì chồng cô ủng hộ IS. Cô chia sẻ, lựa chọn của chồng cô không liên quan gì đến mẹ con cô, sự việc này nên dừng lại vì họ không phải là mối nguy hiểm cho cộng đồng. Trong ảnh: Cửa sổ một ngôi nhà ở thị trấn Rabia vẫn còn nguyên dấu ấn của các cuộc xung đột. (Nguồn: Al Jazeera)
Sau trận chiến, Khamis Hussein Salah không thể tìm thấy công việc ổn định. Hiện ông đang sống nhờ khẩu phần lương thực hỗ trợ hàng tháng của chính phủ Iraq. (Nguồn: Al Jazeera)
Thaer Khaleel Sahan đã rời thành phố Baiji vài tháng sau khi tổ chức IS chiếm đóng nơi đây. Khi trở về quê hương anh chỉ có một ước mơ là được hỗ trợ xây dựng lại ngôi nhà của mình. (Nguồn: Al Jazeera)
Một bé gái dựa vào hàng rào ngăn cách giữa các khu vực khác nhau của trại tị nạn. Tương lai phía trước của em đang rất mịt mờ. (Nguồn: Al Jazeera)
Những đứa trẻ không có nhà để về ở ngoại ô Mosul. (Nguồn: Al Jazeera)
Những đứa trẻ này đang được thăm khám tại một phòng khám từ thiện ở ngôi làng ở phía Nam Tal Afar, nơi thiếu thốn cơ sở vật chất y tế. (Nguồn: Al Jazeera)
Khi xung đột xảy ra, phụ nữ, người già và trẻ em là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là những đứa trẻ, ở độ tuổi đáng được ăn học và vui chơi thì chúng đang phải đối mặt với tương lai bất định. Trong ảnh: Ba mẹ con đang đi bộ bên trong trại Jeddah 5. (Nguồn: Al Jazeera)
Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".