Cuộc sống của người dân châu Á tại Ukraine giữa chiến sự ác liệt

Thái An
Giữa chiến sự ác liệt, trong khi phần lớn người dân châu Á sinh sống tại Ukraine muốn nhanh chóng di tản về nước thì nhiều người vẫn quyết tâm ở lại bám trụ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cuộc sống của người dân châu Á tại Ukraine giữa chiến sự ác liệt
Shreyoshree Sheel, sinh viên Y khoa người Ấn Độ, đang theo học tại Ukraine thời điểm trước khi chiến sự nổ ra. (Nguồn: Handout)

Sáng 24/2, cô Shreyoshree Sheel, một sinh viên đến từ Kolkata, miền Đông Ấn Độ đang theo học ngành Y khoa tại Đại học Y khoa Quốc gia Ternopil thức dậy với những hình ảnh tràn ngập trên mạng xã hội về cuộc xung đột Nga - Ukraine. Ngay lập tức, cô lao đến các cây ATM trong thành phố để rút tiền mặt nhưng phải xếp hàng đợi gần 2 tiếng đồng hồ.

Rút được tiền, cô khẩn trương di chuyển đến các siêu thị để tích trữ lương thực, thực phẩm. "Các kệ hàng đều trống rỗng", cô nói.

Để chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp, Sheel đã tích trữ nhiều bánh quy, bánh ngọt, ngũ cốc, nước trái cây và ở yên trong phòng tại ký túc xá để chờ đợi hướng dẫn thêm từ Đại sứ quán Ấn Độ.

Sheel cho biết dự định sẽ đặt vé từ Kiev về Delhi vào ngày 26/2. Tuy nhiên, cô đã không thể thực hiện được kế hoạch của mình khi Ukraine chính thức đóng cửa không phận, và mọi chuyến tàu từ Ternopil đến Kiev đều bị hủy bỏ.

“Cùng với 4 sinh viên khác, chúng tôi đã thu dọn đồ đạc và sẵn sàng rời đi, ngay khi Chính phủ Ấn Độ thực hiện kế hoạch sơ tán công dân”, Sheel cho hay.

Bất chấp tình huống vô cùng nguy cấp và cuộc chiến ngày càng căng thẳng, nhiều người châu Á vẫn quyết định ở lại Ukraine.

Anh Sitanggang, một chuyên gia kỹ thuật số đến từ phía Bắc Sumatra (Indonesia) cho biết, gia đình anh gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển khỏi thành phố Ternopil, nơi họ đã sinh sống trong 5 năm qua. "Tôi đang cố gắng giữ bình tĩnh vì Tania vợ tôi đang mang thai ở những tháng cuối và khá nặng nề. Chúng tôi hy vọng em bé sẽ chào đời vào tháng Ba. Tôi mong cô ấy bình tĩnh và mạnh mẽ. Nếu tôi hoảng sợ, cô ấy cũng sẽ hoảng sợ", anh nói.

Sitanggang chia sẻ, kế hoạch dự phòng của anh là di tản đến các thành phố khác như Lviv, một thành phố ở miền Tây Ukraine, gần biên giới với Ba Lan. Gia đình anh cũng đã chuẩn bị sẵn giấy tờ và đồ đạc để phòng trường hợp phải rời nhà trong thời gian ngắn.

Nằm ở phía Tây Ukraine, Ternopil hiện vẫn đang là thành phố “an toàn nhất” trong cả nước vì cách thủ đô Kiev, nơi đã bị tấn công bởi tên lửa, khoảng 500 km.

Cuộc sống của người dân châu Á tại Ukraine giữa chiến sự ác liệt
Người dân đứng trước khu nhà đổ nát vì đạn pháo tai thủ đô Kiev, Ukraine. (Nguồn: AP)

Asami Terajima, 21 tuổi, một phóng viên Nhật Bản làm việc cho tờ báo tiếng Anh The Kyiv Independent, cho biết cô đang vẫn quyết định ở lại Ukraine để đưa tin về chiến sự.

Terajima đã chuyển đến Ukraine cùng gia đình từ thành phố Hirakata, tỉnh Osaka, từ khi còn nhỏ. Trả lời tờ Asahi, Terajima cho biết, ông bà của cô ở Nhật Bản rất lo ngại nhưng cô vẫn quyết tâm ở lại để tiếp tục làm phóng viên.

“Chúng tôi có gia đình, vật nuôi và bạn bè sống ở đất nước này. Chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục cuộc sống hàng ngày", cô nói.

Khi cuộc tấn công của Nga vào Ukraine ngày càng ác liệt, nhiều nước châu Á đã khẩn trương lên kế hoạch sơ tán công dân nước mình qua các nước láng giềng của Ukraine ở phía Tây.

Nhật Bản ước tính, đến cuối tháng 1/2022, có khoảng 120 công dân đang ở Ukraine và nước này cũng đang khẩn trương sắp xếp các chuyến bay sơ tán công dân tại Warsaw, thủ đô Ba Lan. Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã kêu gọi người dân nhanh chóng tìm đường sang phía Tây, hướng tới Ba Lan hoặc Hungary.

Các cơ quan chức năng Ấn Độ cho biết đã sơ tán 4.000 công dân kể từ khi phát động chiến dịch hồi hương từ một tháng trước. Tuy nhiên, hiện vẫn còn 16.000 công dân Ấn Độ tại Ukraine. Chính phủ Ấn Độ đã cử các quan chức Bộ Ngoại giao đến khu vực biên giới đất liền giữa Ukraine với Hungary, Ba Lan, Slovakia và Romania để hỗ trợ người dân.

Philippines hiện có khoảng 38 công dân đã sơ tán tới Ba Lan, trong khi phía Hàn Quốc thông tin, có 36 trong số 64 công dân ở Ukraine đã phát đi yêu cầu Chính phủ hỗ trợ về nước.

Indonesia, quốc gia hiện đang có 138 công dân tại Ukraine cho biết đã có kế hoạch dự phòng nhưng phía Bộ Ngoại giao không tiết lộ chi tiết.

Tuy nhiên, kế hoạch sơ tán công dân của nhiều quốc gia châu Á đang bị cản trở bởi Ukraine đóng cửa sân bay và đường xá tắc nghẽn do hàng nghìn người dân nước này đồng loạt rời các thị trấn và thành phố để tới khu vực miền Tây.

Ukraine hôm 24/2 đã đóng cửa không phận với các chuyến bay dân sự vì "rủi ro cao". Moldova, quốc gia ở phía Tây Nam Ukraine ra lệnh dừng các chuyến bay, trong khi Belarus quốc gia ở phía Bắc Ukraine cũng cho biết các chuyến bay dân sự sẽ không thể bay qua không phận của nước này.

Nổ lớn ở Ukraine: Ấn Độ khuyên công dân ‘giữ bình tĩnh’

Nổ lớn ở Ukraine: Ấn Độ khuyên công dân ‘giữ bình tĩnh’

Đại sứ quán Ấn Độ tại Ukraine đưa ra khuyến cáo đối với công dân trong bối cảnh nhiều thành phố lớn của Ukraine ghi ...

Sau hành động của Nga ở Ukraine, hàng loạt nước ra khuyến cáo khẩn, Mỹ sơ tán người trong đêm

Sau hành động của Nga ở Ukraine, hàng loạt nước ra khuyến cáo khẩn, Mỹ sơ tán người trong đêm

Ngày 21/2, nhiều quốc gia khẩn cấp khuyến cáo công dân lập tức rời khỏi Ukraine cũng như sơ tán nhân viên ngoại giao khỏi ...

(theo SCMP)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá xe hãng MG mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng MG mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng MG của các dòng HS 2021, ZS 2021, MG5 2022, RX5 2023 và MG5 2023 sẽ được cập nhật chi tiết nhất trong bài viết bên ...
Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?
Kinh tế thế giới nổi bật (12-18/4): Ngân hàng Trung Quốc lo Mỹ trừng phạt nếu làm điều này với Nga, Ukraine muốn dùng hệ thống phòng không EU

Kinh tế thế giới nổi bật (12-18/4): Ngân hàng Trung Quốc lo Mỹ trừng phạt nếu làm điều này với Nga, Ukraine muốn dùng hệ thống phòng không EU

Mỹ kêu gọi tăng 3 lần thuế đối với thép và nhôm Trung Quốc, Nhật muốn giữ cổ phần trong dự án dầu khí ở Nga… là những tin kinh ...
Bài tarot hôm nay 19/4/2024: Điều gì người khác nghĩ về bạn nhưng ngại không dám nói ra?

Bài tarot hôm nay 19/4/2024: Điều gì người khác nghĩ về bạn nhưng ngại không dám nói ra?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để biết điều người khác nghĩ về bạn nhưng ngại không dám nói ra là gì nhé!
Cập nhật bảng giá xe hãng Jaguar mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Jaguar mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng Jaguar của các dòng E-Pace, F-Pace, F-Type, XF, XE sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Ngắm cây cầu treo vắt ngang sông đẹp như tranh ở Điện Biên

Ngắm cây cầu treo vắt ngang sông đẹp như tranh ở Điện Biên

Cầu treo Pa Phông là địa điểm check-in được nhiều du khách ghé thăm gần đây khi tới du lịch Điện Biên.
Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Bộ Quốc phòng Nga cho biết Bộ trưởng Sergei Shoigu đã chỉ thị trang bị tổ hợp robot đa năng để hỗ trợ hỏa lực, bảo vệ các công trình và sơ tán người bị ...
Tên lửa Ukraine phá hủy bệ phóng và radar S-400 ở Crimea

Tên lửa Ukraine phá hủy bệ phóng và radar S-400 ở Crimea

Hai tên lửa đạn đạo MGM-140 ATACMS do Mỹ sản xuất được cho là đã tấn công vào sân bay quân sự của không quân Nga gần thành phố Dzhankoy ở Crimea đêm 17/4.
Tin thế giới 17/4: Sở chỉ huy quân đội Ukraine bị tấn công, Trung Quốc nhắc Mỹ thứ 'đừng bao giờ đụng đến', Israel đã ra quyết định?

Tin thế giới 17/4: Sở chỉ huy quân đội Ukraine bị tấn công, Trung Quốc nhắc Mỹ thứ 'đừng bao giờ đụng đến', Israel đã ra quyết định?

Tình hình Ukraine và Trung Đông, quan hệ Mỹ-Trung, Hàn Quốc tập bắn đạn thật gần biên giới Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Australia tung Chiến lược phòng thủ quốc gia đầu tiên: Định hình lại quân đội, mạnh tay với khoản đầu tư lịch sử

Australia tung Chiến lược phòng thủ quốc gia đầu tiên: Định hình lại quân đội, mạnh tay với khoản đầu tư lịch sử

Chính phủ Australia đang thực hiện khoản đầu tư mang tính lịch sử vào Quốc phòng và đã đưa ra những quyết định cứng rắn nhằm định hình lại ADF.
Israel tiết lộ kế hoạch phản đòn Iran, Mỹ cũng chuẩn bị ra tay trên một 'mặt trận'

Israel tiết lộ kế hoạch phản đòn Iran, Mỹ cũng chuẩn bị ra tay trên một 'mặt trận'

Lực lượng Phòng vệ Israel đã quyết định cách thức sẽ phản công Iran và các lực lượng ủy nhiệm, nhưng vẫn chưa chốt về thời điểm thực hiện.
Hội nghị Đại dương của chúng ta lần thứ 9: Nỗ lực quốc tế bảo vệ 'ngôi nhà chung' của sinh vật biển

Hội nghị Đại dương của chúng ta lần thứ 9: Nỗ lực quốc tế bảo vệ 'ngôi nhà chung' của sinh vật biển

Hội nghị Đại dương của chúng ta, được phát động vào năm 2014, là sự kiện quốc tế đầu tiên nhằm giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đại dương.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Phiên bản di động