TGVN. Ở vùng Tây Siberia (Nga) xa xôi, hẻo lánh, nơi có cuộc sốn thầm lặng gần như biệt lập với những dòng sông đóng băng vào mùa Đông, công việc của người dân vẫn âm thầm tiếp diễn.
Khu vực từng là khu nhà tù rộng lớn bên bờ sông Ket ở vùng Tomsk, Siberia, Nga, giờ đây mọc lên những ngôi nhà gỗ đơn sơ, biệt lập với phần còn lại của thế giới. (Nguồn: New York Times)
Mỗi đêm vào khoảng 4h sáng, bà Olga Voroshilova và chồng, ông Yevgeny Sadokhin, lại ngồi bên chiếc radio thời Liên Xô kêu rè rè và nói vào đó một chuỗi số ký hiệu lặp lại. Đó là công việc thường nhật của họ: truyền đi các số liệu thời tiết từ trạm khí tượng gần nhà. (Nguồn: New York Times)
'Shum-5. Shum-4. Anh ghi được chưa? Báo cáo, tôi ở trạm Shum-5 đây', ông Sadokhin, người truyền dữ liệu từ trạm khí tượng hẻo lánh bên sông Ket, nói. (Nguồn: New York Times)
Công việc của cặp đôi (ảnh) là thu thập các số đo từ cánh gió và áp kế gần nhà để báo cáo về trụ sở Cơ quan Thời tiết của vùng. Hai người cùng cô con gái Ksenia và một gia đình khác chuyển đến đây từ nhiều năm trước. Họ bỏ công việc và căn hộ của mình ở thủ phủ của vùng để đến nơi biệt lập này, tận hưởng cuộc sống tự do, hòa mình vào thiên nhiên. (Nguồn: New York Times)
Trạm khí tượng được thiết kế như túp lều đơn sơ, không có mạng điện thoại lẫn đường dây Internet. Họ nhận thực phẩm đóng gói từ trụ sở Cơ quan Thời tiết địa phương, nhưng không đều đặn. Nhiều khi đồ ăn chỉ là vài thanh chocolate nhưng họ cũng sẵn lòng chia sẻ với phóng viên Emile Ducke của New York Times, người ghi lại phóng sự ở đó. Trong ảnh, Ksenia hong người sau khi bơi ở sông. (Nguồn: New York Times)
Mặc dù ngoằn ngoèo và tương đối nhỏ, sông Ket từng là một phần của cung đường quan trọng ở Siberia. Sau khi xây dựng một con kênh vào cuối thế kỷ 19, nó là nhánh nối liền hai con sông lớn nhất nước Nga, Ob và Yenisey. (Nguồn: New York Times)
Thời tiết khắc nghiệt ở đây tàn phá những con đường bộ, đóng băng chúng vào mùa Đông và trộn lẫn giữa bùn lầy và sỏi đá vào mùa Hè. Khoảng cách lái xe được tính bằng ngày và tuần. Mọi người phải di chuyển trên sông Ket trước khi tuyến đường sắt xuyên Siberia được xây dựng qua đây. (Nguồn: New York Times)
Vào đầu những năm 1900, để di chuyển từ Tây sang Đông nước Nga, dù là nông dân, thương nhân hay quân đội Sa hoàng, đều phải đi bằng đường sắt. Dần dà, sông Ket lui vào dĩ vãng. (Nguồn: New York Times)
Với những cư dân của trạm thời tiết, sự hẻo lánh của Ket hứa hẹn đem đến cho họ sự tự do, phóng khoáng. Với họ, nơi đây như chốn tận cùng của Trái đất, không phải nơi tù ngục với những bức tường và hàng rào dây thép gai đen tối. Từng có nhiều tù nhân bị bắt và đi đày ở làng Narym, gần nơi sông Ket gặp sông Ob. (Nguồn: New York Times)
Aidara, cộng đồng khác bên bờ sông Ket, là nơi sinh sống của nhóm tôn giáo tách khỏi Giáo hội Chính thống giáo Nga vào thế kỷ 17. Họ chiếm phần lớn trong số khoảng 150 cư dân của ngôi làng. Đối với họ, khoảng cách có nghĩa là sự bảo vệ. (Nguồn: New York Times)
Vào mùa Đông, khi nhiệt độ dao động từ âm 30 đến âm 50 độ C, con sông biết thành 'đại lộ băng'ngoằn ngoèo, vững chắc. Dân làng Narym sẽ khoan lỗ trên sông Ob, gần cửa sông Ket, thả lưới và bắt cá. (Nguồn: New York Times)
Còn những người khai thác gỗ ở cộng đồng Katayga, nơi không có cầu bắc qua sông, phải chờ đến khi dòng sông đóng băng mới có thể chất gỗ lên xe tải, đưa đi phân phối. (Nguồn: New York Times)
Không có linh mục nào sinh sống ở đây, các tín đồ Chính Thống giáo Nga ở Katayga phải chờ linh mục từ làng bên cạnh ghé thăm. Nhưng vị linh mục phải di chuyển tới 6 giờ, băng qua đường bộ và phà, nên ông hiếm khi lui tới. Vì vậy, bà Marina Prosukina, cư dân Katayga, đã phá lệ thay mặt linh mục dẫn dắt các buổi lễ cầu kinh vào Chủ nhật và xức dầu lên thánh giá của các tín đồ. Thông thường, nữ tín đồ Chính thống giáo không đảm nhận nhiệm vụ này. (Nguồn: New York Times)
Song kể cả các quy định và lễ nghi nghiêm ngặt như vậy cũng phải “đầu hàng” ở nơi hẻo lánh như Ket. Bởi vậy, dọc theo bờ sông, người ra cảm nhận được một thứ tự do đặc biệt. (Nguồn: New York Times)
Ngày 15/12, khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế lần thứ ba với chủ đề 'Trí tuệ nhân tạo (AI) ...
Ngày 15/12, chung kết chương trình 'Tìm kiếm thủ lĩnh sinh viên Học viện Ngoại giao' - DAV's Leaders 2024 khép lại trong không khí sôi động và đầy cảm xúc.