Cường quốc quân sự Nga mạnh cỡ nào?

Lê Ngọc
TGVN. Quân đội Nga được cho là đứng thứ hai (sau Mỹ) trong danh sách các quân đội mạnh nhất thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cuong quoc quan su nga manh co nao Quân đội Nga đang theo dõi chặt chẽ việc Mỹ tăng cường lực lượng tại Ba Lan
cuong quoc quan su nga manh co nao TBMP T-15 thế hệ mới, bài toán vũ khí của quân đội Nga
cuong quoc quan su nga manh co nao
Binh chủng nhảy dù Nga là một trong những lực lượng thiện chiến nổi tiếng. (Nguồn: RBTH)

Đánh giá này được thực hiện hàng năm bởi Global-Firepower Agency dựa trên phân tích và so sánh sức mạnh của quân đội của tất cả các nước về - số lượng nhân viên quân sự thường trực và dự bị, số lượng vũ khí, xe máy chiến đấu được sở hữu bởi lực lượng mặt đất, hải quân, không quân, ngân sách quốc phòng, các cuộc tập trận và hoạt động mua sắm vũ khí.

Nga được coi là một trong những cường quốc quân sự mạnh nhất thế giới với hơn một triệu người phục vụ trong quân đội. Xét riêng lực lượng Lục quân Nga, năm 2019, được đánh là lớn nhất thế giới.

Dưới đây là những con số ấn tượng và điểm đặc biệt về quân đội nước này.

Ngân sách quân sự 61,4 tỷ USD

Không quân (không tính máy bay không người lái): Tổng số máy bay: 3.584 chiếc; Máy bay chiến đấu 869 chiếc; Máy bay tiêm kích: 1.459 chiếc; Máy bay vận tải: 401 chiếc; Trực thăng: 1.485 chiếc; Trực thăng tấn công: 514 chiếc.

Lục quân: Xe tăng chiến đấu chủ lực: 21.932 chiếc; Xe bọc thép chiến đấu: 50.049 chiếc; Pháo tự hành: 6.083 khẩu; Pháo xe kéo: 4.465 khẩu; Hỏa tiễn, tên lửa (cả các hệ tấn công và phòng thủ): 3.860 quả.

Hải quân: Tàu sân bay: 1 chiếc; Tàu khu trục: 13 chiếc; Tàu chiến: 13 chiếc; Tàu hộ tống: 82 chiếc; Tàu ngầm: 56 chiếc.

Dân số: 146.780.720 người; Nhân lực có sẵn: 69.640.140 người; Có khả năng phục vụ: 46.650.907 người; Quân số quân đội thường trực: 1.013.628 người; Quân số dự bị: 2.572.500 người; Vũ khí hạt nhân (theo Hiệp ước New Start): Số lượng tên lửa và bom triển khai: 700, Số lượng đầu đạn: 1550, Số lượng bệ phóng và bom chưa triển khai: 800.

Lực lượng khủng

Theo sắc lệnh của Tổng thống Putin ngày 17/11/2017, số người hiện đang phục vụ trong quân đội Nga là 1.902.758, kể cả nhân viên quốc phòng. 1.013.628 trong số đó là quân nhân, 753.000 người làm hợp đồng, cũng như 260.000 lính nghĩa vụ (nam giới ở độ tuổi từ 18 - 27 có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ quân sự 1 năm).

cuong quoc quan su nga manh co nao
Các nữ quân nhân Nga trong Lễ duyệt binh mừng Chiến thắng. (Nguồn: Daily Mail)

Lý do chính khiến Nga vẫn chưa ngừng nghĩa vụ quân sự bắt buộc là do lãnh thổ rộng lớn và dân số, như đã đề cập ở trên, có 146.780.720 người sống trên 17.125.191 km2. Hiện nay, Bộ Quốc phòng Nga đã hạn chế việc chuyển binh lính từ vùng này đến vùng khác, chẳng hạn, từ Moscow đến Kamchatka và thay vào đó cố gắng tuyển mộ lính tại chỗ.

Mức lương tối thiểu hàng tháng của một binh nhì khoảng 30.000 Rub (khoảng 480 USD). Tuy nhiên, mức lương còn phụ thuộc vào quân binh chủng và địa bàn phục vụ.

Những người lính ở phía Bắc nhận được nhiều chế độ cao hơn những người phục vụ ở khu vực Thủ đô Moscow. Các sĩ quan Nga, từ trung úy đến cấp tướng, nhận lương trong khoảng từ 40.000 Rub (khoảng 550 USD) đến 300.000 (khoảng 5.000 USD) mỗi tháng.

Người nước ngoài cũng có thể gia nhập quân đội

Theo sắc lệnh của Tổng thống Nga năm 2015, bất kỳ người nước ngoài nào từ 18 đến 30 tuổi đều có thể ký hợp đồng và gia nhập quân đội Nga. Hợp đồng đầu tiên với quân đội được ký trong 5 năm. Những người này sẽ phục vụ với cấp bậc binh nhì, binh nhất, hạ sĩ và trung sĩ. Các yêu cầu chính đối với các ứng viên là tiếng Nga và không có vấn đề pháp lý với chính phủ Nga và/hoặc nước ngoài. Sẽ không có miễn trừ cho binh sĩ người nước ngoài trong quân đội Nga trong trường hợp chiến tranh - họ có nghĩa vụ bảo vệ nước Nga.

Tính đến năm 2019, trong các lực lượng vũ trang Nga, có 295 binh sĩ quốc tịch nước ngoài. Tất cả họ đến từ Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS) như Kazakhstan, Armenia, Azerbaijan... Cho đến nay, không có công dân Mỹ hay EU nào trở thành một người lính Nga.

Đồng minh chính của Nga

Nga và sáu nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ (Armenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Azerbaijan và Belarus) đã ký một hiệp ước an ninh tập thể vào năm 1992, lập nên một liên minh được gọi là Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO). Hiến chương của CSTO đã tái khẳng định mong muốn của tất cả các quốc gia tham gia là tránh sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực.

Các bên ký kết sẽ không thể tham gia các liên minh quân sự khác hoặc các nhóm quốc gia khác, hành vi gây hấn với một bên ký kết sẽ được coi là một cuộc xâm lược chống lại tất cả (tương tự như NATO).

CSTO tổ chức các cuộc tập trận chỉ huy quân sự hàng năm cho các quốc gia CSTO để nâng cao sự hợp tác nội liên minh. Cuộc tập trận mới nhất có tên gọi “Center-2019”, diễn ra tại miền Trung nước Nga, với hơn 128.000 quân nhân tham gia.

cuong quoc quan su nga manh co nao

Radar 'săn mục tiêu tàng hình' của Nga lợi hại thế nào?

TGVN. Truyền thông Nga cho biết, đến cuối năm 2019, lực lượng Phòng không Quân khu phía Nam của Nga sẽ được trang bị hệ ...

cuong quoc quan su nga manh co nao

Nhóm tàu NATO tiến vào biển Baltic

Một nhóm tàu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do tàu khu trục Tethys của Đan Mạch dẫn đầu đã tiến ...

cuong quoc quan su nga manh co nao

Nga tăng cường lực lượng sát biên giới sau bầu cử vòng 1 Ukraine

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Stepan Poltorak cho biết, Nga đã điều thêm một nhóm chiến đấu tới gần biên giới Ukraine sau vòng 1 ...

(theo RBTH)

Đọc thêm

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp các Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ và Đại sứ Algeria chào kết thúc nhiệm kỳ

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp các Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ và Đại sứ Algeria chào kết thúc nhiệm kỳ

Ngày 19/4, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ Haldun Tekneci và Đại sứ Algeria Abdelhamid Boubazine chào từ biệt.
Thêm một bước tiến quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga

Thêm một bước tiến quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga

Nga và Việt Nam có quan hệ hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực hợp tác ưu ...
Ngân hàng Nga yêu cầu lấy lại tiền bị phong tỏa, JPMorgan Chase của Mỹ có hành động bất ngờ

Ngân hàng Nga yêu cầu lấy lại tiền bị phong tỏa, JPMorgan Chase của Mỹ có hành động bất ngờ

JPMorgan Chase đã kiện VTB nhằm ngăn chặn nỗ lực của ngân hàng này tìm cách lấy lại tiền trong tài khoản bị phong tỏa.
Lịch cúp điện Sóc Trăng hôm nay ngày 20/4/2024

Lịch cúp điện Sóc Trăng hôm nay ngày 20/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Sóc Trăng theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 20/4/2024.
Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Venezuela ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Venezuela ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả

Tổng thống Venezuela bày tỏ ấn tượng về những thành tựu phát triển về mọi mặt của Việt Nam trong những năm qua, trở thành hình mẫu cho nhiều nước.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm và họp tham vấn chính trị lần thứ 3 với Bộ Ngoại giao Bờ Biển Ngà

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm và họp tham vấn chính trị lần thứ 3 với Bộ Ngoại giao Bờ Biển Ngà

Bộ trưởng Wautabouna Ouattara hoan nghênh chuyến thăm Bờ Biển Ngà của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng, mong muốn học hỏi kinh nghiệm từ mô hình phát triển ...
Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Hải quân Ấn Độ ra tuyên bố cho biết, chính phủ đã phê chuẩn Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi đảm nhận chức vụ Tư lệnh lực lượng này.
Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Một quan chức cấp cao Iran cho hay, Tehran không có kế hoạch trả đũa Israel ngay lập tức sau vụ việc nước Cộng hòa Hồi giáo bị tấn công.
EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

Thảm họa nhân đạo vẫn tiếp diễn ở Trung Đông, vì vậy, EU cho rằng, cần phải yêu cầu Israel có phản ứng kiềm chế trước cuộc tấn công của Iran.
Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Tối 18/4 theo giờ địa phương (tức sáng 19/4 theo giờ Hà Nội), tên lửa của Israel đã tấn công một địa điểm tại Iran.
Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng giải tán cánh vũ trang, tiếp tục là đảng chính trị sau khi công nhận Nhà nước Palestine độc lập dựa trên đường biên giới năm 1967.
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động