Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld: Không chùn bước trước những quyết định khó khăn

Hồng Phúc
Một trong những Bộ trưởng Quốc phòng phục vụ lâu nhất trong lịch sử Mỹ và quyền lực nhất nước Mỹ, ông Donald Rumsfeld đã qua đời ở tuổi 88 vào ngày 30/6.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld: Không chùn bước trước những quyết định khó khăn
Ông Donald Rumsfeld sinh năm 1932 tại Chicago, bang Illinois. Ảnh trái: Trung úy Hải quân Mỹ George và bà Jeannette - bố mẹ của ông Donald Rumsfeld tại Coronado, California năm 1944. Ảnh phải: Donald Rumsfeld và em gái Joan năm 1938.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld: Không chùn bước trước những quyết định khó khăn
Ông Donald Rumsfeld từng phục vụ trong Hải quân Mỹ năm 1954-1957.
1962
Năm 30 tuổi, ông Rumsfeld trở thành Hạ nghị sỹ bang Illinois và được bầu lại trong 4 nhiệm kỳ liên tục. Trong ảnh: Ông và vợ, bà Joyce cùng các con gái, Marcy and Valerie trong chiến dịch tranh cử vào Quốc hội Mỹ năm 1962.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld: Không chùn bước trước những quyết định khó khăn
Ông Rumsfeld và con trai, Nick chụp ảnh với Tổng thống Nixon tại Phòng Bầu dục. Đây là ngày cuối cùng của ông Rumsfeld ở Washington D.C trước khi đến Brussels đảm nhiệm vị trí Đại sứ Mỹ tại NATO (1974-1975).
1976
Ông Rumsfeld lần đầu tiên đảm nhiệm chức Bộ trưởng Quốc phòng giai đoạn 1975-1977 dưới thời Tổng thống Gerald Ford. Khi nhậm chức, ông chỉ mới 43 tuổi và trở thành Bộ trưởng Quốc phòng trẻ nhất nước Mỹ. Ảnh chụp Bộ trưởng Quốc phòng Rumsfeld tại căn cứ không quân Edwards ở California ngày 19/4/1976.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld: Một cuộc đời không bình lặng
Ông Donald Rumsfeld nhận Huân chương Tự do của Tổng thống vào năm 1977. Trong ảnh: Tổng thống Ford và Đệ nhất phu nhân Betty Ford cùng ông Rumsfeld và gia đình.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld: Một cuộc đời không bình lặng
Năm 1977, ông rời chính trường, trở thành Chủ tịch và CEO công ty dược G. D. Searle & Co., CEO công ty General Instrument, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Gilead Sciences... Trong ảnh: Ông Rumsfeld cùng với Tổng thống Ronald Reagan và Ngoại trưởng George Shultz ở Phòng bầu dục ngày 3/11/1983.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld: Một cuộc đời không bình lặng
Đến nhiệm kỳ của Tổng thống George W. Bush, ông Rumsfeld quay lại vị trí người đứng đầu Lầu Năm Góc giai đoạn 2001-2006. Ở độ tuổi 71, ông trở thành Bộ trưởng Quốc phòng cao tuổi nhất trong lịch sử Mỹ tính vào thời điểm đó.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld: Một cuộc đời không bình lặng
Từ trái sang: Chủ tịch Hạ viện Dennis Hastert, Tổng thống George W. Bush, Bộ trưởng Quốc phòng Rumsfeld và Lãnh đạo Đa số Thượng viện Tom Daschle tại Nhà Trắng vào ngày 12/9/2001. Cuộc họp diễn ra ngay sau các cuộc tấn công khủng bố ở thành phố New York và Washington D.C ngày 11/9/2001.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld: Một cuộc đời không bình lặng
Sau sự kiện ngày 11/9, ông Rumsfeld đã phát động lực lượng Mỹ tham gia cuộc chiến chống khủng bố và lật đổ chế độ Taliban ở Afghanistan vào tháng 12/2001. Trong ảnh: Bộ trưởng Rumsfeld phát biểu tại phiên hỏi đáp sau khi có bài phát biểu quan trọng về sự chuyển đổi của quân đội Mỹ tại Đại học Quốc phòng ở Washington D.C ngày 31/1/2002.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld: Một cuộc đời không bình lặng
Bộ trưởng Rumsfeld cho rằng Iraq có vũ khí hủy diệt hàng loạt và liên kết với các nhóm khủng bố. Với sự chỉ huy của ông Rumsfeld trong cuộc xâm lược Iraq vào ngày 20/3/2003 với lực lượng gần 100.000 quân, quân đội Mỹ nhanh chóng lật đổ ông Saddam Hussein nhưng sau đó không duy trì được trật tự. Trong ảnh: Bộ trưởng Rumsfeld gặp gỡ các binh sĩ Mỹ tại Trại Liberty ở thủ đô Baghdad, Iraq, ngày 12/4/2005.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld: Một cuộc đời không bình lặng
Từ trái sang: Cố vấn An ninh quốc gia Steve Hadley, Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld, Phó Tổng thống Dick Cheney và Ngoại trưởng Condoleezza Rice tháp tùng Tổng thống George W. Bush đến một cuộc họp báo ngày 11/8/2005.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld: Một cuộc đời không bình lặng
Bộ trưởng Rumsfeld phát biểu về tình hình ở Iraq trong một cuộc họp báo cùng với Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Edmund P. Giambastiani Jr. tại Lầu Năm Góc, ngày 23/3/2006.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld: Một cuộc đời không bình lặng
Bộ trưởng Rumsfeld và Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai trong chuyến thăm Mỹ, ngày 25/9/2006.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld: Một cuộc đời không bình lặng
Theo Reuters, ông Donald Rumsfeld cùng với ông Robert McNamara được xem là hai lãnh đạo Lầu Năm Góc quyền lực nhất nước Mỹ. Trong ảnh: Bộ trưởng Rumsfeld tại một sự kiện Đài tưởng niệm Lực lượng Không quân Mỹ ở Arlington, Virginia ngày 14/10/2006.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld: Một cuộc đời không bình lặng
Bộ trưởng Donald Rumsfeld và gia đình tại tiệc chia tay Lầu Năm Góc, ngày 15/12/2006. Khi trở về vị trí của một công dân Mỹ bình thường, Rumsfeld sống trong căn nhà trên vùng Bờ Đông ở Maryland và nông trại ở Taos, bang New Mexico.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld: Một cuộc đời không bình lặng
Năm 2011, ông xuất bản cuốn hồi ký "Known and Unknown: A Memoir" dày 815 trang, trong đó "bật mí" việc ông có ý định từ chức Bộ trưởng Quốc phòng nhưng Tổng thống Bush không chấp nhận. Trong ảnh: Ông Rumsfeld ký tặng sách tại Quỹ Di sản ở Washington D.C ngày 22/2/2011.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld: Một cuộc đời không bình lặng
Ông Rumsfeld (hàng đầu, thứ hai từ phải) tại buổi lễ đưa vào sử dụng tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN78) tại căn cứ hải quân Norfolk, bang Virginia, ngày 22/7/2017.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld: Một cuộc đời không bình lặng
Sau khi ông Rumsfeld qua đời ngày 30/6/2021, cựu Tổng thống George W. Bush bày tỏ lòng thương tiếc, gọi cố Bộ trưởng Quốc phòng là "công chức gương mẫu và một người tốt”, người "chưa bao giờ chùn bước trước những quyết định khó khăn và chưa bao giờ do dự gánh vác trách nhiệm" và “nước Mỹ an toàn hơn và tốt hơn với sự phục vụ của ông ấy”.
TIN LIÊN QUAN
Tiểu sử cuộc đời Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld
Thế giới sống chung với dịch Covid-19, lựa chọn khó khăn, biện pháp khả dĩ
Nguồn gốc và nội hàm của khái niệm 'trật tự dựa trên luật lệ'
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld qua đời ở tuổi 88
Sau khi được Nga mở lời, Mỹ 'mở lòng' muốn thúc đẩy một cuộc đối thoại cởi mở với Moscow
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Quan hệ với Israel 'vững như bàn thạch'

(theo USA Today, ABC News, Getty)

Bài viết cùng chủ đề

Tình hình Afghanistan

Đọc thêm

Việt Nam là đối tác quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực

Việt Nam là đối tác quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực

Ngày 2/5, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước Nguyễn Việt Dũng tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm ông Korhan Kemik làm Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ ...
Biến đổi khí hậu, năng lượng và môi trường là một trong những trụ cột chính trong quan hệ Việt Nam-Australia

Biến đổi khí hậu, năng lượng và môi trường là một trong những trụ cột chính trong quan hệ Việt Nam-Australia

Tổng lãnh sự Nguyễn Thanh Hà bày tỏ cảm ơn chính phủ Australia đã tài trợ và hỗ trợ Việt Nam tổ chức các khóa học về xây dựng thị ...
Phát triển du lịch Mường Nhé - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe'

Phát triển du lịch Mường Nhé - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe'

Baoquocte.vn. Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe', có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch.
Tuyển chọn HLV đội tuyển Việt Nam: Những ưu thế đặc biệt của HLV Kim Sang Sik

Tuyển chọn HLV đội tuyển Việt Nam: Những ưu thế đặc biệt của HLV Kim Sang Sik

Ngoài việc được HLV Park Hang Seo giới thiệu, ông Kim Sang Sik cũng có những ưu thế so với các ứng viên đảm đương vị trí dẫn dắt tuyển ...
Giá iPhone 11 giảm về mức thấp nhất kể từ khi ra mắt

Giá iPhone 11 giảm về mức thấp nhất kể từ khi ra mắt

Sau nhiều đợt điều chỉnh, giá iPhone 11 hiện đang ở mức thấp nhất lịch sử kể từ khi ra mắt tại thị trường Việt Nam.
Báo chí Ai Cập đăng tải bài viết của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Báo chí Ai Cập đăng tải bài viết của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Hiệp định Geneva, nhiều trang báo của Ai Cập đã đăng bài viết của Bộ trưởng Bùi ...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động