Nhìn lại 20 năm ngày Mỹ phát động chiến dịch tấn công Iraq

Minh Vương
Ngày 20/3/2023 đánh dấu 20 năm ngày Mỹ phát động chiến dịch tấn công Iraq - sự kiện có nhiều tác động quan trọng, kéo dài tới Trung Đông và thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hậu quả của cuộc chiến tại Iraq sau 20 năm vẫn còn ám ảnh. Ảnh minh họa. (Nguồn: The Times)
Hậu quả của cuộc chiến tại Iraq sau 20 năm vẫn còn ám ảnh. Ảnh minh họa. (Nguồn: The Times)

Ám ảnh chưa phai

Trước hết, đó là hệ quả nghiêm trọng tới đất nước Iraq. Theo số liệu của Lầu Năm góc, chỉ trong sáu tuần kể từ khi chiến dịch mở màn ngày 19/3/2003, ngày 1/5/2003, khi Tổng thống Mỹ George W. Bush phát biểu về chiến thắng trên tàu sân bay USS Abraham Lincoln, Mỹ và đồng minh đã thả hơn 29.000 quả bom và tên lửa các loại.

Thống kê tại thời điểm đó của Iraq Body Count, tổ chức phi chính phủ của Anh, cho thấy ít nhất 7.000 người đã thiệt mạng. Tuy nhiên, con số sau khi Mỹ chính thức rút khỏi Iraq năm 2011 cho thấy ít nhất 200.000 người đã thiệt mạng trong cuộc chiến tám năm này. Thống kê của Tạp chí y khoa Lancet (Mỹ) thì cho rằng con số này có thể lên đến gần 1 triệu người.

Về kinh tế, ước tính cho thấy cuộc chiến đã khiến đất nước Trung Đông mất tới 36% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ sau vài tuần của chiến dịch. Phần lớn các cơ sở hạ tầng thiết yếu đã bị phá hủy. Ngày nay, những hậu quả của nó sau 20 năm vẫn ám ảnh Iraq. Hơn 40% dân số vẫn đang ở dưới mức nghèo khổ. Dầu mỏ tiếp tục là động lực tăng trưởng chủ chốt của đất nước, song tình trạng tham nhũng, bất bình đẳng thu nhập khiến cuộc sống của người Iraq thêm khó khăn.

Nghiêm trọng hơn, sự xuất hiện ngày càng nhiều của các lực lượng nổi dậy, Al-Qaeda tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Levant (ISIL), song hành với sự phân mảnh của chính quyền Iraq khiến tình hình an ninh trở nên nguy hiểm hơn. Gần đây nhất, tháng 12/2022, vụ đánh bom và xả súng ở Kirkuk do IS thực hiện đã khiến ít nhất chín cảnh sát thiệt mạng. Đây chỉ là một trong số hàng chục vụ tấn công khác do lực lượng nổi dậy, tổ chức khủng bố thực hiện tại đây.

Di sản nặng nề

Không sai nếu nói rằng chiến dịch quân sự tại Iraq nói riêng và cuộc chiến chống khủng bố nói chung đã tác động sâu rộng tới nước Mỹ tới ngày nay.

Số liệu cho thấy, hơn 4.600 binh sĩ nước này đã thiệt mạng. Theo nghiên cứu của Đại học Brown (Mỹ), xứ cờ hoa đã tiêu tốn gần 2.000 tỷ USD, trong khi theo ước tính của Đại học Harvard (Mỹ), tính đến năm 2008, con số đã là 3.000 tỷ USD.

Tuy nhiên, điều nguy hiểm hơn cả là sự xói mòn về lòng tin của cử tri vào các xung đột quân sự có sự tham dự của Mỹ nói riêng và Washington nói chung. Năm 2003, hai phần ba người dân nước này tán thành cuộc “chiến tranh phòng ngừa” tại Iraq. Tuy nhiên, khảo sát năm 2019 của Viện nghiên cứu Pew (Mỹ) cho thấy, 61% người dân Mỹ coi đây là quyết định sai lầm. Sự phản đối của nhiều cử tri Mỹ về chiến dịch can thiệp, hoạt động đồn trú của quân đội xứ cờ hoa ở nước ngoài là động lực chính trị quan trọng trong quyết định rút quân khỏi Iraq (2011), Syria (2019) và Afghanistan (2021) của Washington.

Trong khi đó, theo ông Peter Mansoor, giáo sư về lịch sử quân sự tại Đại học bang Ohio (Mỹ), những gì diễn ra tại Iraq còn phản ánh nhận định lạc quan quá mức so với thực tế khi đó: “Họ đã vạch ra kế hoạch cho kịch bản tốt nhất, rằng người dân Iraq sẽ hợp tác với quân đội Mỹ, các lực lượng Iraq sẽ góp phần bảo đảm an ninh cho đất nước sau xung đột và cộng đồng quốc tế sẽ tham gia tích cực vào công cuộc tái thiết Iraq. Tuy nhiên, điều đó đã không diễn ra”.

Đặc biệt, ông Mansoor cho rằng quyết định giải tán quân đội Iraq năm 2003 đã tăng cường sức mạnh cho phe nổi dậy, thậm chí góp phần dẫn đến sự hình thành của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Đồng thời, chiến thắng về mặt quân sự tại Iraq đã lu mờ trước thất bại của chính quyền Mỹ trong thúc đẩy xây dựng một Baghdad bền vững, theo đuổi các hệ giá trị mà Washington đề cao.

Khi Trung Đông “vắng” Mỹ

Đặc biệt, cuộc chiến tại Iraq đã tác động tới vị thế của Mỹ ở Trung Đông, tạo ra nhiều khoảng trống cho các nước khác mở rộng tầm ảnh hưởng tại khu vực này.

Khảo sát năm 2005 của Viện nghiên cứu Pew tại 17 nước Trung Đông - châu Phi cho thấy, phần lớn nhìn nhận tiêu cực về Mỹ, cụ thể do tình hình Iraq, cuộc chiến chống khủng bố, hành động đơn phương và lập trường trong căng thẳng Israel - Palestine. Theo khảo sát tháng 3/2022 của Viện nghiên cứu Washington (Mỹ) với bảy nước khu vực, với người dân Saudi Arabia, Bahrain, Kuwait, Lebanon hay UAE, mối quan hệ tốt với xứ cờ hoa không còn là ưu tiên hàng đầu như trước thì quan hệ với Nga, Trung Quốc hay Iran đang đóng vai trò quan trọng hơn.

Với nền tảng là quan hệ hợp tác toàn diện, sâu sắc với cả Riyadh lẫn Tehran, Bắc Kinh đã tiếp tục mở rộng tầm ảnh hưởng của mình tại khu vực Trung Đông khi làm trung gian thỏa thuận bình thường hóa giữa Saudi Arabia và Iran sau hơn hai năm nỗ lực thúc đẩy. Hợp tác giữa Nga với Iran về quân sự, hay phối hợp giữa Moscow và Riyadh trong xuất khẩu dầu mỏ, vai trò của chính quyền Tổng thống Vladimir Putin tại Syria vẫn đang hiện hữu.

Trong khi đó, chiến dịch quân sự của Washington không chỉ thất bại trong kiểm soát ảnh hưởng, thậm chí còn tạo điều kiện để Tehran mở rộng ảnh hưởng tại Baghdad. Theo New York Times (Mỹ), Iran đã tham gia tái thiết, tư vấn chính trị, thiết lập hãng truyền thông, thậm chí là tăng cường hiện diện quân sự.

Vì thế, di sản của cuộc chiến bắt đầu 20 năm trước vẫn còn phức tạp và sẽ tiếp tục đeo đuổi người dân Iraq, Mỹ, Trung Đông và thế giới trong thời gian tới.

Thỏa thuận Saudi Arabia-Iran: Trung Quốc nói tin rất tốt, Iraq hoan nghênh 'một trang mới', Ai Cập bày tỏ hy vọng

Thỏa thuận Saudi Arabia-Iran: Trung Quốc nói tin rất tốt, Iraq hoan nghênh 'một trang mới', Ai Cập bày tỏ hy vọng

Ngày 10/3, Ai Cập bày tỏ hy vọng thỏa thuận nối lại quan hệ ngoại giao giữa Saudi Arabia và Iran sẽ giúp giảm bớt ...

Cuộc chiến ở Iraq 20 năm trước: Từ thực tiễn ứng xử đến đổi mới tư duy

Cuộc chiến ở Iraq 20 năm trước: Từ thực tiễn ứng xử đến đổi mới tư duy

Hai thập kỷ sau ngày Mỹ phát động chiến dịch tấn công Iraq (2003-2023), Đại sứ Hà Huy Thông(*) đã chia sẻ với Báo Thế ...

Hội nghị An ninh Munich: Vẽ lại tầm nhìn

Hội nghị An ninh Munich: Vẽ lại tầm nhìn

Nga, Trung Quốc, NATO, chi tiêu quốc phòng, biến đổi khí hậu và năng lượng, công nghệ và an ninh mạng sẽ là điểm nhấn ...

Nhìn lại một năm khủng hoảng Ukraine

Nhìn lại một năm khủng hoảng Ukraine

Một năm sau ngày bùng phát, xung đột Nga-Ukraine chẳng những chưa đi đến hồi kết mà còn khó đoán định hơn, cùng tác động ...

Thủ tướng Iraq: Ai Cập là hình mẫu tiêu biểu về duy trì sự ổn định và thúc đẩy phát triển

Thủ tướng Iraq: Ai Cập là hình mẫu tiêu biểu về duy trì sự ổn định và thúc đẩy phát triển

Ngày 5/3, trong chuyến thăm chính thức Ai Cập, Thủ tướng Iraq Mohammed Shia Al-Sudani đã gặp Tổng thống nước chủ nhà Abdel-Fattah El-Sisi tại ...

Đọc thêm

Lợi ích không ngờ của việc hạn chế lãng phí thực phẩm

Lợi ích không ngờ của việc hạn chế lãng phí thực phẩm

Việc giảm một nửa số lương thực, thực phẩm bị lãng phí có thể giúp giảm khí thải gây biến đổi khí hậu và chấm dứt tình trạng thiếu lương ...
Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Hàn Quốc; Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ đánh giá khách quan về tự do tôn giáo

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Hàn Quốc; Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ đánh giá khách quan về tự do tôn giáo

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 1-8/7.
Vietlott 9/7, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 3 ngày 9/7/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 9/7, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 3 ngày 9/7/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 9/7 - Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 9/7/2024 từ trường quay tầng 19, số 23 Lạc Trung, Hà Nội. Vietlott Power 655 hôm nay.
XSBL 9/7, kết quả xổ số Bạc Liêu thứ 3 ngày 9/7/2024. Xổ số Bạc Liêu ngày 9 tháng 7

XSBL 9/7, kết quả xổ số Bạc Liêu thứ 3 ngày 9/7/2024. Xổ số Bạc Liêu ngày 9 tháng 7

XSBL 9/7 - Trực tiếp kết quả xổ số Bạc Liêu hôm nay - XSBL 9/7/2024. KQXSBL thứ 3. ket qua xo so Bac Lieu. xổ số Bạc Liêu ngày ...
XSBT 9/7, kết quả xổ số Bến Tre thứ 3 ngày 9/7/2024. Xổ số Bến Tre ngày 9 tháng 7

XSBT 9/7, kết quả xổ số Bến Tre thứ 3 ngày 9/7/2024. Xổ số Bến Tre ngày 9 tháng 7

XSBT 9/7 - Trực tiếp kết quả xổ số Bến Tre nhanh nhất hôm nay - XSBT 9/7/2024. KQXSBT. ket qua xo so Ben Tre. xổ số Bến Tre ngày ...
XSVT 9/7, kết quả xổ số Vũng Tàu thứ 3 ngày 9/7/2024. Xổ số Vũng Tàu ngày 9 tháng 7

XSVT 9/7, kết quả xổ số Vũng Tàu thứ 3 ngày 9/7/2024. Xổ số Vũng Tàu ngày 9 tháng 7

XSVT 9/7 - Trực tiếp kết quả xổ số Vũng Tàu nhanh nhất hôm nay - XSVT 9/7/2024. ket qua xo so Vung Tau. xổ số Vũng Tàu ngày 9 ...
Tổng thống Guinea-Bissau đầu tiên thăm Trung Quốc sau gần 20 năm

Tổng thống Guinea-Bissau đầu tiên thăm Trung Quốc sau gần 20 năm

Nhận lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embalo sẽ thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc từ ngày 9-13/7.
Tin thế giới 8/7: Nga tấn công ồ ạt Ukraine, Thủ tướng Ấn Độ gặp Tổng thống Putin tại Moscow, tàu chiến Iran bị lật ở eo biển Hormuz

Tin thế giới 8/7: Nga tấn công ồ ạt Ukraine, Thủ tướng Ấn Độ gặp Tổng thống Putin tại Moscow, tàu chiến Iran bị lật ở eo biển Hormuz

Israel nêu điều kiện ngừng bắn, Nga điều 2 tàu chiến tới châu Á-Thái Bình Dương, Đảng Dân chủ coi bà Harris là ứng viên duy nhất thay thế ông Joe Biden
Hungary, Trung Quốc nâng cấp quan hệ; Budapest khuyên châu Âu 'hãy thắt dây an toàn' vì những bất ngờ đang tới

Hungary, Trung Quốc nâng cấp quan hệ; Budapest khuyên châu Âu 'hãy thắt dây an toàn' vì những bất ngờ đang tới

Trước những động thái bất ngờ của Thủ tướng Hungary những ngày qua, Tổng thư ký NATO cho biết liên minh không thay đổi lập trường về vấn đề Ukraine.
Iraq bắt giữ 'đầu sỏ' phụ trách các đơn vị sản xuất chất nổ của khủng bố IS

Iraq bắt giữ 'đầu sỏ' phụ trách các đơn vị sản xuất chất nổ của khủng bố IS

Lực lượng an ninh Iraq đã bắt giữ một thành viên cấp cao của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng chịu trách nhiệm chế tạo bom xe.
Thủ tướng Hungary đến Trung Quốc thực hiện 'sứ mệnh hòa bình 3.0', bày tỏ nỗi niềm cùng Bắc Kinh

Thủ tướng Hungary đến Trung Quốc thực hiện 'sứ mệnh hòa bình 3.0', bày tỏ nỗi niềm cùng Bắc Kinh

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã đến Bắc Kinh và hội đàm cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về xung đột ở Ukraine.
Thủ tướng Ấn Độ bắt đầu công du Nga

Thủ tướng Ấn Độ bắt đầu công du Nga

Thủ tướng Ấn Độ đã lên đường tới Moscow, nơi ông sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Khoa học công nghệ: Cuộc đua chưa hồi kết

Khoa học công nghệ: Cuộc đua chưa hồi kết

Trong tương lai, công nghệ và an ninh quốc gia sẽ không tách rời trong một thế giới chia rẽ.
‘Nhà báo Việt Minh’ ở Geneva

‘Nhà báo Việt Minh’ ở Geneva

Trong thời gian diễn ra Hội nghị Geneva 1954 tại Thụy Sỹ, có hai 'quan sát viên của Việt Minh' tác nghiệp đầy nhiệt huyết giữa Trung tâm báo chí...
Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Câu chuyện Vạn Hồ cố gắng phóng mình vào không gian bằng một chiếc ghế cho thấy khát vọng này đã rất lâu đời ở Trung Quốc.
IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

Đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với hệ sinh thái biển.
Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Nghị viện châu Âu đã thông qua Hiệp ước về di cư và tị nạn, một dự án được khởi động cách đây chín năm và trải qua rất nhiều thăng trầm.
Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu hướng chuyển đổi xanh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo sự phân hóa giữa các nhóm quốc gia.
Những biến số lớn có thể 'xoay vần' tương lai xung đột Nga-Ukraine, vì sao Kiev không còn tìm cách vào NATO bằng mọi giá?

Những biến số lớn có thể 'xoay vần' tương lai xung đột Nga-Ukraine, vì sao Kiev không còn tìm cách vào NATO bằng mọi giá?

Nga và Ukraine đang lên kế hoạch cho các chiến lược quan trọng trong năm 2025.
Bế tắc 'giấc mơ EU' của Thổ Nhĩ Kỳ

Bế tắc 'giấc mơ EU' của Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ chờ đợi gần nửa thế kỷ xin gia nhập EU, làm dấy lên hoài nghi về những thách thức lớn ngăn cản tiến trình này.
Truyền thông Hàn Quốc đề cao kết quả chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Truyền thông Hàn Quốc đề cao kết quả chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kết thúc nhưng kết quả của sự kiện vẫn được truyền thông nước này tiếp tục ca ngợi.
Tàu ngầm - Công cụ đắc lực trong thế trận phòng thủ của Indonesia

Tàu ngầm - Công cụ đắc lực trong thế trận phòng thủ của Indonesia

Indonesia tăng cường hạm đội tàu ngầm nhằm bảo vệ lãnh thổ biển rộng 6,4 triệu km2 với ngân sách quốc phòng hạn chế.
Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden có đứng vững trước 'bão' dư luận?

Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden có đứng vững trước 'bão' dư luận?

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Biden vẫn tiếp tục đại diện cho đảng Dân chủ tranh cử tổng thống với ông Trump sau dư luận tiêu cực về tranh luận hôm 27/6.
Báo chí Hàn Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác kinh tế giữa hai nước

Báo chí Hàn Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác kinh tế giữa hai nước

Báo chí Hàn Quốc nhấn mạnh nỗ lực thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước nhân chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Phiên bản di động