Nhỏ Bình thường Lớn

Cựu Đô đốc Mỹ: Một cuộc Chiến tranh Lạnh đang nóng lên ở Biển Đông

TGVN. James Stavridis - Đô đốc Hải quân Mỹ đã nghỉ hưu, từng là Tư lệnh tối cao các lực lượng đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - mới đây đã có bài phân tích về vấn đề Biển Đông đăng trên trang mạng của Bloomberg.
TIN LIÊN QUAN
cuu do doc my mot cuoc chien tranh lanh dang nong len o bien dong Sau Biển Đông, Ấn Độ Dương trở thành một 'sân khấu quan trọng'
cuu do doc my mot cuoc chien tranh lanh dang nong len o bien dong Mỹ tố Trung Quốc tiếp tục hành xử 'đầy mạo hiểm và leo thang' ở Biển Đông
cuu do doc my mot cuoc chien tranh lanh dang nong len o bien dong
Cựu Đô đốc Hải quân Mỹ James Stavridis từng nhiều lần đi qua Biển Đông trong sự nghiệp đi biển của mình.

Cựu Đô đốc Stavridis cho biết ông đã dành phần lớn sự nghiệp đi biển của mình ở Thái Bình Dương, và từng nhiều lần đi qua Biển Đông.

Biển Đông là một vùng biển lớn, có diện tích tương đương biển Caribbean và Vịnh Mexico gộp lại. Dưới đáy Biển Đông là dầu mỏ và khí đốt tự nhiên. Gần 40% hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế trên biển đi qua khu vực này.

Trung Quốc đã có những tuyên bố chủ quyền sai trái đối với phần lớn Biển Đông. Trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng xấu đi do hai nước liên tục đổ lỗi cho nhau vì đại dịch Covid-19 và Mỹ sắp bước vào một cuộc bầu cử tổng thống, khả năng xảy ra xung đột ở Biển Đông ngày càng lớn.

Những tuần gần đây, nhiều tàu chiến của Mỹ - trong đó có tàu khu trục USS Barry, con tàu mà cựu Đô đốc Stavridis từng chỉ huy những năm 1990 - đã đối đầu với phía Trung Quốc trong khi đang làm nhiệm vụ tuần tra.

Tại sao vùng biển này lại trở thành một điểm nóng như vậy, và có thể làm gì để tránh xảy ra một va chạm có khả năng biến thành xung đột lớn?

Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc không có cơ sở

Cơ sở lịch sử để Trung Quốc đưa ra những tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông xuất phát từ các chuyến hải trình hồi thế kỷ XV của Đô đốc Trịnh Hòa. Các chuyến thám hiểm Đông Nam Á, Ấn Độ Dương và các vùng biển Arab và châu Phi của Đô đốc Trịnh Hòa đã trở thành huyền thoại tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo ông Stavridis, đây không phải là cơ sở pháp lý để Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ vùng Biển Đông và coi vùng biển này như "ao nhà" của họ. Lập luận này đã bị tất cả các quốc gia ven Biển Đông và tòa án quốc tế kịch liệt bác bỏ.

Để chống lại những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, Hải quân Mỹ đã tiến hành các cuộc tuần tra trên biển trong khuôn khổ chiến dịch tự do hàng hải, nhằm thể hiện rằng đây là vùng biển quốc tế - mà theo cách gọi của luật pháp quốc tế là "biển cả". Các cuộc tuần tra này có thể gây ra căng thẳng.

cuu do doc my mot cuoc chien tranh lanh dang nong len o bien dong
Tàu khu trục USS Barry tuần tra cùng với các tàu Mỹ và Australia ở Biển Đông tháng 4/2020. (Nguồn: Reuters)

Một vài thập kỷ trước, khi ông Stavridis còn là một phó đề đốc chỉ huy một nhóm tàu khu trục hoạt động tại vùng biển này, nhiều tàu được ông chỉ huy đã thực hiện các nhiệm vụ tương tự. Nhiệm vụ này bao gồm việc đi qua các vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, mà hiện nay những khu vực này có các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng và quân sự hóa bằng cách triển khai các tên lửa, đường băng, súng tầm xa và quân đội.

Trung Quốc sẽ thường xuyên cho các máy bay bay qua lại phía trên các tàu khu trục - và đôi khi những máy bay này chỉ bay phía trước mũi tàu vài chục feet - hoặc họ sẽ điều các tàu chiến và tàu khu trục tới thách thức các tàu của Mỹ.

Phía Trung Quốc có thể ra hiệu cho tàu chiến Mỹ dừng lại, đe dọa qua radio, hướng hệ thống radar kiểm soát hỏa lực chính xác vào phía tàu Mỹ, chĩa tên lửa và súng nhằm vào hướng các lực lượng Mỹ và áp sát các tàu của Mỹ ở khoảng cách không thể đảm bảo an toàn.

Cựu Đô đốc Stavridis cho biết, ông đã chỉ đạo thuyền trưởng của các tàu khu trục tiếp tục giữ hướng tàu, tránh xảy ra các va chạm không cần thiết trong khi liên tục báo cáo lên các cấp có thẩm quyền cao hơn.

Hồi tưởng lại những trải nghiệm kinh hoàng này, ông Stavridis nói rằng ông cùng các thuyền viên đã thở phào nhẹ nhõm mỗi khi tàu của họ hoàn thành công việc.

Biện pháp đối đầu đi kèm đề nghị hợp tác

Tin liên quan
cuu do doc my mot cuoc chien tranh lanh dang nong len o bien dong Giáo sư Vuving: 'Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn ở Biển Đông'

Trong những cuộc tuần tra gần đây, tàu USS Barry và một tàu khu trục khác là Bunker Hill đã đối đầu với các tàu của Trung Quốc, nhưng họ đã tránh leo thang căng thẳng. Những động thái như vậy sẽ tiếp tục khiến quan hệ Mỹ-Trung âm ỉ cháy, và chắc chắn sẽ lặp lại thường xuyên hơn trong những năm tới.

Các tàu chiến của Mỹ hiện đã tìm ra cách để cân bằng giữa việc bị các tàu của Iran đối đầu và quấy nhiễu tại vùng Vịnh, và họ sẽ cần làm điều tương tự ở Biển Đông - nơi lợi ích của Mỹ còn cao hơn.

Điều mấu chốt là Mỹ cần dần dần thay đổi cách hành xử của Trung Quốc mà không phá vỡ mối quan hệ quốc tế này theo cách dẫn tới một cuộc Chiến tranh Lạnh hay một cuộc xung đột vũ trang khác.

Cách tốt nhất để làm được điều đó là đưa thêm các đồng minh quốc tế tham gia vào các chiến dịch tự do hàng hải (bao gồm cả các đối tác trong NATO, cùng với Australia và Nhật Bản); tăng cường sự can dự của Mỹ với Đài Loan, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác quân đội; kiên quyết thực hiện một cuộc điều tra quốc tế tổng thể về đại dịch Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán; và xây dựng các quan hệ mạnh mẽ hơn với các quốc gia khác ven Biển Đông.

Những biện pháp đối đầu này cần đi kèm với những đề nghị hợp tác với phía Trung Quốc. Những đề nghị này có thể bao gồm các thỏa thuận thương mại và thuế quan tiếp theo để giúp Trung Quốc có thể tiếp cận các thị trường của Mỹ sau thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 được hai nước đàm phán ngay trước khi đại dịch xảy ra; hợp tác về các tuyến đường thương mại ở Bắc Cực và các tiêu chuẩn về môi trường tại khu vực này - vốn là điều Bắc Kinh rất mong muốn; thực hiện các chiến dịch nhân đạo chung; xây dựng "các chuẩn mực hành vi" giữa lực lượng hải quân của hai nước (giống như điều mà Nga và Mỹ đang tiến hành); tìm hiểu khả năng ký kết các thỏa thuận kiểm soát vũ khí chiến lược và chiến thuật.

Về cơ bản, Mỹ phải đối đấu trong những lĩnh vực cần đối đầu và hợp tác trong lĩnh vực có thể hợp tác. Henry Kissinger từng cảnh báo nhiều tháng trước rằng ông thấy Mỹ và Trung Quốc như thể "đang ở dưới chân đồi của một cuộc Chiến tranh Lạnh".

Cựu Đô đốc Stavridis kết luận rằng, mặc dù thích phép so sánh ẩn dụ dùng hình ảnh núi đồi của ông Kissinger, song theo ông, Mỹ cũng cần nhìn ra biển cả để đánh giá mối quan hệ Mỹ-Trung sẽ trở nên căng thẳng tới mức nào. Ông dự báo Biển Đông sẽ thực sự dậy sóng.

cuu do doc my mot cuoc chien tranh lanh dang nong len o bien dong Triển khai tàu ngầm, máy bay ném bom ở Biển Đông, Mỹ nhắn nhủ thông điệp gì?

TGVN. Khi quảng bá về sự hiện diện của lực lượng tàu ngầm, điều đó có nghĩa là Hải quân Mỹ có chủ ý đưa ra ...

cuu do doc my mot cuoc chien tranh lanh dang nong len o bien dong Biển Đông dậy sóng không phải chỉ vì Covid-19

TGVN. Giáo sư khoa học chính trị, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu An ninh tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), ông M.Taylor Fravel nhận ...

cuu do doc my mot cuoc chien tranh lanh dang nong len o bien dong Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và cơn bão xung đột Mỹ-Trung sắp 'gõ cửa'

TGVN. Việc Mỹ cáo buộc Trung Quốc che giấu các thông tin liên quan đến việc bùng phát dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp ...

Tin cũ hơn

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển sau 30 năm chính thức có hiệu lực: Nguyên vẹn giá trị, tạo nền tảng cho quản trị biển và đại dương Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển sau 30 năm chính thức có hiệu lực: Nguyên vẹn giá trị, tạo nền tảng cho quản trị biển và đại dương
Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ II): 20 năm 'gieo hạt, nảy mầm', mang một sứ mệnh riêng Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ II): 20 năm 'gieo hạt, nảy mầm', mang một sứ mệnh riêng
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Hiệp định về biển cả - BBNJ (Kỳ I): Mốc dấu mới của luật pháp quốc tế, 'cánh tay nối dài' của UNCLOS Hiệp định về biển cả - BBNJ (Kỳ I): Mốc dấu mới của luật pháp quốc tế, 'cánh tay nối dài' của UNCLOS
Trung Quốc phản đối gay gắt Luật Vùng biển Philippines, nói 'xâm phạm nghiêm trọng' chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc phản đối gay gắt Luật Vùng biển Philippines, nói 'xâm phạm nghiêm trọng' chủ quyền lãnh thổ
Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh: Cần lên tiếng kịp thời khi căng thẳng leo thang ở Biển Đông Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh: Cần lên tiếng kịp thời khi căng thẳng leo thang ở Biển Đông
Bế mạc Hội thảo quốc tế Biển Đông: UNCLOS 30 năm còn nguyên giá trị, kiểm soát ‘vùng xám’, tăng cường lòng tin chiến lược Bế mạc Hội thảo quốc tế Biển Đông: UNCLOS 30 năm còn nguyên giá trị, kiểm soát ‘vùng xám’, tăng cường lòng tin chiến lược
Tương lai của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông: Kết quả không đến nhờ cầu nguyện, phụ thuộc vào ý chí chính trị của các bên Tương lai của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông: Kết quả không đến nhờ cầu nguyện, phụ thuộc vào ý chí chính trị của các bên
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nói về chuẩn mực tại Biển Đông: 'Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ' Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nói về chuẩn mực tại Biển Đông: 'Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ'
Hội thảo Biển Đông lần thứ 16: ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ Hội thảo Biển Đông lần thứ 16: ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ
Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16: Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16: Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực
Đối thoại Đông Nam Á: Đoàn kết hành động ứng phó với thiên tai Đối thoại Đông Nam Á: Đoàn kết hành động ứng phó với thiên tai