Cựu quan chức Lầu Năm Góc phân tích chi tiết 'phao sinh tồn' của Ukraine

Vy Anh
Trong một bài phân tích gần đây trên Foreign Affairs, ông Celeste Wallander, cựu quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc (Mỹ) đã đánh giá về khả năng phòng thủ của Ukraine trong trường hợp có, hay không có sự hỗ trợ từ Mỹ. TG&VN lược dịch bài phân tích.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chìa khóa cho Ukraine
Các thành viên của lực lượng vũ trang Ukraine tại Kharkiv, Ukraine, tháng 3 năm 2025. (Nguồn: Reuters)

Không nhất thiết phải xao động

Việc Mỹ đột ngột, dù chỉ là tạm thời, đình chỉ toàn bộ viện trợ an ninh cho Ukraine vào đầu tháng Ba đã làm dấy lên lo ngại về khả năng tự vệ của nước này.

Giả sử, viện trợ bị ngừng vĩnh viễn, chắc chắn cục diện xung đột sẽ thay đổi.

Tuy nhiên, ngay cả khi Mỹ cắt giảm hoàn toàn hỗ trợ, điều đó cũng không thể đảo ngược những tiến bộ mà Ukraine đã đạt được trong ba năm qua. Với kho dự trữ hiện có và năng lực sản xuất vũ khí nội địa, Ukraine vẫn có thể duy trì phòng thủ trong nhiều tháng.

Mặc dù viện trợ của Mỹ đã được nối lại vào thời điểm hiện tại, nhưng Ukraine không nhất thiết phải xao động nếu Washington tiếp tục trì hoãn hoặc tạm ngừng hỗ trợ.

Điều có thể rút ra ở đây là, việc tạm ngừng viện trợ của Mỹ là hồi chuông cảnh tỉnh quan trọng: Yếu tố quyết định Ukraine có thể phòng thủ lâu dài và hiệu quả đến đâu trong những tháng tới sẽ phụ thuộc vào việc các cường quốc châu Âu sẵn sàng thay thế Mỹ ở mức độ nào.

Không một quốc gia châu Âu nào có thể đơn lẻ thay thế Mỹ về tài chính và công nghiệp quốc phòng, nhưng cùng nhau, họ có thể cung cấp sự hỗ trợ đáng kể cho Ukraine.

Dù có hay không có Washington, các quốc gia châu Âu cần đẩy mạnh tài trợ quân sự cấp thiết nhất cho Ukraine, bao gồm đạn dược và hệ thống đánh chặn phòng không. Đan Mạch, Đức, Na Uy, Vương quốc Anh và nhiều nước khác đã bắt đầu thực hiện điều này.

Suốt ba năm qua, châu Âu đã cung cấp cho Ukraine nhiều khí tài mà Mỹ không hỗ trợ, chẳng hạn như vũ khí chống hạm, xe tăng chiến đấu hiện đại, hệ thống phòng không tầm ngắn và tầm trung, hệ thống an ninh mạng và các linh kiện công nghiệp.

Đồng thời, Ukraine đã mở rộng sản xuất nội địa đối với UAV và đạn dược, hiện đáp ứng ít nhất 40% nhu cầu hàng ngày.

Thời gian qua, Ukraine cũng chứng minh được khả năng tác chiến phi đối xứng, khai thác điểm yếu của Nga, sử dụng UAV để tìm kiếm và tiêu diệt thiết bị quân sự của Nga.

Khi chiến thuật của Nga thay đổi, Ukraine nhanh chóng thích nghi bằng cách chế tạo các UAV sát thương hơn trong vòng vài tuần hoặc thậm chí vài ngày, khiến các biện pháp đối phó của Nga trở nên lỗi thời.

Ngay cả khi viện trợ của Mỹ bị hạn chế, Ukraine vẫn có thể tạo ra những lợi thế đáng kể với sự hỗ trợ từ châu Âu, giúp Kiev củng cố vị thế và làm suy yếu kế hoạch của Điện Kremlin nhằm kéo dài xung đột và buộc Ukraine phải chấp nhận các điều kiện của Tổng thống Putin.

Chìa khóa cho Ukraine
Với kho dự trữ hiện có,Ukraine có thể duy trì phòng thủ đến giữa năm 2025. (Nguồn: Reuters)

Đủ sức phòng thủ đến giữa 2025

Viện trợ an ninh của Mỹ dành cho Ukraine trong ba năm qua không chỉ đáp ứng nhu cầu thực địa hằng tuần mà còn giúp Kiev củng cố quân đội về lâu dài. Viện trợ được phân bổ thông qua ba chương trình khác nhau, tất cả đều được Quốc hội Mỹ phê duyệt và cấp ngân sách.

Chương trình quan trọng nhất là Quyền rút vũ khí của Tổng thống (PDA), cho phép Bộ Quốc phòng Mỹ trích xuất các hệ thống vũ khí từ kho quân sự và nhanh chóng chuyển giao cho đối tác trong vòng vài tuần hoặc vài tháng. Ukraine là nước nhận viện trợ PDA lớn nhất, với tổng số 33,3 tỷ USD từ năm 2022 đến 2024.

Nhờ chương trình này, Ukraine đã nhận được nhiều loại vũ khí như tên lửa Javelin, Stinger, xe bọc thép, radar, UAV, pháo, hệ thống phòng không và đạn dược.

Những khoản viện trợ này, cùng với đóng góp từ châu Âu, không chỉ giúp Ukraine phòng thủ mà còn giúp nước này xây dựng một quân đội hiện đại theo tiêu chuẩn NATO.

Ngoài ra, Quốc hội Mỹ cũng thành lập Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine (USAI) với ngân sách 33,3 tỷ USD từ 2022 đến 2024 để đối phó với các mối đe dọa lâu dài từ Nga.

Khác với PDA, USAI không rút từ kho quân sự Mỹ mà tài trợ cho việc mua sắm các khí tài quân sự mà Mỹ không có sẵn để viện trợ với số lượng lớn.

Chương trình này đã giúp Ukraine có được hàng trăm nghìn viên đạn, hệ thống phòng không, UAV, và các linh kiện công nghiệp quan trọng.

Châu Âu cũng tham gia vào các nỗ lực này, hỗ trợ Ukraine thông qua các hợp đồng mua sắm quốc phòng riêng lẻ và thông qua Liên minh châu Âu.

Cuối cùng, chương trình Tài trợ quân sự nước ngoài (FMF) đã tăng cường an ninh trung và dài hạn cho Ukraine được Quốc hội Mỹ phê duyệt từ 2022 với 6,7 tỷ USD.

Số tiền này được sử dụng để ký hợp đồng với các công ty quốc phòng Mỹ, mua sắm hệ thống phòng không, xe bọc thép, hệ thống chống tăng và radar.

Những chương trình này đã giúp Ukraine củng cố năng lực phòng thủ đến mức ngay cả khi viện trợ Mỹ tạm thời bị gián đoạn, quân đội Ukraine vẫn có thể duy trì chiến đấu.

Các quan chức Mỹ ước tính với kho dự trữ hiện có, các gói viện trợ cuối năm 2024, các khoản đóng góp từ châu Âu và đặc biệt là sản xuất nội địa, Ukraine có thể duy trì phòng thủ đến giữa năm 2025.

Kiev không đơn độc

Viện trợ từ Mỹ vẫn rất quan trọng với năng lực tổng thể của Ukraine, nhưng Kiev và các đối tác châu Âu không nên đánh giá thấp năng lực tự vệ của họ.

Châu Âu có đủ quyết tâm để đáp ứng nhu cầu phòng thủ của Ukraine và hoàn toàn có thể đảm nhận nhiệm vụ này.

Dự kiến trong năm 2025, Ukraine sẽ cần hàng tỷ Euro để duy trì quốc phòng, một con số nằm trong khả năng của châu Âu.

Liên minh châu Âu đã công bố kế hoạch cho các cơ chế tài trợ quốc phòng mới, với khoản ngân sách tiềm năng lên tới 840 tỷ USD. Nhiều quốc gia như Na Uy và Anh đã cam kết các gói viện trợ mới và các nước khác cũng đang chuẩn bị công bố thêm hỗ trợ.

Ukraine và Mỹ sẽ có vị thế đàm phán thuận lợi hơn khi Washington vẫn cam kết hỗ trợ ngoại giao và tài chính cho Kiev.

Nhưng nếu điều đó có chuyển biến ra sao, Ukraine vẫn không rơi vào tình thế tuyệt vọng.

Với nỗ lực xây dựng một quân đội hiện đại và duy trì phòng thủ trong ba năm qua, Ukraine chắc chắn sẽ không dễ dàng bỏ cuộc. Và với sự hỗ trợ ngày càng lớn từ châu Âu, Kiev không đơn độc.

Hội nghị về Ukraine: Hé lộ kết quả, Italy dứt khoát không đưa quân đến thực địa, Kiev lập đoàn đàm phán hòa bình

Hội nghị về Ukraine: Hé lộ kết quả, Italy dứt khoát không đưa quân đến thực địa, Kiev lập đoàn đàm phán hòa bình

Thủ tướng Hà Lan Dick Schoof cho biết, các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị trực tuyến do Thủ tướng Anh Keir Starmer chủ ...

Ngoại trưởng Nga-Mỹ điện đàm về xung đột Ukraine và tình hình Trung Đông

Ngoại trưởng Nga-Mỹ điện đàm về xung đột Ukraine và tình hình Trung Đông

Ngày 15/3, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đã điện đàm để thảo luận về giai đoạn tiếp theo ...

Tổng thống Erdogan: Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ điều hướng kỷ nguyên mới với tinh thần đoàn kết

Tổng thống Erdogan: Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ điều hướng kỷ nguyên mới với tinh thần đoàn kết

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm quan trọng lần đầu tiên với người đồng cấp Mỹ Donald Trump ...

Moscow yêu cầu NATO không kết nạp Ukraine, Kiev thay Tổng tham mưu trưởng Quân đội

Moscow yêu cầu NATO không kết nạp Ukraine, Kiev thay Tổng tham mưu trưởng Quân đội

Nga tuyên bố trong bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào, Moscow đều sẽ yêu cầu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ...

Dư địa phát triển quan hệ Nga-Triều Tiên sau xung đột ở Ukraine

Dư địa phát triển quan hệ Nga-Triều Tiên sau xung đột ở Ukraine

Nga và Triều Tiên dường như càng xích lại gần nhau hơn bởi lập trường trong xung đột Ukraine. Mối quan hệ này có khả ...

(theo Foreign Affairs)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Romania

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Romania

Hoà chung không khí hân hoan của cả nước, Đại sứ quán Việt Nam tại Romania phối hợp tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
GAVI, UNICEF, WHO tái khẳng định cam kết hỗ trợ Bangladesh về tiêm chủng cho trẻ em

GAVI, UNICEF, WHO tái khẳng định cam kết hỗ trợ Bangladesh về tiêm chủng cho trẻ em

Liên hợp quốc tái khẳng định cam kết hỗ trợ chính phủ Bangladesh trong việc bảo vệ mọi trẻ em khỏi các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine.
Dự báo thời tiết ngày mai (30/4): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chiều tối mưa rào, giông rải rác, cục bộ mưa to; phía Nam có nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày mai (30/4): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chiều tối mưa rào, giông rải rác, cục bộ mưa to; phía Nam có nắng nóng

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (30/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia.
Thảo luận về cuộc đời, di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Anh hùng Jose Rizal tại Đại học Philippines

Thảo luận về cuộc đời, di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Anh hùng Jose Rizal tại Đại học Philippines

Đại học Philippines Manila tổ chức thảo luận với sinh viên về cuộc đời, di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh và anh hùng dân tộc Philippines Jose Rizal.
TP. Hồ Chí Minh: Sớm 'dọn tổ' đón 'đại bàng', tiếp tục mở ra giai đoạn mới trong thu hút FDI

TP. Hồ Chí Minh: Sớm 'dọn tổ' đón 'đại bàng', tiếp tục mở ra giai đoạn mới trong thu hút FDI

Sau khi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài ra đời năm 1987, TP. Hồ Chí Minh đã mở cửa, giao thương, hội nhập mạnh mẽ với thế giới.
Nổ bom tại Đông Bắc Nigeria, hàng chục người thiệt mạng

Nổ bom tại Đông Bắc Nigeria, hàng chục người thiệt mạng

Ít nhất 26 người thiệt mạng trong một vụ nổ bom ven đường tại bang Borno, Đông Bắc Nigeria.
Nổ bom tại Đông Bắc Nigeria, hàng chục người thiệt mạng

Nổ bom tại Đông Bắc Nigeria, hàng chục người thiệt mạng

Ít nhất 26 người thiệt mạng trong một vụ nổ bom ven đường tại bang Borno, Đông Bắc Nigeria.
Thủ tướng Canada tuyên bố đưa đất nước vượt qua cuộc chiến thương mại, không quên bài học với Mỹ

Thủ tướng Canada tuyên bố đưa đất nước vượt qua cuộc chiến thương mại, không quên bài học với Mỹ

Ngày 29/4, Thủ tướng Canada mới đắc cử Mark Carney tuyên bố đất nước 'không bao giờ được phép quên bài học' từ 'sự phản bội' của Mỹ.
Trung Quốc coi trọng Thái Lan trong ngoại giao láng giềng

Trung Quốc coi trọng Thái Lan trong ngoại giao láng giềng

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh điều đó trong cuộc gặp với người đồng cấp Thái Lan Maris Sangiampongsa tại Rio de Janeiro, Brazil ngày 28/4.
Nga hạ nhiều máy bay không người lái của Ukraine, tuyên bố ngừng bắn kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát xít

Nga hạ nhiều máy bay không người lái của Ukraine, tuyên bố ngừng bắn kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát xít

Bộ Quốc phòng Nga cho biết các đơn vị phòng không đã tiêu diệt 51 máy bay không người lái của Ukraine chỉ trong vòng chưa đầy 3 giờ vào cuối ngày 28/4.
Tranh cãi về viện trợ quốc tế ở Gaza, Israel tuyên bố ICJ đang bị lợi dụng

Tranh cãi về viện trợ quốc tế ở Gaza, Israel tuyên bố ICJ đang bị lợi dụng

Ngày 28/4, Toà án Công lý quốc tế (ICJ) của Liên hợp quốc (LHQ) đã mở phiên điều trần về việc Israel thực hiện các nghĩa vụ đối với các tổ chức tại Gaza.
Nội các mới của Đức lộ diện hai 'át chủ bài' kinh tế và đối ngoại

Nội các mới của Đức lộ diện hai 'át chủ bài' kinh tế và đối ngoại

Ngày 28/4, Thủ tướng tương lai của Đức Friedrich Merz công bố các đề cử đầu tiên cho nội các chính phủ mới.
Hội nghị mùa Xuân của IMF và WB: Những câu hỏi về sự bất ổn và bất định

Hội nghị mùa Xuân của IMF và WB: Những câu hỏi về sự bất ổn và bất định

Hội nghị mùa Xuân của IMF và WB năm nay chứng kiến bức tranh xám màu của kinh tế thế giới, trước áp lực từ thuế quan Mỹ.
Nga-Iran: Bắt tay vượt khó

Nga-Iran: Bắt tay vượt khó

Hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện trong 20 năm được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Nga và Iran trong bối cảnh hiện nay.
Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế và một số hàm ý chính sách

Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế và một số hàm ý chính sách

Bất ngờ chiến lược đang nổi lên như một trong những vấn đề then chốt trong quan hệ quốc tế đương đại, đặc biệt trong bối cảnh trật tự thế giới đang trải qua biến ...
Lời giải khó cho bài toán hạt nhân Iran

Lời giải khó cho bài toán hạt nhân Iran

Cuộc gặp đầu tiên sau nhiều năm giữa Mỹ và Iran tại Oman bàn về thỏa thuận hạt nhân cho dù chưa như kỳ vọng, nhưng cho thấy thiện chí...
Tín hiệu mới từ Damascus

Tín hiệu mới từ Damascus

Những hoạt động ngoại giao dồn dập cho thấy quyết tâm của Damascus mới trong việc “phá băng” quan hệ với khu vực.
Thủ tướng Israel thăm Mỹ: Nhiều kỳ vọng, ít kết quả

Thủ tướng Israel thăm Mỹ: Nhiều kỳ vọng, ít kết quả

Tờ Times of Israel đánh giá chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu không mang lại nhiều kết quả tích cực như kỳ vọng.
Mật nghị Hồng y: Đằng sau cánh cửa Nhà nguyện đóng kín để tìm kiếm tân Giáo hoàng

Mật nghị Hồng y: Đằng sau cánh cửa Nhà nguyện đóng kín để tìm kiếm tân Giáo hoàng

Mật nghị Hồng y là các cuộc họp và bỏ phiếu kín của các Hồng y để bầu ra nhà lãnh đạo mới của Giáo hội Công giáo, hay còn gọi là Giáo hoàng.
Cách mạng thực phẩm xanh: Kinh nghiệm từ những nhà tiên phong

Cách mạng thực phẩm xanh: Kinh nghiệm từ những nhà tiên phong

Từ chiến lược quốc gia đến việc thay đổi trong nông nghiệp, tiêu dùng... một số nước đang đi đầu trong việc chuyển đổi xanh trong hệ thống thực phẩm.
Năng lượng xanh: Chìa khóa cho tương lai bền vững

Năng lượng xanh: Chìa khóa cho tương lai bền vững

Năng lượng xanh là giải pháp sạch thay thế các nguồn truyền thống, giúp giảm phát thải và hướng tới tương lai bền vững.
Động đất ở châu Á: Sự nổi giận của thiên nhiên và nỗi đau ở lại

Động đất ở châu Á: Sự nổi giận của thiên nhiên và nỗi đau ở lại

Trái đất, vốn dĩ là nơi nuôi dưỡng sự sống, cũng là nơi chứng kiến những thảm kịch kinh hoàng do động đất gây ra.
NATO 76 tuổi – Liên minh quân sự hùng mạnh hay 'gã khổng lồ' chao đảo?

NATO 76 tuổi – Liên minh quân sự hùng mạnh hay 'gã khổng lồ' chao đảo?

Dù NATO vẫn duy trì vai trò quan trọng trong nền an ninh toàn cầu, nhưng tổ chức này đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng.
Bước ngoặt mới ở Trung Á

Bước ngoặt mới ở Trung Á

Thỏa thuận biên giới giữa Uzbekistan, Tajikistan và Kyrgyzstan là bước ngoặt quan trọng góp phần ổn định và phát triển bền vững giữa ba nước...
Phiên bản di động