Cựu Thủ tướng Australia: COP26 là cơ hội hoàn hảo để nhận thức về tác động của biến đổi khí hậu

Vy An
Trong một bài viết ngày 1/11 trên trang nghiên cứu kinh tế và chính sách Project Syndicate, cựu Thủ tướng Australia Julia Gillard đã đánh giá tầm quan trọng của Hội nghị COP26, đồng thời khẳng định biến đổi khí hậu đồng nghĩa với một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng. Sau đây là trích lược bài viết.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cựu Thủ tướng Australia: COP26 là cơ hội hoàn hảo để nhận thức về tác động của biến đổi khí hậu
Hội nghị COP26 đang diễn ra tại Glasgow, Anh. (Nguồn: Reuters)

Ấm lên toàn cầu và hệ lụy

Tác hại của sự ấm lên toàn cầu không chỉ giới hạn ở tác động đối với môi trường. Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) đang diễn ra tại Glasgow (Anh) là cơ hội lý tưởng để các nhà lãnh đạo thế giới chứng minh rằng họ hiểu sự ấm lên toàn cầu đồng nghĩa với một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng và họ sẽ phải rút ra những bài học từ việc ứng phó với đại dịch Covid-19.

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ví dụ, trong mùa mưa năm 2020 ở Bangladesh, lũ lụt đã làm ngập 1/4 lãnh thổ, hơn 1,3 triệu ngôi nhà bị hư hại và hàng trăm người thiệt mạng.

Cựu Thủ tướng Australia: COP26 là cơ hội hoàn hảo để nhận thức về tác động của biến đổi khí hậu
Cựu Thủ tướng Australia Julia Gillard. (Nguồn: EPA)

Mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu sẽ khiến những sự kiện như vậy diễn ra thường xuyên hơn ở các quốc gia nằm tại các vùng trũng thấp như Bangladesh. Nó cũng sẽ dẫn đến nguy cơ lũ lụt ở quy mô tương tự ở nhiều khu vực trên thế giới.

Lũ lụt nghiêm trọng không chỉ phá hủy nhà cửa, mà nó còn khiến nước thải chưa qua xử lý chảy ra đường phố, làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, lây nhiễm bệnh. Lũ lụt cũng phá hủy mùa màng, dẫn đến suy dinh dưỡng.

Mực nước biển dâng cao khiến nguồn nước trở nên mặn hơn, làm tăng tỷ lệ cao huyết áp, tiền sản giật và sinh non ở phụ nữ có thai.

Đây hầu như không phải là những rủi ro sức khỏe duy nhất do biến đổi khí hậu gây ra. Nhiệt độ tăng dẫn đến tỷ lệ say nắng và đột quỵ tăng. Hạn hán kéo dài, lũ lụt nghiêm trọng cũng àm giảm năng suất và sản lượng nông nghiệp.

Hiện nay, con người vẫn chưa hiểu được đầy đủ hiện tượng ấm lên toàn cầu ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào. Tuy nhiên, ảnh hưởng của hiện tượng này ngày càng rõ ràng khi những thay đổi đối với môi trường ngày càng trở nên mạnh mẽ.

Thế giới cần sớm có một một chiến lược toàn cầu để giảm thiểu bệnh tật và tử vong liên quan đến khí hậu trong những thập kỷ tới.

Những "bệnh" không có vaccine

Trong chưa đầy 2 năm, Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người và làm gián đoạn cuộc sống của hàng tỉ người dân trên toàn thế giới. Chúng ta đã chứng kiến các nhà khoa học, chính phủ và doanh nghiệp hợp tác để phát triển các phương pháp chẩn đoán, điều trị và sản xuất vaccine.

Các nhà lãnh đạo thế giới nhóm họp tại Hội nghị COP26 là cơ hội hoàn hảo để chứng tỏ họ hiểu rõ biến đổi khí hậu không chỉ là một thách thức cấp bách về môi trường, mà còn là một trong những thách thức cấp bách nhất đối với vấn đề sức khỏe mà chúng ta phải đối mặt.

Các chính phủ không đơn độc trong cuộc chiến này. Các tổ chức xã hội dân sự cần phải hỗ trợ trong những thập niên tới để giải quyết những thách thức về sức khỏe do biến đổi khí hậu gây ra.

Chúng ta phải xây dựng một quy trình hợp tác toàn cầu nhằm tạo ra giá trị và quan trọng nhất là sử dụng bằng chứng khoa học để hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và cải thiện sức khỏe cho mọi người.

Sẽ không có một loại vaccine nào có thể giúp con người chống lại tác động của các đợt nắng nóng, cháy rừng, hạn hán hoặc lũ lụt nghiêm trọng, vì vậy, việc giảm tốc độ tăng nhiệt độ toàn cầu là biện pháp phòng ngừa tốt nhất. Điều đó có nghĩa là giảm phát thải khí nhà kính.

Việc cắt giảm lượng khí thải có thể có tác động trực tiếp, tích cực đến sức khỏe. Ví dụ, sự chuyển đổi toàn cầu từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo có thể làm tăng tuổi thọ trung bình của người dân trên thế giới ít nhất một năm.

Tương tự, việc áp dụng rộng rãi chế độ ăn nhiều rau và ít thịt sẽ làm giảm khí nhà kính và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và sa sút trí tuệ.

Tuy nhiên, dù cắt giảm lượng khí thải sẽ làm giảm tác hại trong tương lai, việc này sẽ không loại bỏ các mối đe dọa đối với sức khỏe do sự ấm lên toàn cầu gây ra trong nhiều thập niên.

Chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc thích nghi với cuộc sống trên một hành tinh ấm hơn. Ví dụ, để đối phó với nguy cơ lũ lụt ngày càng tăng, nhiều quốc gia như Mỹ và Việt Nam đang trồng rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn có thể phát triển ở khu vực nước mặn và góp phần giảm thiểu lũ lụt.

Nhiệm vụ lúc này của chúng ta là thiết kế một loạt lựa chọn sáng tạo mà mọi người trên khắp thế giới có thể sử dụng để bảo vệ bản thân và cộng đồng.

Việc xử lý các "triệu chứng" không thể tránh khỏi của một Trái đất ấm hơn và giúp cộng đồng thích nghi là trách nhiệm của các chính quyền địa phương, nhưng chúng ta cũng cần có sự phối hợp quốc tế thông qua một chiến lược toàn cầu thống nhất về khí hậu và sức khỏe.

Điều đó sẽ không dễ dàng bởi thời gian không đứng về phía chúng ta nhưng tất cả đều nỗ lực thì chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được.

G20: Cam go bài toán về biến đổi khí hậu

G20: Cam go bài toán về biến đổi khí hậu

Trong ngày họp thứ hai (31/10), lãnh đạo tại Thượng đỉnh G20 cần vượt qua bất đồng về cam kết ứng phó với biến đổi ...

Biến đổi khí hậu: Chờ đợi gì từ COP26?

Biến đổi khí hậu: Chờ đợi gì từ COP26?

Các chuyên gia cảnh báo rằng, thế giới không còn nhiều thời gian để thờ ơ trước những tác động mạnh mẽ của quá trình ...

(theo Project Syndicate)

Đọc thêm

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương cho biết đang lấy ý kiến về 2 Dự thảo Nghị định về lĩnh vực điện.
Ngoại trưởng Trung Quốc hội kiến các nhà lãnh đạo Indonesia

Ngoại trưởng Trung Quốc hội kiến các nhà lãnh đạo Indonesia

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bày tỏ mong muốn hòa bình và ổn định trong khu vực.
Bật mí những bí mật về CEO Apple Tim Cook

Bật mí những bí mật về CEO Apple Tim Cook

Chính sự lèo lái của Tim Cook đã giúp Apple trở thành một đế chế và tập đoàn giá trị nhất thế giới.
Biển Đông: Mỹ-Philippines sắp tập trận chung, Trung Quốc cảnh báo, New Zealand nêu hy vọng

Biển Đông: Mỹ-Philippines sắp tập trận chung, Trung Quốc cảnh báo, New Zealand nêu hy vọng

Các lực lượng của Philippines và Mỹ sẽ tập trận chung từ 22/4, bên ngoài lãnh hải quốc gia Đông Nam Á, trong vùng biển đối diện với Biển Đông.
Biển người 'đội mưa' đổ về đền Hùng, dâng hương giỗ Tổ

Biển người 'đội mưa' đổ về đền Hùng, dâng hương giỗ Tổ

Hàng chục nghìn người từ khắp mọi miền Tổ quốc đổ về đền Hùng, khiến các lối lên đền đều bị ùn tắc trong ngày lễ hội chính thức.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Ngoại trưởng Trung Quốc hội kiến các nhà lãnh đạo Indonesia

Ngoại trưởng Trung Quốc hội kiến các nhà lãnh đạo Indonesia

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bày tỏ mong muốn hòa bình và ổn định trong khu vực.
Hạ viện Mỹ chuẩn bị họp, Iran bất đắc dĩ trở thành 'tác nhân' khiến Ukraine và Israel sớm nhận được 'quà' lớn từ Washington?

Hạ viện Mỹ chuẩn bị họp, Iran bất đắc dĩ trở thành 'tác nhân' khiến Ukraine và Israel sớm nhận được 'quà' lớn từ Washington?

Hạ viện Mỹ sẽ tiến hành một cuộc bỏ phiếu vào ngày 20/4 về gói viện trợ quân sự bị trì hoãn lâu nay của nước này dành cho Ukraine và Israel.
Căng thẳng Israel-Iran: Gạt các đề xuất quốc tế, Tel Aviv khăng khăng tự ra quyết định; EU chốt 'đòn' vào Tehran; Nga ra mặt

Căng thẳng Israel-Iran: Gạt các đề xuất quốc tế, Tel Aviv khăng khăng tự ra quyết định; EU chốt 'đòn' vào Tehran; Nga ra mặt

Israel sẽ tự ra quyết định để bảo vệ quốc gia, trong khi Iran cảnh báo sẽ có phản ứng quy mô lớn nếu Israel có động thái trả đũa dù là nhỏ nhất.
Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Bộ Quốc phòng Nga cho biết Bộ trưởng Sergei Shoigu đã chỉ thị trang bị tổ hợp robot đa năng để hỗ trợ hỏa lực, bảo vệ các công trình và sơ tán người bị ...
Tên lửa Ukraine phá hủy bệ phóng và radar S-400 ở Crimea

Tên lửa Ukraine phá hủy bệ phóng và radar S-400 ở Crimea

Hai tên lửa đạn đạo MGM-140 ATACMS do Mỹ sản xuất được cho là đã tấn công vào sân bay quân sự của không quân Nga gần thành phố Dzhankoy ở Crimea đêm 17/4.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Phiên bản di động