Cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel: Washington đã thay đổi cách tiếp cận với Bắc Kinh

Đỗ Hoàng
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm chuyến đi “bí mật” tới Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, tờ Nikkei Asia đăng bài phỏng vấn cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Đông Á Daniel Russel*. Chia sẻ của ông Daniel cho thấy nhiều thay đổi trong cách tiếp cận mối quan hệ Mỹ-Trung của Washington.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mỹ thay đổi cách tiếp cận với Trung Quốc
Ông Daniel Russel cho rằng, hành vi của Trung Quốc trở nên đáng lo ngại hơn nhiều sau khi Bắc Kinh bắt đầu tin Mỹ đang yếu đi. (Nguồn: Viện Hoà bình Mỹ)

Góc nhìn của ông Daniel Russel

So sánh cách nhìn nhận Trung Quốc bây giờ và 50 năm trước, cựu Trợ lý Daniel Russel đã đưa ra một số đánh giá.

Thứ nhất, Mỹ không nhằm mục tiêu và không nên tìm cách thay đổi chế độ tại Trung Quốc như đã từng làm với đối thủ thời Chiến tranh Lạnh.

Điều này vừa “không thực tế, không khôn ngoan”, vừa tiềm ẩn nhiều hệ lụy mang tính “thảm họa”.

Thứ hai, Mỹ cần giữ khoảng cách sức mạnh với Trung Quốc để đảm bảo quan hệ ổn định – điều đã được minh chứng trong lịch sử.

Tuy nhiên, ông Russel nhấn mạnh, Mỹ không duy trì khoảng cách với Trung Quốc không phải bằng cách làm suy yếu, cô lập hay kiềm chế nước này giống như cách tiếp cận của Mỹ thời Chiến tranh Lạnh với Liên Xô.

Thay vào đó, Washington nên tăng cường sức mạnh nội lực và thắt chặt quan hệ với hệ thống đồng minh - đối tác.

Ngoài ra, Mỹ phải củng cố vai trò lãnh đạo trong việc định hình quan hệ quốc tế, đặt ra luật lệ và không được từ bỏ chuẩn mực cao về giá trị vì giá trị giúp Mỹ phát huy sức mạnh mềm.

Mỹ vẫn nên “can dự” vào Trung Quốc, nhưng không nên tránh đối đầu hay ủng hộ Trung Quốc phát triển như xưa.

Vì hiện nay, Trung Quốc đã có sức mạnh đáng kể và hành xử ngày một mạnh mẽ, thách thức vị trí lãnh đạo của Mỹ, cũng như hệ thống chuẩn mực toàn cầu.

Mỹ tiến hành FONOP tại Biển Đông: Ba thông điệp lớn

Mỹ tiến hành FONOP tại Biển Đông: Ba thông điệp lớn

Thứ ba, tam giác quan hệ Mỹ-Nga-Trung hiện nay khác với tam giác Mỹ-Xô-Trung thời Chiến tranh Lạnh do nhiều yếu tố: sự phụ thuộc kinh tế Mỹ-Trung quá lớn, không tách biệt như Mỹ-Xô ngày trước; Nga và Trung Quốc hợp tác chặt chẽ hơn, chứ không ở thế đối đầu như thập niên 70; và Nga hiện nay tương đối yếu, trong khi Trung Quốc đã quá hội nhập với hệ thống phương Tây.

Do đó, Mỹ sẽ không có cách nào thay đổi “căn bản” được tam giác quan hệ Mỹ-Nga-Trung hiện nay như bộ đôi Tổng thống Richard Nixon và Ngoại trưởng Henry Kissinger đã làm 50 năm trước.

Thứ tư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không giống các lãnh đạo trước, không theo đuổi kế “giấu mình chờ thời”, mà mang tính dân tộc hơn, tính ý thức hệ nhiều hơn.

Ông Russel cho rằng, ông Tập đại diện cho tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc có niềm tin rằng, càng nhiều quyền kiểm soát càng có lợi và tự do hóa chính trị sẽ là thảm họa cho Trung Quốc.

Một số nhận xét

Từ những chia sẻ trên có thể thấy, dù tham gia vào chính sách “lôi kéo” Trung Quốc dưới thời Tổng thống Barack Obama, cựu Trợ lý Daniel Russel có vẻ như ngả về cách tiếp cận mang tính cạnh tranh chiến lược nhiều hơn.

Đây cũng là thay đổi rõ nét trong chính sách với Trung Quốc của Mỹ kể từ năm 2016.

Nếu như Mỹ giai đoạn đầu thời Obama tìm cách giúp Trung Quốc hội nhập với hy vọng Trung Quốc sẽ mở cửa cho tự do hóa chính trị, chính quyền của Tổng thống Donald Trump từ rất sớm đã coi Trung Quốc là “đối thủ” ngang bằng với Nga – điều được khẳng định trong bản Chiến lược An ninh Quốc gia Mỹ năm 2017.

Trong khi đó, từ những tháng đầu của chính quyền Tổng thống Joe Biden, Mỹ tiếp tục xu hướng này khi khẳng định Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh nghiêm trọng nhất”.

Nhận định của ông Russel cũng mang màu sắc chủ nghĩa hiện thực nhiều hơn trước.

Tin liên quan
Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương dưới thời Tổng thống Biden: Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương dưới thời Tổng thống Biden: 'Vòng kim cô' siết chặt Trung Quốc?

Niềm tin Trung Quốc sẽ phải tự do hóa do phụ thuộc kinh tế lẫn nhau thời ông Russel còn làm Trợ lý Ngoại trưởng cho ông Obama được cho là thiên về chủ nghĩa tự do trong quan hệ quốc tế hơn.

Kiến nghị Mỹ giữ khoảng cách về sức mạnh đủ lớn để Trung Quốc phải tự điều chỉnh mình của ông Russel dựa trên lập luận về “cân bằng quyền lực” và “ổn định bá quyền” của chủ nghĩa hiện thực.

Có lẽ, chính nhà nghiên cứ 67 tuổi cũng nhận thấy rõ những điểm yếu của cách tiếp cận trước đây.

Ngoài ra, quan điểm rằng Mỹ không nên cạnh tranh bằng cách cô lập hay làm suy yếu Trung Quốc phần nào có nét tương tự chính sách “vừa hợp tác vừa cạnh tranh” của chính quyền Tổng thống Biden.

Chính Mỹ cũng nhận thấy vai trò của Trung Quốc trong việc giải quyết các thách thức mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, chống dịch bệnh, chống phổ biến hạt nhân… nên phương án cô lập Trung Quốc không hề khả thi.

Tuy nhiên, ông Russel không nhắc đến thực tế rằng: Trung Quốc hiện đã vượt Mỹ trong một vài chỉ số kinh tế và quân sự, khiến việc cô lập hay làm suy yếu Bắc Kinh khó khăn hơn trước.

Cụ thể, về kinh tế, nếu so sánh GDP bằng sức mua tương đương (PPP), Mỹ đã mất vị trí số một từ năm 2013. Các dự báo uy tín đều cho rằng, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về GDP vào giai đoạn 2028-2030.

Về quân sự, Trung Quốc năm 2020 đã có lực lượng bộ binh lớn nhất thế giới với 915.000 quân sĩ chưa tính dự bị và lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, với khoảng 350 tàu chiến và tàu ngầm. Dữ liệu này lớn hơn rất nhiều so với con số 293 của Mỹ…

Về quan hệ Mỹ-Trung-Nga, ông Russel có lý khi nhận định Mỹ khó lòng tác động vào “tam giác” này như thời Chiến tranh Lạnh.

Tuy nhiên, cựu Trợ lý không nhắc đến khả năng Trung và Nga vẫn có thể gây sức ép lên Mỹ cùng một lúc dù Nga có suy yếu, tại hai địa bàn khác nhau là Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và châu Âu.

Quan hệ Trung-Nga, dù không phải đối tác “tự nhiên” như nhiều ý kiến, vẫn ngày một khăng khít. Trong chuyến thăm Nga của nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Dương Khiết Trì hồi tháng 5/2021, Tổng thống Putin đã nhấn mạnh quan hệ song phương đang đạt mức “tốt nhất trong lịch sử”.


*Daniel Russel hiện là Chủ tịch Viện nghiên cứu Asia Society. Ông là một nhà ngoại giao người Mỹ, từng là Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương từ năm 2013 đến năm 2017.

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ công du Hàn Quốc: ‘Nặng đầu’ vấn đề Trung Quốc?

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ công du Hàn Quốc: ‘Nặng đầu’ vấn đề Trung Quốc?

Trong chuyến công du đến các quốc gia đồng minh của Mỹ, vấn đề Trung Quốc sẽ được đề cao trong chương trình nghị sự.

Vaccine Covid-19: Bắc Kinh chỉ trích Mỹ lãng phí, Washington cáo buộc Nga, Trung Quốc hạ thấp phương Tây

Vaccine Covid-19: Bắc Kinh chỉ trích Mỹ lãng phí, Washington cáo buộc Nga, Trung Quốc hạ thấp phương Tây

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 17/7 đã chỉ trích hành động của Mỹ với việc tích trữ và ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Hoa hậu Thanh Hằng duyên dáng trong áo dài 4 tà của NTK Tiến Trần

Hoa hậu Thanh Hằng duyên dáng trong áo dài 4 tà của NTK Tiến Trần

Với vẻ đẹp nữ tính, cổ điển, Hoa hậu Thanh Hằng khoe trọn thân hình mềm mại qua bộ áo dài voan 2 lớp, rũ mềm theo vóc dáng.
Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Trong hội họa, bức tranh được coi là hoàn hảo khi có một điểm nhấn thu hút mọi ánh nhìn của người xem. Trong lĩnh vực kiến trúc đô thị ...
Bốn váy cưới giúp Chu Thanh Huyền đẹp trong veo trong ngày nên duyên cùng Quang Hải

Bốn váy cưới giúp Chu Thanh Huyền đẹp trong veo trong ngày nên duyên cùng Quang Hải

Hôm 28/3, Chu Thanh Huyền mặc 4 váy cưới đa phong cách, từ tối giản tới đầm ballgown xòe bồng, đậm chất Hoàng gia.
HLV Mourinho và khả năng dẫn dắt tuyển Hàn Quốc

HLV Mourinho và khả năng dẫn dắt tuyển Hàn Quốc

Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc có ý định tìm HLV ngoại dẫn dắt đội tuyển quốc gia, HLV Mourinho trong danh sách ứng cử viên HLV đội tuyển Hàn ...
Dự báo thời tiết ngày mai (30/3): Đông Bắc Bộ ngày nắng; nhiều khu vực có nơi nắng nóng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt; Tây Nguyên tối mưa to cục bộ

Dự báo thời tiết ngày mai (30/3): Đông Bắc Bộ ngày nắng; nhiều khu vực có nơi nắng nóng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt; Tây Nguyên tối mưa to cục bộ

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (30/3) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Sejourne nhân dịp Pháp và Trung Quốc kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và đang nỗ lực tăng cường quan hệ.
Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Sejourne nhân dịp Pháp và Trung Quốc kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và đang nỗ lực tăng cường quan hệ.
Cự tuyệt kế hoạch của Ukraine, Nga sẽ chỉ tham gia hội nghị hòa bình nếu có điều kiện này

Cự tuyệt kế hoạch của Ukraine, Nga sẽ chỉ tham gia hội nghị hòa bình nếu có điều kiện này

Nếu lợi ích của Nga được tôn trọng, Moscow sẵn sàng bảo đảm lợi ích hợp pháp của các bên tham gia khác trong quá trình đàm phán về vấn đề Ukraine.
Olympic Paris 2024: Lo nguy cơ bị tấn công khủng bố, Pháp điều hàng chục nghìn quân, vẫn phải nhờ cậy thêm đồng minh

Olympic Paris 2024: Lo nguy cơ bị tấn công khủng bố, Pháp điều hàng chục nghìn quân, vẫn phải nhờ cậy thêm đồng minh

Pháp đã đề nghị các đồng minh quốc tế cử hàng nghìn nhân viên an ninh đến hỗ trợ bảo vệ Olympic Paris 2024 trước nguy cơ khủng bố.
Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga phủ quyết dự thảo nghị quyết do Mỹ đề xuất gia hạn nhiệm vụ của Nhóm chuyên gia giám sát trừng phạt Triều Tiên thêm một năm.
Khủng hoảng ở Haiti: LHQ nói thảm họa, Hội đồng chuyển tiếp quyết giảm bớt nỗi thống khổ cho người dân

Khủng hoảng ở Haiti: LHQ nói thảm họa, Hội đồng chuyển tiếp quyết giảm bớt nỗi thống khổ cho người dân

Chỉ tính riêng từ đầu năm đến ngày 22/3, số người thiệt mạng vì bạo lực ở Haiti đã là 1.554 và 826 người bị thương.
Đổ tại phương Tây chậm trễ, cố vấn Ukraine thừa nhận 'đình trệ' trên tiền tuyến, Tổng thống Zelensky gây sức ép lên Mỹ

Đổ tại phương Tây chậm trễ, cố vấn Ukraine thừa nhận 'đình trệ' trên tiền tuyến, Tổng thống Zelensky gây sức ép lên Mỹ

Quan chức Ukraine cho hay, nước này hiện không có đủ nguồn lực để thực hiện các hành động tấn công hiệu quả nhằm làm suy yếu Nga.
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Phiên bản di động