Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn: Phát huy vai trò nghị sĩ trẻ trong giải quyết các thách thức về văn hóa số

Thành Châu
Nhân Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu (14-17/9), ĐBQH Bùi Hoài Sơn, một trong những diễn giả trong phiên thảo luận chuyên đề 3 của hội nghị về “Thúc đẩy tôn trọng trong đa dạng văn hóa vì sự phát triển bền vững” chia sẻ với TG&VN liên quan đến chủ đề văn hóa số và hành động của Việt Nam để thúc đẩy phát triển các giá trị văn hóa giai đoạn hiện nay.
Theo dõi TGVN trên
Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn trình bày tham luận tại Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9. (Ảnh: TC)
Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn trình bày tham luận tại Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9. (Ảnh: Thành Châu)

Thách thức văn hóa phi truyền thống

Một trong những chủ đề thảo luận tại Hội nghị là thúc đẩy văn hóa và đa dạng văn hóa, theo ông, Việt Nam cần cải thiện những gì để bắt kịp với xu hướng của toàn cầu?

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc phát triển văn hóa, con người, coi đây là một trong những trọng tâm của phát triển đất nước. Năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi phát biểu tại Hội nghị văn hóa toàn quốc đã nhấn mạnh, văn hóa là hồn cốt của dân tộc, nói lên bản sắc của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn.

Việt Nam đã và đang triển khai nhiều hoạt động khác nhau để gìn giữ, xây dựng, thúc đẩy phát triển văn hóa. Trong thời gian tới, Việt Nam còn mong muốn xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng văn hóa Việt Nam. Điều này cho thấy tầm quan trọng của lĩnh vực văn hóa đối với nước ta.

Tin liên quan
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Kết quả Hội nghị khẳng định vai trò nghị sĩ trẻ trong nỗ lực chung toàn cầu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Kết quả Hội nghị khẳng định vai trò nghị sĩ trẻ trong nỗ lực chung toàn cầu

Tuy nhiên, Việt Nam gặp rất nhiều vấn đề thách thức trong phát triển văn hóa, những thách thức tương tự ở các quốc gia khác mà ở hội nghị lần này nhiều đại biểu đã nêu ra. Chẳng hạn như, thách thức đưa văn hóa vào chương trình nghị sự của Liên hợp quốc về phát triển bền vững.

Trong chương trình nghị sự này có 17 mục tiêu, trong đó văn hóa bao giờ cũng là yếu tố mang tính xuyên suốt, là chất keo dính tạo ra sự bền vững của từng mục tiêu. Nếu chúng ta khai thác được giá trị văn hóa để từ đó tạo ra lợi ích lan tỏa được sang các lĩnh vực kinh tế - xã hội để xóa đói giảm nghèo, hay trong lĩnh vực giáo dục hoặc bất kỳ lĩnh vực nào đó khác thì điều đó mới trở nên bền vững được, vì như vậy tức là chúng ta biết cách phát huy giá trị của mình tạo nên sự khác biệt. Văn hóa chính là yếu tố mang tính chất giá trị gia tăng, đặc thù, tạo ra sự độc đáo cho sự phát triển của từng cộng đồng, đất nước.

Đặc biệt hơn, chủ đề của hội nghị lần này nhấn mạnh nhiều đến chuyển đổi số. Đây là lĩnh vực mà Việt Nam cũng đang gặp rất nhiều vấn đề văn hóa liên quan. Những vấn đề đó đa phần đến từ mạng xã hội, từ không gian số, khiến chúng ta lúng túng về cách ứng xử.

Có thể nói, chúng ta luôn muốn tận dụng thời cơ, thuận lợi từ không gian số và đồng thời vẫn ứng phó được thách thức, khó khăn mà không gian số đem lại. Song, rõ ràng, hiện nay người ta nói rất nhiều đến xã hội số, kinh tế số, công dân số nhưng chưa chú ý đầy đủ đến văn hóa số.

Những thách thức đó cần phải có những giải pháp, trong khi những giải pháp này không phải chỉ đến từ nỗ lực của riêng Việt Nam mà phải là những giải pháp mang tính toàn cầu. Trong việc này, vai trò của các nghị sĩ trẻ là vô cùng quan trọng.

Giờ đây, những thách thức văn hóa phi truyền thống chứ không chỉ là thách thức an ninh phi truyền thống đang đặt thế giới dưới rất nhiều áp lực khác nhau. Chúng ta cần phải có nhận thức đúng, đầy đủ, có quyết tâm cao và phù hợp để ứng phó với những thách thức này.

Đại biểu Bùi Hoài Sơn Phiên thảo luận thứ ba tại Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9. (Ảnh: TC)
Ông Bùi Hoài Sơn cho rằng, hiện nay người ta nói rất nhiều đến xã hội số, kinh tế số, công dân số nhưng chưa chú ý đầy đủ đến văn hóa số. (Ảnh: Thành Châu)

Vậy Quốc hội Việt Nam đã có những sáng kiến, biện pháp gì cụ thể?

Những vấn đề về văn hóa số như ứng xử trên không gian mạng, tệ nạn xã hội, thái độ lệch lạc… không còn ảo nữa mà đều rất thật. Những thách thức liên quan đến văn hóa số là vô cùng lớn, đặc biệt là chúng lại đến từ tương lai, bởi công nghệ là của tương lai, con người vốn chưa có kinh nghiệm ứng phó. Thế nên, trong quá trình đưa ra những giải pháp, chủ yếu chúng ta thường mày mò, học tập kinh nghiệm quốc tế, từ đó tìm ra cách thức phù hợp với bối cảnh Việt Nam.

Thời gian qua, Việt Nam đã có một vài biện pháp ứng phó như: ban hành luật về an ninh mạng, ban hành một số nghị định, thông tư hay bộ quy tắc ứng xử trên môi trường mạng, hay bộ quy tắc ứng xử của các nghệ sĩ trên môi trường mạng. Tuy nhiên, dường như những điều đó vẫn chưa đủ. Vẫn còn đó hiện tượng lệch chuẩn văn hóa, băng hoại đạo đức… xảy ra khá phổ biến. Do vậy, thời gian tới, chúng ta vẫn phải tìm cách để làm tốt hơn dựa trên trải nghiệm của chính mình kết hợp với kinh nghiệm quốc tế.

Từ các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Quốc hội đã tích cực triển khai thúc đẩy phát triển văn hóa nói chung và đa dạng văn hóa nói riêng vào trong các bộ luật, các chương trình lớn của quốc gia.

ĐBQH Bùi Hoài Sơn:

"Sự tham gia của Việt Nam tại sự kiện một lần nữa khẳng định sự trưởng thành của các nghị sĩ trẻ của chúng ta nói riêng và Quốc hội nói chung trong việc đưa tiếng nói, sáng kiến của Việt Nam vào chương trình nghị sự của các tổ chức trên thế giới, đặc biệt là các nghị viện".

Năm 2022, Quốc hội đã tổ chức hội thảo về thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa. Qua đó, đã phát hiện nhiều điểm nghẽn khiến văn hóa chưa thể phát triển theo đúng kỳ vọng về thời kỳ mà chúng ta cho rằng rực rỡ nhất trong lịch sử. Sắp tới, tại Quốc hội sẽ có một số phiên giải trình liên quan đến văn hóa. Mong rằng, từ đó có thể tìm và gỡ được những nút thắt khó khăn trong việc phát triển văn hóa.

Vừa qua, Việt Nam có sửa đổi Luật điện ảnh theo hướng công nghiệp văn hóa, đưa hơi thở mới phát huy những giá trị sáng tạo vào văn hóa từ những nội lực, tiềm năng văn hóa nghệ thuật của đất nước, để tạo những giá trị không chỉ trong lĩnh vực văn hóa mà còn lan tỏa sang các lĩnh vực khác. Việc sửa đổi Luật điện ảnh được kỳ vọng sẽ trở thành một điển hình tốt để sửa đổi các luật khác theo hướng phát huy những lợi thế văn hóa dân tộc, tạo điều kiện phát triển không chỉ cho những lĩnh vực văn hóa nghệ thuật mà cả các lĩnh vực khác.

Trên thế giới, có nhiều nước không có Bộ Văn hóa, nhưng thông qua chính sách cởi mở, họ tạo ra môi trường tích cực giúp cho sự phát triển văn hóa của quốc gia để văn hóa lan tỏa sức mạnh sang nhiều lĩnh vực. Trong thời gian tới, Quốc hội Việt Nam cũng sẽ có những hành động cụ thể hơn, không chỉ là ban hành luật pháp liên quan đến văn hóa, chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, hay những giám sát về văn hóa mà cả những yếu tố khác có liên quan như luật thuế, luật đất đai, luật sử dụng tài sản công, luật đối tác công tư… để tạo ra môi trường thuận lợi, hỗ trợ cho sự phát triển văn hóa. Đó là những gì mà các đại biểu Quốc hội của chúng ta mong muốn, và sẽ góp phần tích cực hơn nữa trong phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn sắp tới.

Lan tỏa thông điệp của Việt Nam ra nghị viện thế giới

Ông có cảm nhận gì khi tham gia Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu?

Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu là sự kiện hết sức quan trọng của Đảng, Nhà nước và Quốc hội trong năm 2023.

Tầm quan trọng của Hội nghị thể hiện ở sự tham dự của hơn 500 nghị sĩ trên khắp thế giới. Nghị sĩ chính là các nhà lập pháp, đóng vai trò tham mưu và đưa ra các quyết định quan trọng ở các quốc gia, từ đó các quốc gia lại có những quyết định phù hợp với sự phát triển và xu hướng chung của toàn thế giới.

Dù là những người vô cùng bận rộn với nghị trình của quốc gia mình nhưng các nghị sĩ vẫn dành thời gian tham dự sự kiện bởi nội dung và chủ đề của Hội nghị đã đáp ứng đúng nhu cầu trao đổi và chia sẻ thông tin của họ. Các chủ đề mà Việt Nam đưa ra cũng là chủ đề đang rất được quan tâm. Qua việc các phiên thảo luận rất sôi nổi, thường xuyên vượt quá thời gian, nhưng vẫn còn rất nhiều góp ý, tranh luận chứng tỏ, đây là sự kiện được đặc biệt quan tâm và quan trọng đối với các nghị sĩ trẻ các nước.

Đó cũng là lý do tại sao Việt Nam rất coi trọng sự kiện này. Một lần nữa, vai trò của Việt Nam lại được nhấn mạnh qua những thông điệp, hình ảnh, quan điểm mà các đại biểu của Việt Nam đưa ra tại hội nghị, qua đó góp phần thể hiện sự phát triển của đất nước ở một tầm vóc và vị thế mới.

Qua trao đổi của tôi với các nghị sĩ trẻ các nước, họ đều cảm ơn Việt Nam, ngoài việc nội dung thảo luận và chủ đề hội nghị khiến họ thích thú mà những trải nghiệm ở Việt Nam, công tác tổ chức, thái độ trọng thị, hiếu khách và các hoạt động liên quan khác khiến họ rất hài lòng. Điều này cho thấy công tác tổ chức sự kiện của chúng ta rất tốt, chuyên nghiệp, đáp ứng được yêu cầu tổ chức các sự kiện quốc tế lớn. Đây cũng là niềm tự hào của người dân và của cả Quốc hội Việt Nam.

Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn trả lời phỏng vấn TG&VN tại Hội nghị. (Ảnh: Hoàng Bích)
Ông Bùi Hoài Sơn trả lời phỏng vấn TG&VN tại Hội nghị. (Ảnh: Hoàng Bích)

Đánh giá của ông về những đóng góp của đoàn đại biểu Việt Nam tại Hội nghị lần này?

Các nghị sĩ trẻ của Việt Nam rất năng động, tích cực tham gia vào các phiên thảo luận. Họ nhận được sự trân trọng từ phía các nghị sĩ trên toàn thế giới.

Sự tham gia của Việt Nam tại sự kiện một lần nữa khẳng định sự trưởng thành của các nghị sĩ trẻ của chúng ta nói riêng và Quốc hội nói chung trong việc đưa tiếng nói, sáng kiến của Việt Nam vào chương trình nghị sự của các tổ chức trên thế giới, đặc biệt là các nghị viện.

Tiếng nói phong phú, đa dạng, có sức mạnh của các đại biểu Việt Nam thực sự nhận được sự quan tâm của Ban tổ chức cũng như của toàn bộ các nghị sĩ trẻ tại Hội nghị.

Hy vọng rằng, những thông điệp này sẽ lan tỏa nhiều hơn đến nghị viện trên thế giới, từ đó, giúp chúng ta định hình rõ nét thêm vị thế mới của đất nước.

Xin cảm ơn ông!

Toàn văn phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Lễ khai mạc Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9

Toàn văn phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Lễ khai mạc Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9

Ngày 15/9, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Chủ tịch Quốc hội đã phát biểu tại Lễ khai mạc Hội nghị Nghị sĩ trẻ ...

Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9: Trao đổi thực chất và hiệu quả để cải thiện những vấn đề chung của thế giới

Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9: Trao đổi thực chất và hiệu quả để cải thiện những vấn đề chung của thế giới

Ngày 15/9, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Lễ khai mạc Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 đã chính thức ...

Đại biểu IPU đánh giá cao Chủ nhà Việt Nam tổ chức Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9

Đại biểu IPU đánh giá cao Chủ nhà Việt Nam tổ chức Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9

Ngay từ các sự kiện khởi động trong chuỗi hoạt động của Hội nghị, bạn bè quốc tế đến từ IPU, các tổ chức quốc ...

Nghị sĩ trẻ chia sẻ bài học kinh nghiệm và sáng kiến chuyển đổi số trong thúc đẩy các Mục tiêu phát triển bền vững

Nghị sĩ trẻ chia sẻ bài học kinh nghiệm và sáng kiến chuyển đổi số trong thúc đẩy các Mục tiêu phát triển bền vững

Tiếp tục chương trình làm việc của Hội nghị, trưa 15/9, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, phiên thảo luận chuyên đề ...

Toàn văn Tuyên bố Hội nghị của Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9

Toàn văn Tuyên bố Hội nghị của Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9

TG&VN xin giới thiệu toàn văn Tuyên bố Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9.

Đọc thêm

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đề nghị thu phí ETC tại các sân bay

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đề nghị thu phí ETC tại các sân bay

ACV vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải liên quan tới việc triển khai thu phí không dùng tiền mặt và thu tự động không dừng tại ...
Tấm vé cuối cùng vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia về tay nam sinh Hải Phòng

Tấm vé cuối cùng vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia về tay nam sinh Hải Phòng

Nguyễn Trọng Thành (học sinh Trường THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng) giành được tấm vé cuối cùng vào trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia.
ASIAD 19: Đội cờ tướng Việt Nam xuất sắc vào chung kết, đối đầu đội chủ nhà Trung Quốc

ASIAD 19: Đội cờ tướng Việt Nam xuất sắc vào chung kết, đối đầu đội chủ nhà Trung Quốc

Với chiến thắng trước Macau, đội tuyển cờ tướng nam nữ hỗn hợp Việt Nam đã giành vé vào chung kết, thi đấu với Trung Quốc vào 18h tối nay.
Dự định huấn luyện binh sĩ cho Ukraine, Anh bị Nga ra cảnh báo 'gắt'

Dự định huấn luyện binh sĩ cho Ukraine, Anh bị Nga ra cảnh báo 'gắt'

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga cảnh báo các quân nhân Anh thực hiện công tác huấn luyện cho binh sĩ ở Ukraine sẽ là mục ...
Tanzania khánh thành Kho lưu trữ kỹ thuật số mang tên chính trị gia kỳ cựu Salim Ahmed Salim

Tanzania khánh thành Kho lưu trữ kỹ thuật số mang tên chính trị gia kỳ cựu Salim Ahmed Salim

Tổng thống Tanzania chủ trì lễ khánh thành Kho lưu trữ kỹ thuật số Salim Ahmed Salim, với mục đích bảo tồn di sản lãnh đạo của vị cựu Thủ ...
Rực rỡ sắc màu Carnaval Thu Hà Nội

Rực rỡ sắc màu Carnaval Thu Hà Nội

Sáng 1/10, tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm đã diễn ra Carnaval Thu Hà Nội với quy mô 1.500 người.
Khai mạc Tuần lễ Văn hóa, Du lịch và Xúc tiến thương mại Lễ hội mùa Thu Côn Sơn – Kiếp Bạc 2023

Khai mạc Tuần lễ Văn hóa, Du lịch và Xúc tiến thương mại Lễ hội mùa Thu Côn Sơn – Kiếp Bạc 2023

Tối 30/9, Tuần lễ Văn hóa, Du lịch và Xúc tiến thương mại Lễ hội mùa Thu Côn Sơn – Kiếp Bạc 2023 đã chính thức khai mạc.
Bánh mì tí hon nổi tiếng Huế, chỉ 5.000 đồng hút khách du lịch

Bánh mì tí hon nổi tiếng Huế, chỉ 5.000 đồng hút khách du lịch

Dù kích thước nhỏ bằng nửa bàn tay, món bánh mì “tí hon” này nhanh chóng trở thành thức quà bình dân, lạ miệng hút khách thưởng thức khi đến xứ Huế mộng mơ.
9 tháng đầu năm, du lịch Việt Nam đón nhiều tín hiệu tích cực

9 tháng đầu năm, du lịch Việt Nam đón nhiều tín hiệu tích cực

Trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam đã đón gần 9 triệu lượt khách du lịch quốc tế, nhiều thị trường phục hồi tích cực.
Cao Bằng: Sẵn sàng cho chương trình khai mạc Tuần Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2023

Cao Bằng: Sẵn sàng cho chương trình khai mạc Tuần Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2023

Tuần lễ Văn hoá thể thao và du lịch Cao Bằng với chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao đặc sắc, hứa hẹn mang lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách.
Khai mạc Festival Chí Linh-Hải Dương năm 2023 với chủ đề 'Tinh hoa hội tụ - Khát vọng tỏa sáng'

Khai mạc Festival Chí Linh-Hải Dương năm 2023 với chủ đề 'Tinh hoa hội tụ - Khát vọng tỏa sáng'

Tối 28/9, Festival Chí Linh-Hải Dương năm 2023 đã chính thức khai mạc với chủ đề 'Tinh hoa hội tụ - Khát vọng tỏa sáng'.
Thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Ngày 28/9, tại Hà Nội, Hiệp hội du lịch Việt Nam đã ký kết hợp tác với Tổng cục Du lịch Hàn Quốc để thúc đẩy du lịch giữa hai nước.
Đan Mạch: Đất nước 'bé hạt tiêu'

Đan Mạch: Đất nước 'bé hạt tiêu'

Nước Đan Mạch ở tít phương trời Bắc Âu có thể được gọi là đất nước kỳ diệu hoặc đất nước 'nhỏ mà to lớn'.
Giới thiệu bộ sách 'Thế giới tương lai' và giao lưu cùng tác giả Julie Lardon

Giới thiệu bộ sách 'Thế giới tương lai' và giao lưu cùng tác giả Julie Lardon

Nhân chuyến thăm Việt Nam của tác giả Julie Lardon, Viện Pháp tại Việt Nam phối hợp cùng Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức chuỗi sự kiện tọa đàm và giao lưu.
Đại Từ điển Giáo khoa Czech-Việt: Thành tựu 10 năm của người Việt tại Czech

Đại Từ điển Giáo khoa Czech-Việt: Thành tựu 10 năm của người Việt tại Czech

Lễ kỷ niệm 10 năm ra mắt tập đầu tiên bộ Đại Từ điển Giáo khoa Czech-Việt đã được tổ chức tại thủ đô Prague (Czech).
Mười hai thế kỷ văn học Nhật Bản [Kỳ cuối]

Mười hai thế kỷ văn học Nhật Bản [Kỳ cuối]

Đại diện thời kỳ này phải kể đến Nakagami Kenji và Matsumoto Seicho - một nhà văn sinh ra sau chiến tranh và người kia viết văn sau chiến tranh.
Mười hai thế kỷ văn học Nhật Bản [Kỳ 7]

Mười hai thế kỷ văn học Nhật Bản [Kỳ 7]

Nhật Bản có truyền thống văn học nữ giới phát triển từ thế kỷ XI, sau đó lắng đi từ thế kỷ XIII đến thời Minh Trị cuối thế kỷ XIX mới phục hồi.
Cuốn sách song ngữ về chuyến thăm đầu tiên của lãnh tụ Fidel Castro tới Việt Nam

Cuốn sách song ngữ về chuyến thăm đầu tiên của lãnh tụ Fidel Castro tới Việt Nam

Hãng Thông tấn Prensa Latina tại Cuba vừa ra mắt cuốn sách 'Fidel Castro - Vì Việt Nam, nguyện hiến dâng cả máu! (Fidel Castro - Nuestra Sangre Por Vietnam)'
Rực rỡ sắc màu Carnaval Thu Hà Nội

Rực rỡ sắc màu Carnaval Thu Hà Nội

Sáng 1/10, tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm đã diễn ra Carnaval Thu Hà Nội với quy mô 1.500 người.
Làm mới các thể cách hát nói của nghệ thuật Ca trù

Làm mới các thể cách hát nói của nghệ thuật Ca trù

Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Thể lệ cuộc thi sáng tác lời thơ mới cho các thể các hát nói trong Ca trù trên địa bàn TP. Hà Nội ...
Lễ Nhảy lửa của người Pà Thẻn lần thứ hai được ghi danh Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ Nhảy lửa của người Pà Thẻn lần thứ hai được ghi danh Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Huyện Lâm Bình, Tuyên Quang sẽ tổ chức lễ đón nhận Bằng ghi danh Lễ Nhảy lửa của người Pà Thẻn, xã Hồng Quang là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.
Phát huy giá trị tài liệu Mộc bản triều Nguyễn trong thời đại số

Phát huy giá trị tài liệu Mộc bản triều Nguyễn trong thời đại số

Triển lãm 'Không gian Mộc bản triều Nguyễn' đã được tổ chức tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà: Mô hình mẫu về quản lý di sản liên tỉnh

Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà: Mô hình mẫu về quản lý di sản liên tỉnh

PGS.TS. Lê Thị Thu Hiền chia sẻ với TG&VN xoay quanh câu chuyện Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà vừa được vinh danh Di sản thiên nhiên thế giới.
Trải nghiệm Tết Trung Thu xưa tại Khu Di sản Hoàng Thành Thăng Long

Trải nghiệm Tết Trung Thu xưa tại Khu Di sản Hoàng Thành Thăng Long

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội vừa giới thiệu các mẫu đèn Trung Thu cổ bị thất truyền qua chương trình 'Vui Tết Trung Thu' năm 2023.
Phiên bản di động