Đại biểu Quốc hội: Văn hóa học đường chưa được quan tâm đúng mức

Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội sáng 31/5 tại Quốc hội, nhiều ĐBQH đặt vấn đề về bạo lực học đường.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại biểu quốc hội: Trước khi dạy bảng cửu chương nên dạy 'xin lỗi', 'cảm ơn'
Đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Quyên Thanh cho rằng văn hóa học đường chưa được quan tâm đúng mức.

Trong đó, Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) chia sẻ: "Ai cũng từng trải qua giai đoạn là học sinh, ai cũng muốn hòa đồng, muốn được động viên, muốn được thể hiện bản thân, học sinh có học lực yếu thì thường có xu hướng bạo lực".

Theo Đại biểu Cảnh, trẻ nào cũng có năng khiếu về một số lĩnh vực nào đó, không giỏi Toán, Lý, Hóa thì Văn, Sử, Địa, không giỏi ngoại ngữ, tin học sẽ nổi trội âm nhạc, hội họa, thể thao. Thầy cô và gia đình cần quan tâm, phát hiện và bồi dưỡng để học sinh nào cũng giỏi được một số môn, được công nhận năng lực.

Từ đó, ông Cảnh đề nghị ngành giáo dục có quy chế giúp học sinh có cơ hội dù là hoạt động cá nhân hay trong nhóm được xuất hiện 1 lần/tháng trước lớp, 1 lần/năm trước trường để thể hiện bản thân, hòa nhập, thỏa mãn mong muốn được công nhận.

Đồng thời, Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh cũng nêu một thực trạng "con cái hay cãi lại lời khuyên của cha mẹ dù là lời khuyên đúng". Ông cho rằng, một trong những lý do là cha mẹ dạy con quá nhiều thứ mà không chọn lựa thứ tự ưu tiên. Nhiều cha mẹ nói con không nghe nhưng cũng lời nói đó thầy, cô nói các em lại vâng lời.

Ông Cảnh cho rằng, đối với trẻ chưa được lễ phép, cha mẹ cần dạy trẻ một cách khoa học. Phụ huynh tránh nói trẻ hỗn, vô lễ mà hướng dẫn trẻ cách làm đúng, vì tính cách ứng xử của trẻ không phải tự nhiên có mà do nghe thấy được từ người lớn.

Dẫn ví dụ trẻ em nước ngoài sau khi học thuộc bài hát ABC lại học tiếp bài hát "Please, sorry, thank you", ông Cảnh đề nghị lớp mầm non sau khi dạy các cháu biết chữ cái ABC cần dạy tiếp cách nói: "Xin vui lòng, xin lỗi, cảm ơn" trước khi học bảng cửu chương hay học lập trình vi tính.

Đề xuất đưa giáo dục giới tính trở thành môn học độc lập

Đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung (đoàn Hải Dương) lại nêu một vấn đề khác những hệ lụy đáng tiếc, đau lòng của quan hệ tình dục tuổi vị thành niên dù không phải là chuyện mới.

Nữ đại biểu trăn trở: "Mang thai ở tuổi thành niên không chỉ đơn thuần là một vấn đề sức khỏe, điều này còn làm mất đi nhiều cơ hội học tập, lựa chọn của các em trong cuộc sống".

Theo chương trình giáo dục phổ thông mới, nội dung giáo dục giới tính được đưa vào các môn học chính thức bắt buộc lồng ghép trong môn học tự nhiên xã hội từ lớp 1, 2, 3 và chương trình môn Khoa học lớp 4, 5. Ở bậc THCS, nội dung này ở cuối chương trình Sinh học lớp 8.

Đại biểu quốc hội: Trước khi dạy bảng cửu chương nên dạy 'xin lỗi', 'cảm ơn'
Đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung.

Tuy nhiên, theo Đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung, nội dung vẫn còn mỏng, kiến thức mới dừng lại ở lý thuyết, giáo viên còn lúng túng trong triển khai dạy, học sinh mới chỉ hiểu chứ chưa áp dụng để bảo vệ bản thân.

Đại biểu đặt vấn đề, Bộ GD&ĐT cân nhắc, xem xét đưa giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản thành một môn học độc lập, có chương trình riêng, giáo trình riêng, nội dung được thiết kế phù hợp theo sự phát triển của từng lứa tuổi ở mỗi bậc học, ngoài giáo trình chuẩn, khoa học. Người đứng lớp phải là chuyên gia có kinh nghiệm, sẵn sàng tư vấn, giải thích thắc mắc của học sinh.

Trao đổi lại sau đó, Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh (đoàn Vĩnh Long) cho biết, nước ta đang thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, hướng đến học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết.

Thế nhưng hiện nay, bạo lực học đường có những biểu hiện đáng lo ngại, theo ý kiến của ĐB Cảnh, ĐB Dung nêu những việc đau lòng của ngành giáo dục trong thời gian vừa qua phần nào đã nói lên văn hóa học đường chưa được quan tâm đúng mức. Theo đại biểu, vấn đề này có nguyên nhân từ nhiều phía, từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận đây là trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường trong việc xây dựng mối quan hệ trong nhà trường trên cơ sở tình thương, sự bao dung, lòng vị tha, sự thẳng thắn, trung thực và trách nhiệm thông qua các hoạt động diễn ra trong nhà trường, từ bài học chính khóa đến hoạt động ngoại khóa, rèn luyện kỹ năng cho học sinh.

Bà Thanh đề nghị Bộ GD&ĐT cần đẩy mạnh chương trình bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là hiệu trưởng, năng lực tổ chức nhà trường, hiệu trưởng phải có thế giới quan khoa học để hiểu rõ, nắm vững mục tiêu giáo dục...

Cần đẩy mạnh việc tổ chức những chương trình ngoại khóa thiết thực, nhất là hoạt động đối thoại để học sinh lắng nghe và chia sẻ quan điểm, cách nhìn của học sinh về những vấn đề được dư luận quan tâm. Đây là hoạt động bổ ích để xây dựng các mối quan hệ, tạo sự đồng thuận giữa thành viên trong nhà trường.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh nhấn mạnh, cần quan tâm xây dựng tốt mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình. Trong mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình lâu nay đòi hỏi nhiều về trách nhiệm của phụ huynh mà quên rằng phụ huynh cũng cần phải hiểu về mục tiêu của nhà trường, phải có những thông tin minh bạch để tạo niềm tin.

Cần tạo 'vaccine số' cho trẻ em trên mạng xã hội

Cần tạo 'vaccine số' cho trẻ em trên mạng xã hội

Chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam, bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em – Bộ Lao động, Thương Binh ...

Hà Nội hạn chế tối đa hoạt động trải nghiệm ngoại khóa tự phát

Hà Nội hạn chế tối đa hoạt động trải nghiệm ngoại khóa tự phát

Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, không cấm việc tổ chức hoạt động trải nghiệm mang tính tự phát nhưng hạn chế trong điều kiện ...

Tỉnh, thành nào dẫn đầu trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế năm học 2022-2023?

Tỉnh, thành nào dẫn đầu trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế năm học 2022-2023?

Năm học 2022-2023, Hà Nội khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế với ...

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo mong đại biểu ủng hộ việc tăng phụ cấp ưu đãi cho nhà giáo

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo mong đại biểu ủng hộ việc tăng phụ cấp ưu đãi cho nhà giáo

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Kim Sơn đưa ra ý kiến tại cuộc họp phiên toàn thế lần thứ 5 ...

(theo Vietnamnet)
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 18/2/2025: Bảo Bình gặp nhiều may mắn

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 18/2/2025: Bảo Bình gặp nhiều may mắn

Tử vi hôm nay 18/2/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 18/2/2025, Lịch vạn niên ngày 18 tháng 2 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 18/2/2025, Lịch vạn niên ngày 18 tháng 2 năm 2025

Lịch âm 18/2. Lịch âm hôm nay 18/2/2025? Âm lịch hôm nay 18/2. Lịch vạn niên 18/2/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Đối ngoại trong tuần: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng dự WGS 2025, hoạt động song phương tại UAE; vun đắp mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào

Đối ngoại trong tuần: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng dự WGS 2025, hoạt động song phương tại UAE; vun đắp mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 10-17/2.
Giá vàng hôm nay 18/2/2025: Giá vàng tăng vọt, ‘tự vệ’ trước nguy cơ căng thẳng thương mại và động thái từ Trung Quốc, vàng nhẫn theo đà đi lên

Giá vàng hôm nay 18/2/2025: Giá vàng tăng vọt, ‘tự vệ’ trước nguy cơ căng thẳng thương mại và động thái từ Trung Quốc, vàng nhẫn theo đà đi lên

Giá vàng hôm nay 18/2/2025, Giá vàng tăng, lo ngại về chiến tranh thương mại, được hỗ trợ bởi động thái tăng mua của Trung Quốc. Giá vàng nhẫn tăng.
Giá tiêu hôm nay 18/2/2025: Thị trường trong nước chưa thể khởi sắc, các bên vẫn chờ đợi đợt ra hàng vụ mới

Giá tiêu hôm nay 18/2/2025: Thị trường trong nước chưa thể khởi sắc, các bên vẫn chờ đợi đợt ra hàng vụ mới

Giá tiêu hôm nay 18/2/2025 tại thị trường trong nước ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 157.000 – 160.000 đồng/kg.
Lệnh trừng phạt khắc nghiệt của Mỹ với dầu Nga phản tác dụng, ông Trump liền tung 'bom tấn'

Lệnh trừng phạt khắc nghiệt của Mỹ với dầu Nga phản tác dụng, ông Trump liền tung 'bom tấn'

Trước khi rời nhiệm sở, ông Joe Biden đã áp dụng lệnh trừng phạt với Nga, nhắm mục tiêu cụ thể vào ngành vận tải biển và ngành dầu mỏ.
Cháy nhà 4 tầng cho thuê trọ tại TP. Hồ Chí Minh

Cháy nhà 4 tầng cho thuê trọ tại TP. Hồ Chí Minh

Căn nhà 4 tầng ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh xảy ra cháy với khói bốc nghi ngút khiến gần 20 người thuê trọ hoảng loạn tìm cách thoát ra ngoài.
Năm 2025, giấy phép lái xe hạng B1, B2 được cấp đổi sang giấy phép lái xe hạng gì?

Năm 2025, giấy phép lái xe hạng B1, B2 được cấp đổi sang giấy phép lái xe hạng gì?

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc về năm 2025, giấy phép lái xe (bằng lái xe) hạng B1, B2 được cấp đổi sang giấy phép lái xe hạng gì?
Singapore tăng phạt tiền và trừ điểm đối với lỗi vi phạm giao thông nhằm hạn chế tai nạn

Singapore tăng phạt tiền và trừ điểm đối với lỗi vi phạm giao thông nhằm hạn chế tai nạn

Kể từ ngày 1/1/2026, tổng số tiền xử phạt và các mức trừ điểm sẽ được tăng lên đối với các hành vi vi phạm tốc độ khi điều khiển phương tiện giao thông trên ...
Sinh viên Nhật Bản trao tặng xe lăn miễn phí cho trẻ khuyết tật Việt Nam

Sinh viên Nhật Bản trao tặng xe lăn miễn phí cho trẻ khuyết tật Việt Nam

Câu lạc bộ Rotaract, Đại học Chuo đã trao tặng cho 9 trẻ thuộc Hội Gia đình trẻ em và người bại não Việt Nam và 1 trẻ khuyết tật tại Quảng Ninh.
Bão tuyết ở Thụy Điển khiến hơn 100 người nhập viện và va chạm xe hàng loạt

Bão tuyết ở Thụy Điển khiến hơn 100 người nhập viện và va chạm xe hàng loạt

Trận bão tuyết lớn tấn công miền Đông Thụy Điển ngày 15/2 gây ra hai vụ tai nạn giao thông lớn liên quan hàng chục phương tiện và hơn 100 người phải nhập viện.
Tuyết dày hàng mét phủ trắng Hokkaido (Nhật Bản)

Tuyết dày hàng mét phủ trắng Hokkaido (Nhật Bản)

Gió mạnh và tuyết rơi dày đặc gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân Nhật Bản. Ít nhất 91 chuyến bay đến và đi từ sân bay New Chitose ở Hokkaido.
Thái Lan: Số ca nhiễm cúm tăng mạnh trong tháng 2/2025

Thái Lan: Số ca nhiễm cúm tăng mạnh trong tháng 2/2025

Bộ Y tế Thái Lan đưa ra cảnh báo về tỷ lệ mắc bệnh cúm đang lây lan nhanh, với 4 tỉnh ở vùng Đông Bắc nước này bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Cách phòng tránh bệnh ung thư qua những vật dụng nhà bếp

Cách phòng tránh bệnh ung thư qua những vật dụng nhà bếp

Huấn luyện viên phục hồi sau ung thư Michelle Patidar thay đổi hoàn toàn không gian bếp sau khi sống sót khỏi căn bệnh quái ác.
Nghiên cứu mới về tác dụng của phô mai đối với triệu chứng tự kỷ

Nghiên cứu mới về tác dụng của phô mai đối với triệu chứng tự kỷ

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc về rối loạn phổ tự kỷ đã phát hiện lợi khuẩn có trong phô mai có thể hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng này.
Ba điều cần tránh khi ăn ốc

Ba điều cần tránh khi ăn ốc

Ốc là nguồn protein dồi dào, nhưng ăn không đúng cách có thể gây nhiễm khuẩn và ngộ độc thực phẩm.
Texas (Mỹ) bùng phát dịch sởi, hầu hết ở trẻ em chưa tiêm phòng

Texas (Mỹ) bùng phát dịch sởi, hầu hết ở trẻ em chưa tiêm phòng

Theo số liệu chính thức mới nhất, cơ quan y tế bang Texas đã ghi nhận 48 ca mắc bệnh sởi.
5 cách uống cà phê giảm mỡ thừa, thải độc tố, hỗ trợ giảm cân

5 cách uống cà phê giảm mỡ thừa, thải độc tố, hỗ trợ giảm cân

Uống cà phê xanh - loại chưa rang hay thêm bột quế, dầu dừa vào cà phê giúp đào thải độc tố, hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ thừa.
Phiên bản di động