Đại dịch Covid-19 đã không thể làm khó cho Việt Nam

Trần Quyên
TGVN. Tờ The Strait Times nhận định, thành tựu kinh tế của Việt Nam là điều mà các nước láng giềng thèm muốn. Việt Nam đã đạt được thành tựu đáng kể về kinh tế cho dù chịu tác động nặng nề của dịch bệnh Covid-19.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại dịch Covid-19 đã không thể làm khó cho Việt Nam
Việt Nam đã ứng phó kịp thời với dịch bệnh và sớm ổn định, phát triển kinh tế. (Nguồn: EPA-EFE)

Tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm 2020 đạt 2,9%, thành tích tốt nhất trong khu vực trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước láng giềng nhìn chung đều ở mức âm.

Thời điểm đột phá

Việt Nam có được thành tích này một phần là nhờ khả năng đối phó kịp thời và hiệu quả với dịch bệnh. Ngay sau khi Trung Quốc công bố những ca nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên, Việt Nam đã huy động người dân cả nước phát hiện và truy vết các trường hợp tiếp xúc với các ca nhiễm.

Trước đợt bùng phát trở lại vào tháng 1 vừa qua, Việt Nam chỉ ghi nhận hơn 1.500 ca mắc Covid-19 và 35 trường hợp tử vong.

Tin liên quan
Bức tranh sáng của kinh tế Việt Nam qua lăng kính các tổ chức quốc tế Bức tranh sáng của kinh tế Việt Nam qua lăng kính các tổ chức quốc tế

Khả năng kiểm soát nhanh chóng dịch bệnh đã cho phép Việt Nam mở cửa kinh tế trở lại vào cuối tháng 4/2020 và tập trung vào tiến trình phục hồi. Giống như ngành du lịch và dịch vụ, ngành sản xuất giai đoạn đầu cũng chịu tác động nặng nề của dịch bệnh.

Tuy nhiên, sau đó, nhu cầu trên toàn thế giới đối với các sản phẩm công nghệ thông tin, sản phẩm tiện ích tại nhà và các sản phẩm khác đã tăng mạnh do tình trạng phong tỏa và việc mọi người phải làm việc và học tập từ xa.

Sự gia tăng nhu cầu này là động lực lớn cho lĩnh vực sản xuất theo hướng xuất khẩu của Việt Nam.

Các nhà phân tích cho rằng, hiện là thời điểm đột phá của Việt Nam và Hà Nội cần phải nắm bắt các cơ hội mà khả năng xử lý dịch bệnh tương đối thành công mang lại.

Các nhà lãnh đạo Việt Nam dường như đang làm đúng điều đó khi đặt ra những mục tiêu kinh tế đầy tham vọng trong kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà một trong số đó là tăng gấp đôi GDP vào năm 2025, so với mức của năm 2020.

Việt Nam cũng duy trì mục tiêu dài hạn từ nước có thu nhập trung bình hiện nay trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: “Chúng ta đặt mục tiêu đến giữa thế kỷ 21 đưa Việt Nam trở thành một nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Việt Nam cũng muốn đẩy mạnh tư nhân hóa các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và gia tăng tỷ lệ các công ty tư nhân trong nền kinh tế từ mức 42% hiện nay lên hơn 50%. Một mục tiêu then chốt khác là nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu bằng việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có chất lượng tốt hơn.

Mặc dù các nhà phân tích lạc quan về khả năng Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và phát triển – thậm chí trở thành hiện tượng thần kỳ tiếp theo ở châu Á, nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc thực hiện một số tham vọng của mình, đặc biệt là tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế.

Những vấn đề khác bao gồm, tình trạng thiếu lao động có tay nghề cao, nhu cầu phải có cơ sở hạ tầng tốt hơn và sự hoạt động kém hiệu quả của các công ty thuộc sở hữu nhà nước.

Những nhân tố thúc đẩy tăng trưởng

Thành công về kinh tế của Việt Nam trong ba thập kỷ qua là kết quả của việc Chính phủ quyết định thực hiện chính sách Đổi mới vào năm 1986 với một loạt cải cách kinh tế và chính trị.

Tiến trình tự do hóa thương mại – với việc gia nhập Khu vực thương mại tự do thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995, ký kết một thỏa thuận thương mại tự do với Mỹ năm 2000 và gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007 – đã thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng trưởng theo hướng xuất khẩu.

Sau đó, Việt Nam còn ký thêm một số thỏa thuận thương mại, trong đó có thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu (EU) có hiệu lực năm 2020 và gia nhập Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) gồm 11 quốc gia và Hiệp định kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) gồm 15 quốc gia.

Thông qua những cải cách trong nước, trong đó có việc bãi bỏ nhiều quy định, Chính phủ Việt Nam đã giảm bớt chi phí kinh doanh. Việt Nam cũng đầu tư nhiều vào giáo dục và cơ sở hạ tầng.

Với sự hỗ trợ của các công ty nước ngoài đang tìm kiếm các lựa chọn thay thế Trung Quốc, Việt Nam đã trở thành trung tâm sản xuất ở khu vực Đông Nam Á khi các nhà sản xuất hàng may mặc và các công ty điện tử khổng lồ thành lập nhà máy ở đây.

Năm 2017, Việt Nam đã trở thành nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất và là nhà xuất khẩu hàng điện tử lớn thứ hai trong khu vực.

Bất đồng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc càng thúc đẩy các công ty nước ngoài chuyển một số bộ phận sản xuất của họ từ Trung Quốc sang các nước như Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng ít nhất 5%/năm từ năm 2010, đạt 7% vào năm 2018 và 2019.

"Hòn đá tảng" tư nhân hóa

Sự gián đoạn đã xảy ra khi dịch bệnh Covid-19 tái bùng phát ở Việt Nam vào tháng 1/2021, cản trở việc mua sắm của người dân trong dịp Tết cổ truyền. Do nền kinh tế Việt Nam hiện phụ thuộc nhiều vào thương mại và đầu tư nước ngoài, nên sự tăng trưởng của nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng từ việc các nước khác xử lý dịch bệnh như thế nào.

Đại dịch Covid-19 đã không thể làm khó cho Việt Nam
Tiến trình tư nhân hóa đã giảm tốc từ năm 2018 và đến nay cơ bản đã dừng lại. (Nguồn: Reuters)

Theo Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, chuyên gia Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak), nếu dịch bệnh không được kiểm soát trên toàn thế giới vào mùa Hè năm nay, thì mức tăng trưởng 4% đến 5% sẽ khả thi hơn đối với Việt Nam.

Mặc dù xử lý tốt dịch bệnh nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức phía trước, như các nhà lãnh đạo đất nước đã thừa nhận tại Đại hội XIII.

“Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức và bất cập. Nền kinh tế chưa có khả năng chống chịu và tự chủ cao, hiệu quả của nhiều doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước còn thấp, tăng trưởng của khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài chưa bền vững” - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bất chấp các nỗ lực tư nhân hóa, các công ty thuộc sở hữu nhà nước vẫn chiếm gần 30% sản lượng kinh tế - như cách đây một thập kỷ - và nắm giữ nhiều khoản nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.

Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp lưu ý rằng, tiến trình tư nhân hóa đã giảm tốc từ năm 2018 và đến nay cơ bản đã dừng lại, do việc tư nhân hóa một số công ty nhà nước vẫn gặp khó khăn.

Các nhà phân tích cho rằng, khả năng thực hiện mục tiêu tăng tỷ lệ các công ty tư nhân tham gia nền kinh tế lên hơn 50% phụ thuộc vào các biện pháp thu hút đầu tư.

Chính phủ Việt Nam cũng mong muốn thu hút đầu tư có chất lượng tốt hơn, nhằm nâng cao vị thế của đất nước trong chuỗi giá trị ở các lĩnh vực có năng suất và thu nhập cao hơn, đồng thời giảm bớt các vấn đề về ô nhiễm.

Một số ngành công nghiệp, như may mặc, đang gây ô nhiễm ở mức độ cao. Phần lớn hoạt động sản xuất của ngành này còn ở trình độ thấp và sử dụng nhiều lao động. Và mặc dù lĩnh vực công nghệ của Việt Nam đang phát triển nở rộ, nhưng phần lớn hoạt động vẫn chỉ dừng lại ở công đoạn lắp ráp sản phẩm với giá trị gia tăng thấp.

Để nâng cao vị thế của mình trong chuỗi giá trị, Việt Nam sẽ cần phải giải quyết một số vấn đề, trong đó có thực trạng thiếu lao động có tay nghề cao.

Đón tin mừng từ các dự án tỷ USD

Đón tin mừng từ các dự án tỷ USD
Kinh tế Việt Nam 2021: Không thể lãng phí một cuộc khủng hoảng

Kinh tế Việt Nam 2021: Không thể lãng phí một cuộc khủng hoảng
Việt Nam sau Đổi mới là một kỳ tích, một ngạc nhiên đầy thú vị

Việt Nam sau Đổi mới là một kỳ tích, một ngạc nhiên đầy thú vị
Chuyên gia Ấn Độ ấn tượng với thành tựu kinh tế của Việt Nam

Chuyên gia Ấn Độ ấn tượng với thành tựu kinh tế của Việt Nam
Kinh tế Việt Nam năm 2021 có thể không đạt được mức tăng trưởng như năm 2020

Kinh tế Việt Nam năm 2021 có thể không đạt được mức tăng trưởng như năm 2020
(theo The Straits Times)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Lịch cúp điện Bến Tre hôm nay ngày 11/1/2025

Lịch cúp điện Bến Tre hôm nay ngày 11/1/2025

Thông tin lịch cúp điện tại Bến Tre theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 11/1/2025.
Cháy rừng lịch sử ở Mỹ: Sức tàn phá như bom hạt nhân, thiệt hại ước tính gần 150 tỷ USD, hơn 10.000 ngôi nhà 'hóa tro bụi'

Cháy rừng lịch sử ở Mỹ: Sức tàn phá như bom hạt nhân, thiệt hại ước tính gần 150 tỷ USD, hơn 10.000 ngôi nhà 'hóa tro bụi'

Hai đám cháy rừng lớn đe dọa thành phố Los Angeles thuộc bang California của Mỹ từ phía Đông và phía Tây đã khiến ít nhất 7 người thiệt mạng.
Ngoại trưởng Italy: Người dân Syria cần có hy vọng về một tương lai hòa bình, ổn định

Ngoại trưởng Italy: Người dân Syria cần có hy vọng về một tương lai hòa bình, ổn định

Ngoại trưởng Antonio Tajani đã chủ trì một cuộc họp tại Rome với các quan chức Bộ Ngoại giao Anh, Italy, Pháp, Đức và Mỹ trước chuyến công du Damascus.
Đặc phái viên LHQ kêu gọi Houthi trả tự do ngay lập tức cho người bị giam giữ

Đặc phái viên LHQ kêu gọi Houthi trả tự do ngay lập tức cho người bị giam giữ

Ngày 9/1, Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) tại Yemen, ông Hans Grundberg, kết thúc chuyến thăm thủ đô Sanaa của nước này.
Ấn phẩm Tết đặc biệt dành cho các gia đình Việt

Ấn phẩm Tết đặc biệt dành cho các gia đình Việt

Cuốn sách 'Nhâm nhi Tết Ất Tỵ' gồm 22 sáng tác thơ, văn, tranh của nhiều tác giả mang đến không khi ấm áp tình thân, niềm vui sum họp.
Nhật Bản mở rộng trừng phạt liên quan đến vấn đề Ukraine

Nhật Bản mở rộng trừng phạt liên quan đến vấn đề Ukraine

Nhật Bản đã bổ sung 12 cá nhân và 33 tổ chức của Nga, Triều Tiên và Gruzia vào danh sách trừng phạt liên quan chiến dịch quân sự tại ...
Một điểm yếu của Mỹ lại chính là 'quân bài mạnh' với Trung Quốc, ông Trump trở lại có lợi hại hơn?

Một điểm yếu của Mỹ lại chính là 'quân bài mạnh' với Trung Quốc, ông Trump trở lại có lợi hại hơn?

Đất hiếm là một trong những nguồn tài nguyên dự kiến ​​bị cuốn vào chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc.
Nợ công của Ukraine bằng 92% GDP, người dân đang thích nghi với xung đột

Nợ công của Ukraine bằng 92% GDP, người dân đang thích nghi với xung đột

Nợ quốc gia của Ukraine vào cuối năm 2024 đã lên tới 7 nghìn tỷ Hryvnia (khoảng 165,1 tỷ USD), tương đương 92% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Nỗ lực bất thành của EU, Nga vẫn đang thu được rất nhiều tiền từ bán thứ này cho châu Âu

Nỗ lực bất thành của EU, Nga vẫn đang thu được rất nhiều tiền từ bán thứ này cho châu Âu

Nỗ lực bất thành của EU, không phải khí đốt, nhưng Nga vẫn đang thu được rất nhiều tiền từ bán nguồn năng lượng này cho châu Âu
Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'

Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'

Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'.
Indonesia 'tính toán' thế nào trong quan hệ với phương Tây, khi chính thức là 'người trong nhà' của BRICS?

Indonesia 'tính toán' thế nào trong quan hệ với phương Tây, khi chính thức là 'người trong nhà' của BRICS?

Indonesia đã chính thức là thành viên BRICS -vậy họ phải 'tính toán' thế nào để không làm các đối tác phương Tây quan trọng phật lòng?
Van khí đốt Nga tới châu Âu bị khóa, Slovakia dọa đáp trả Ukraine, EU 'tố' Moscow phát động cuộc chiến hỗn hợp

Van khí đốt Nga tới châu Âu bị khóa, Slovakia dọa đáp trả Ukraine, EU 'tố' Moscow phát động cuộc chiến hỗn hợp

Slovakia sẽ áp dụng các biện pháp đáp trả Ukraine nếu vấn đề ngừng trung chuyển khí đốt Nga qua quốc gia này không được giải quyết.
Bất động sản: ‘Nhiệt thị trường’ 2025 sẽ tỏa dần đều, nhận định phân khúc điểm sáng, Hà Nội cắt ‘cơn sốt’ đấu giá đất

Bất động sản: ‘Nhiệt thị trường’ 2025 sẽ tỏa dần đều, nhận định phân khúc điểm sáng, Hà Nội cắt ‘cơn sốt’ đấu giá đất

Nhận định phân khúc điểm sáng của thị trường năm 2025, đất đấu giá ngoại thành Hà Nội quay đầu giảm mạnh… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Giá chung cư tăng chóng mặt, vượt xa giá trị thực, nhận định phân khúc sẽ mang lại lợi nhuận tốt nhất năm 2025

Bất động sản: Giá chung cư tăng chóng mặt, vượt xa giá trị thực, nhận định phân khúc sẽ mang lại lợi nhuận tốt nhất năm 2025

Giá chung cư vượt xa giá trị thực, giao dịch vượt nhà phố, căn hộ trung tâm Hà Nội sẽ có lợi nhuận tốt nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Giá địa ốc dễ tăng khó giảm, dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025, bảng giá đất mới ở Hà Nội sẽ có tác động dây chuyền

Bất động sản: Giá địa ốc dễ tăng khó giảm, dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025, bảng giá đất mới ở Hà Nội sẽ có tác động dây chuyền

Giá nhà đất khó giảm, chuyên gia dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhà ở xã hội sẽ bứt phá

Bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhà ở xã hội sẽ bứt phá

Bộ Xây dựng đánh giá thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, phát triển nhà ở xã hội trong cả nước thời gian tới sẽ bứt phá...
Bất động sản: Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư? Chung cư phía Nam ‘ngấm ngầm’ tăng giá, nơi giá đất cao nhất Hà Nội

Bất động sản: Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư? Chung cư phía Nam ‘ngấm ngầm’ tăng giá, nơi giá đất cao nhất Hà Nội

Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư, chung cư phía Nam 'âm thầm' tăng giá… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Thị trường chứng kiến 'nghịch lý' thú vị, các dự án chung cư ở Hà Nội giao dịch tốt, thậm chí 'cháy hàng'… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/1: USD 'đắt đỏ hoàn hảo', EUR xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2022

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/1: USD 'đắt đỏ hoàn hảo', EUR xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2022

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/1 đồng USD được dự đoán sẽ tiếp tục duy trì sức mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/1: USD lấy lại mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/1: USD lấy lại mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/1 ghi nhận đồng USD tăng khi lợi suất trái phiếu Mỹ tiếp tục đi lên.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/1: USD 'hồi sức'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/1: USD 'hồi sức'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/1 ghi nhận đồng USD phục hồi trở lại, trong khi đó, EUR kéo dài đà giảm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1: Thông tin của ông Trump khiến USD lao đốc, EUR 'được đà' tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1: Thông tin của ông Trump khiến USD lao đốc, EUR 'được đà' tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, có thời điểm chạm mốc 107. Trong khi đó, EUR, Nhân dân tệ bật tăng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/1: Lạc quan về đà tăng của USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/1: Lạc quan về đà tăng của USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/1 ghi nhận triển vọng tích cực, sát mốc 109.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1: USD 'phá đỉnh' 2 năm, neo trên mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1: USD 'phá đỉnh' 2 năm, neo trên mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1 ghi nhận đồng USD đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 2 năm trong ngày đầu tiên của năm 2025.
Phiên bản di động