Đại diện Cấp cao USABC: FTA chưa phải là tất cả, sự nỗ lực tự thân sẽ giúp kinh tế Việt Nam bay xa

Linh Chi
Mạng lưới FTA đa dạng, chất lượng cao giống như “đường cao tốc” giúp Việt Nam đến với thế giới nhanh hơn. Tuy nhiên, đi bằng phương tiện, công cụ gì, sử dụng nguyên nhiên liệu, năng lượng thế nào lại phụ thuộc vào người dân và doanh nghiệp.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Bà Bùi Kim Thùy, Đại diện Cấp cao của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN tại Việt Nam (USABC), Thành viên Hội đồng Cố vấn HARVARD-Asia Pacific nhận định như vậy trong cuộc phỏng vấn với phóng viên TG&VN.

Thương mại quốc tế phát triển thì phòng vệ thương mại tăng

Với nhiều FTA được ký kết và thực thi, việc gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) tại nhiều nước, khu vực thị trường xuất khẩu là điều các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt. Bộ Công Thương thông tin, cứ hai tuần, Việt Nam lại phải ứng phó với một vụ việc phòng vệ thương mại. Bà đánh giá thế nào về tình trạng này?

Đại diện Cấp cao USABC: FTA chưa phải là tất cả, sự nỗ lực tự thân sẽ giúp kinh tế Việt Nam bay xa
Bà Bùi Kim Thùy, Đại diện Cấp cao của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN tại Việt Nam (USABC), Thành viên Hội đồng Cố vấn HARVARD-Asia Pacific. (Ảnh: NVCC)

Theo quan điểm của tôi, thực trạng trên là điều bình thường trong thương mại quốc tế. PVTM là một trong những biện pháp tất yếu, được cho phép trong các quy định có liên quan của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Các nền kinh tế hoàn toàn được phép sử dụng các biện pháp PVTM một cách phù hợp với WTO để bảo vệ ngành công nghiệp, nông nghiệp nội địa và người dân của mình

Khi tham gia vào chợ toàn cầu, doanh nghiệp thế giới nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng phải chấp nhận các biện pháp PVTM.

Bên cạnh đó, cùng với sự tăng trưởng và phát triển của thương mại quốc tế, việc gia tăng các biện pháp PVTM cũng là điều tất yếu. Thương mại quốc tế càng phát triển thì các biện pháp phòng vệ thương mại cũng sẽ tăng theo.

Việt Nam có rất nhiều FTA. Tôi đánh giá, trên thế giới, rất ít quốc gia có bản đồ FTA phong phú, đa dạng và bao phủ gần như các nền kinh tế chính, trọng điểm như Việt Nam. Việt Nam cũng là nền kinh tế đang phát triển duy nhất trên toàn cầu có bản đồ FTA đa dạng, phong phú như thế.

Trong ASEAN, Việt Nam đứng thứ hai chỉ sau Singapore về số lượng FTA. Nhưng các FTA của Việt Nam rất thực chất bởi Việt Nam là nền kinh tế toàn diện và đầy đủ. Xét về quy mô có thể chưa lớn, nhưng Việt Nam lại đa dạng ngành nghề nhất. Vì vậy, Việt Nam gặt hái được nhiều “trái ngọt” khi có bản đồ FTA đa dạng.

Như vậy, với nhiều FTA, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh như thế thì đương nhiên, việc các vụ việc PVTM đối với doanh nghiệp Việt Nam tăng là điều bình thường.

Thời gian tới, để hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ việc điều tra áp dụng các biện pháp PVTM, theo bà cần thúc đẩy mạnh mẽ các giải pháp nào?

Thời gian qua, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) đã và đang thực hiện rất tốt các giải pháp PVTM để hỗ trợ, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp đang có hoạt động kinh doanh, sản xuất và đầu tư tại Việt Nam.

Một ví dụ điển hình là Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở Hoa Kỳ đã “phá án” thành công việc Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá đối với mật ong có xuất xứ Việt Nam.

Lúc đầu, mức thuế phía Hoa Kỳ đưa ra rất cao, gần 500%. Với các bằng chứng, lập luận hợp lý chứng minh rằng Việt Nam không bán phá giá, không trợ cấp cho doanh nghiệp xuất khẩu mật ong, phía Hoa Kỳ đã cắt mức thuế giảm còn 58,74% - 61,27%.

Có thể khẳng định, các website về phòng vệ thương mại mà Bộ Công Thương xây dựng rất hữu ích. Chúng tôi đã sử dụng rất nhiều thông tin từ các website này để cung cấp cho các đối tác của USABC. USABC, tôi và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao hệ thống thông tin của Bộ Công Thương.

Trong thời đại số, những số liệu này đóng vai trò quan trọng với doanh nghiệp. Bộ Công Thương và Cơ quan Hải quan Việt Nam đã theo dõi cụ thể, tỉ mỉ các hiện tượng xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp và cảnh báo sớm với những doanh nghiệp có nguy cơ bị kiện PVTM.

Song song với đó, các cơ quan đại diện nước ngoài cũng làm tốt vai trò của mình khi cập nhật thường xuyên các thông tin liên quan đến PVTM về thị trường nội địa. Từ đó, doanh nghiệp kịp thời có bước chuẩn bị tương thích để đáp ứng nhu cầu điều tra của đối tác nước ngoài.

Trên thế giới, rất ít quốc gia có bản đồ FTA phong phú, đa dạng và bao phủ gần như các nền kinh tế chính, trọng điểm như Việt Nam. Việt Nam cũng là nền kinh tế đang phát triển duy nhất trên toàn cầu có bản đồ FTA đa dạng, phong phú như thế.

Để hỗ trợ doanh nghiệp phòng tránh các rủi ro từ các biện pháp phòng vệ thương mại, theo tôi, phải có sự cộng hưởng của hiệp hội, ngành hàng trong việc đưa ra chiến lược kinh doanh cho ngành hàng.

Ngoài ra, cần có chiến lược về giá cho nhóm hàng đó để doanh nghiệp không bị cảm giác “cô đơn” khi ở thị trường nước ngoài và để họ nhận thấy sự ủng hộ bảo vệ từ hiệp hội ngành hàng ngoài cơ quan quản lý.

Thêm vào đó, khoảng 95% số lượng doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Khu vực doanh nghiệp này không có nhiều nguồn lực và thường không có nhân viên pháp lý giỏi để cập nhật thông tin PVTM một cách chính xác kịp thời.

Do đó, thời gian tới, Chính phủ và các cơ quan liên quan cần hỗ trợ có các khóa đào tạo các thông tin về PVTM cho doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Việc hỗ trợ này cần theo hướng “đo ni đóng giày”, hướng dẫn tỉ mỉ, thực chất, thậm chí là cầm tay chỉ việc cho doanh nghiệp sản xuất trong từng ngành hàng, từng địa phương.

Đặc biệt, cần tập trung vào nhóm các doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài tương đồng với hàng hóa được xuất khẩu từ các nước láng giềng với Việt Nam.

Trong bối cảnh mới của kinh tế Việt Nam, việc tận dụng các FTA là rất quan trọng. (Nguồn: Vnfinance)
Việt Nam ngày càng có các doanh nghiệp mạnh, đủ tâm, đủ tài, đủ thực lực để hội nhập thế giới. (Nguồn: Vnfinance)

FTA chưa phải là tất cả

Bà nhìn nhận, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội như thế nào với các FTA?

FTA mang lại rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam. Như nói ở trên, Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển duy nhất trên toàn cầu có nhiều FTA (trong đó có các FTA thế hệ mới) và có nhiều FTA đa dạng với các thị trường đến vậy.

Doanh nghiệp Việt đã hưởng lợi rất nhiều thông qua giảm thuế, nhiều dòng thuế về 0.

Hiện tại, Việt Nam đang sở hữu 3 FTA thế hệ mới, đó là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CTPPP), FTA Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) và FTA Việt Nam-Anh (UKVFTA). Những FTA này hướng tới thương mại công bằng, phát triển bền vững.

Mạng lưới FTA dày đặc, chất lượng cao giống như đường cao tốc giúp Việt Nam đến với thế giới nhanh hơn, tuy nhiên, đi bằng phương tiện, công cụ gì, sử dụng nguyên nhiên liệu, năng lượng thế nào lại phụ thuộc vào người dân và doanh nghiệp.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng, xuất siêu đạt hơn 700 triệu USD. Kết quả này có được một phần nhờ các FTA đang có. Bà đánh giá thế nào về con số này?

Đúng như bạn nói, kết quả trên có được một phần nhờ các FTA, nhưng chưa đủ. Theo quan điểm của tôi, kết quả xuất siêu ấn tượng trên có được bởi ba lý do.

Thứ nhất, sự nỗ lực lớn của các doanh nghiệp Việt Nam. Ngày càng có các doanh nghiệp mạnh, đủ tâm, đủ tài, đủ thực lực để hội nhập thế giới. Hiện tại, có nhiều doanh nghiệp nông sản đã ghi dấu ấn trên thị trường thế giới.

Thậm chí, có những nhóm hàng nhắc đến là nhớ tới Việt Nam như da giày, dệt may, hạt tiêu, hạt điều, cà phê, đồ gỗ nội thất…. Tại thị trường Hoa Kỳ, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc về xuất khẩu dệt may, da giày.

Dù đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế nhưng FTA chưa phải là tất cả. Theo tôi, sự nỗ lực của Chính phủ, người dân và doanh nghiệp, trong đó, có nỗ lực thực hiện FTA một cách hiệu quả, thực chất sẽ giúp nền kinh tế phục hồi và phát triển.

Thứ hai, sự gia tăng, mở rộng đầu tư, sản xuất tại Việt Nam của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI).

Để đạt mức xuất khẩu với con số ấn tượng như 6 tháng đầu năm, có tới 67-71% đến từ nhóm doanh nghiệp FDI, đặc biệt là doanh nghiệp FDI chất lượng cao.

Thứ ba, là các FTA thế hệ mới.

Không thể phủ nhận, bao trùm lên cả ba lý do trên là nỗ lực từ chính chúng ta. Việt Nam đã nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, nỗ lực cắt bỏ những thủ tục rườm rà, ko cần thiết. Cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực ráo riết của Chính phủ thời điểm trong và sau Covid-19.

Thời gian qua, thế giới cũng đánh giá Việt Nam là quốc gia ổn định về mặt chính trị, đất nước hòa bình, chính sách ổn định. Điều này khiến các doanh nghiệp quốc tế cam kết đầu tư lâu dài và bản thân doanh nghiệp Việt cũng yên tâm sản xuất, từ đó, tạo thặng dư thương mại và con số xuất siêu ấn tượng như vậy.

Các FTA sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam phục hồi và phát triển như thế nào trong năm 2022 và xa hơn nữa, thưa bà?

Dù đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế nhưng FTA chưa phải là tất cả. Theo tôi, sự nỗ lực của Chính phủ, người dân và doanh nghiệp, trong đó, có nỗ lực thực hiện FTA một cách hiệu quả, thực chất sẽ giúp nền kinh tế phục hồi và phát triển.

Kết quả “cầm nắm được” rõ nhất của các FTA là cắt giảm thuế và hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ. Tuy nhiên, nếu việc áp dụng tại mỗi điểm thông quan không có sự đồng bộ, thống nhất, doanh nghiệp cũng không được hưởng lợi. Do đó, cắt giảm thủ tục hành chính, giúp thuận lợi hóa thực chất về thương mại là yếu tố cần thiết để kinh tế Việt Nam phát triển hơn.

Vậy, theo bà, để thuận lợi hóa thương mại, vấn đề nào quan trọng nhất?

Về tổng thể, Việt Nam hướng mặt ra đại dương lớn thế giới, tựa lưng vào lục địa lớn nhất thế giới và có vị trí địa chính trị, địa kinh tế vô cùng quan trọng trong ASEAN. Vì vậy, chúng ta cần tận dụng điều này trong thập kỷ tới, nếu không, rất lãng phí.

Với vị thế này, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành trung tâm logistics của khu vực, nhưng để làm được thì phải có chính sách thích hợp, mà quan trọng là chính sách xuất nhập khẩu và thông quan.

Thời gian tới, Việt Nam cần cải thiện tính kết nối giữa các cấp trung ương và địa phương, giữa các bộ ngành… để tránh đứt gãy “chuỗi cung ứng” về mặt văn bản.

Việt Nam cần phải có chính sách thuận lợi hóa thương mại một cách thực chất, nhất là từ cơ quan hải quan, như vậy mới có thể có sự đột phá và tiến nhanh.

Xin cảm ơn bà!

Kinh tế nền tảng - hoạt động tất yếu trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão

Kinh tế nền tảng - hoạt động tất yếu trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão

Đại dịch Covid-19 là thời điểm để các chủ thể của nền kinh tế nhận ra vai trò của kinh tế số và sự cần ...

PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo: Nên kìm nén ham muốn tăng trưởng để ưu tiên ổn định giá cả

PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo: Nên kìm nén ham muốn tăng trưởng để ưu tiên ổn định giá cả

PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Phó Hiệu Trưởng Trường Công nghệ và thiết kế (Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh) nhận định, mỗi ...

(thực hiện)

Bài viết cùng chủ đề

Hội nhập kinh tế quốc tế

Đọc thêm

Lịch cúp điện Sóc Trăng hôm nay ngày 11/5/2024

Lịch cúp điện Sóc Trăng hôm nay ngày 11/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Sóc Trăng theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 11/5/2024.
Kinh tế Anh thoát suy thoái, vượt Đức trong G7

Kinh tế Anh thoát suy thoái, vượt Đức trong G7

Kinh tế Anh tăng 0,6% trong 3 tháng đầu năm 2024, sau 2 quý liên tiếp suy giảm nửa cuối năm 2023.
Đại sứ Israel: Mối quan hệ với Nga thực sự quan trọng

Đại sứ Israel: Mối quan hệ với Nga thực sự quan trọng

Đại sứ Israel tại Nga khẳng định việc đối thoại giữa hai nước rất quan trọng, bao gồm cả những vấn đề mà các bên 'hoàn toàn không nhất trí'.
Harry Kane tự hào về tinh thần thi đấu của Bayern Munich

Harry Kane tự hào về tinh thần thi đấu của Bayern Munich

Harry Kane phá vỡ sự im lặng sau khi Bayern Munich thua ngược Real Madrid, lỡ vé chung kết Champions League, đồng nghĩa trắng tay mọi mặt trận.
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 11/5/2024: Bọ Cạp có vận may sự nghiệp

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 11/5/2024: Bọ Cạp có vận may sự nghiệp

Tử vi hôm nay 11/5/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
XSMN 10/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngày 10/5/2024. xổ số ngày 10 tháng 5. xổ số hôm nay 10/5/2024

XSMN 10/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngày 10/5/2024. xổ số ngày 10 tháng 5. xổ số hôm nay 10/5/2024

XSMN 10/5 - SXMN 10/5. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 10/5/2024. xo so mien nam. kết quả xổ số ngày 10 tháng 5. xổ số ...
Kinh tế Anh thoát suy thoái, vượt Đức trong G7

Kinh tế Anh thoát suy thoái, vượt Đức trong G7

Kinh tế Anh tăng 0,6% trong 3 tháng đầu năm 2024, sau 2 quý liên tiếp suy giảm nửa cuối năm 2023.
Mỹ 'gọi tên' loạt doanh nghiệp Trung Quốc; lĩnh vực chiến lược của Bắc Kinh sắp bị 'vào tầm ngắm’

Mỹ 'gọi tên' loạt doanh nghiệp Trung Quốc; lĩnh vực chiến lược của Bắc Kinh sắp bị 'vào tầm ngắm’

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden có kế hoạch công bố quyết định về thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc ngay trong tuần tới.
Kinh tế Mỹ tốt hơn những gì người dân lo lắng, đang dẫn đường và thúc đẩy đoàn tàu kinh tế toàn cầu

Kinh tế Mỹ tốt hơn những gì người dân lo lắng, đang dẫn đường và thúc đẩy đoàn tàu kinh tế toàn cầu

Giới chuyên gia nhận định, nền kinh tế Mỹ đang hoạt động tương đối tốt, đặc biệt là khi so sánh với hầu hết các nền kinh tế phương Tây khác.
Giá vàng hôm nay 10/5/2024: Giá vàng miếng SJC 'trên trời', càng đấu giá càng cao bởi lý do này; nhà đầu tư không chờ đợi, đổ xô mua vàng

Giá vàng hôm nay 10/5/2024: Giá vàng miếng SJC 'trên trời', càng đấu giá càng cao bởi lý do này; nhà đầu tư không chờ đợi, đổ xô mua vàng

Giá vàng hôm nay 10/5/2024: Giá vàng miếng SJC 'trên trời', càng đấu giá càng cao bởi lý do này; nhà đầu tư không chờ đợi, đổ xô mua vàng vì sao?
Vụ đường ống Dòng chảy phương Bắc: Nga tiếp tục nỗ lực điều tra, Liên hợp quốc tuyên bố bất ngờ

Vụ đường ống Dòng chảy phương Bắc: Nga tiếp tục nỗ lực điều tra, Liên hợp quốc tuyên bố bất ngờ

Nga sẽ tiếp tục nỗ lực đảm bảo một cuộc điều tra công bằng và đúng đắn về vụ nổ đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc.
'Mưa' trừng phạt Nga không đạt hiệu quả như mong muốn, EU nghĩ cách mới, tiếp tục cản trở doanh thu của Moscow

'Mưa' trừng phạt Nga không đạt hiệu quả như mong muốn, EU nghĩ cách mới, tiếp tục cản trở doanh thu của Moscow

EU đang xem xét mở rộng các biện pháp trừng phạt nhằm vào ngành khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga liên quan xung đột tại Ukraine.
Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Không còn hứng thú với chung cư, nhà đầu tư đổ tiền gom đất nền vùng ven; thu hồi hơn 1.400ha đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/5: Bảng Anh nhích nhẹ; có tín hiệu mới từ Mỹ, USD 'lung lay'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/5: Bảng Anh nhích nhẹ; có tín hiệu mới từ Mỹ, USD 'lung lay'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/5 ghi nhận đồng USD suy yếu so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/5: Bảng Anh 'mắc kẹt', Yen Nhật vẫn là tâm điểm chú ý

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/5: Bảng Anh 'mắc kẹt', Yen Nhật vẫn là tâm điểm chú ý

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/5 tăng khi các nhà đầu tư đặt cược vào nền kinh tế Mỹ vượt trội so với các nền kinh tế khác.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5 ghi nhận đồng USD ổn định sau khi dữ liệu thị trường lao động gần đây.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5 ghi nhận USD chứng kiến sự sụt giảm mạnh sau kết quả cuộc họp của Fed.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5 ghi nhận đồng USD tiếp đà giảm, Yen Nhật biến động mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Phiên bản di động